Lịch sử bị tấn công và bạo lực của Điện Capitol

VOV.VN - Trong suốt lịch sử, Điện Capitol là địa điểm chính - nơi Thượng viện và Hạ viện thông qua luật của nước Mỹ, nơi các Tổng thống nhậm chức và đọc thông điệp hàng năm về Nhà nước Liên minh, nhưng đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều sự cố như hỏa hoạn, bị đột nhập, ẩu đả và xả súng…

Hỏa hoạn trong Chiến tranh năm 1812

Việc xây dựng Điện Capitol bởi những người nô lệ da đen chính thức bắt đầu vào ngày 18/9/1793, khi Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đặt viên đá nền đầu tiên. Quốc hội Hoa Hỳ bắt đầu sử dụng Điện Capitol vào năm 1800, khi chính phủ liên bang chuyển từ Philadelphia đến Washington D.C. Giống như nhiều tòa nhà liên bang đầu tiên ở D. C, thiết kế của Capitol dựa trên phong cách tân cổ điển thế kỷ 19, lấy cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Việc xây dựng Điện Capitol tiếp tục cho đến chiến tranh năm 1812, do các hoạt động thời chiến của đất nước buộc công việc phải tạm dừng. Một năm sau cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Anh, quân đội Hoa Kỳ đã phóng hỏa một thành phố ở Canada thuộc địa. Để trả đũa, năm 1814, quân đội Anh đã đốt các tòa nhà liên bang ở Washington D.C, bao gồm cả Nhà Trắng và Điện Capitol.

Ngọn lửa không hủy hoại hoàn toàn Điện Capitol nhưng đã gây thiệt hại đến mức một số thành viên Quốc hội đề nghị chuyển chính phủ liên bang trở lại Philadelphia hoặc đến một thành phố khác. Tuy nhiên, người ta đã xây dựng lại Điện Capitol và tiếp tục mở rộng nó do số lượng các bang và đại diện của họ trong Quốc hội tăng lên (ngày nay, Điện Capitol có diện tích hơn 1,5 triệu feet vuông với hơn 600 phòng).

Bạo lực tại Quốc hội bùng nổ trong thời gian dẫn đến nội chiến

Thời kỳ tiền nổi dậy của Hoa Kỳ được đặc trưng bởi bạo lực chống lại những người da đen bị nô dịch, những người da đen tự do và những người theo chủ nghĩa bãi nô. Đó là thời kỳ mà các tờ báo chống chế độ nô lệ phải đối mặt với bạo lực của đám đông, và vấn đề nô lệ khiến các dân biểu tấn công lẫn nhau.

Một trong những vụ bạo lực nổi tiếng nhất là vụ bắt giữ Charles Sumner. Năm 1856, Preston Brooks - một người nhiệt thành ủng hộ chế độ nô lệ - đã đánh Thượng nghị sĩ chống chế độ nô lệ Charles Sumner gần như bất tỉnh bằng một cây gậy trên sàn Thượng viện. Brooks nói rằng, ông ta chọn tấn công Sumner theo cách này vì không muốn vi phạm luật năm 1839 chống lại các cuộc đấu tay đôi trong Quốc hội, được thông qua một năm sau khi một nghị sĩ đã giết một người khác trong một cuộc đấu tay đôi ở Maryland.

Việc hành hung Sumner không phải là một sự cố cá biệt. Nhà sử học Joanne B. Freeman đã xác định hơn 70 vụ bạo lực xảy ra giữa các dân biểu trong cuốn sách của bà “Cánh đồng máu: Bạo lực trong Quốc hội và Con đường dẫn đến Nội chiến.” Năm 1858, một cuộc giao tranh giữa khoảng 30 dân biểu đã nổ ra tại Hạ viện lúc 2 giờ sáng khi một người miền Nam túm cổ một người miền Bắc.

Năm 1860, các dân biểu ủng hộ chế độ nô lệ đã đe dọa một dân biểu chống chế độ nô lệ bằng súng lục và gậy trong khi ông này phát biểu chống chế độ nô lệ ở Hạ viện. Khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống năm 1860, các bang miền nam đã phản ứng bằng cách ly khai và gây chiến với Liên minh. Các nghị sĩ miền Nam từng làm việc ở Điện Capitol bắt đầu chiến đấu chống lại Liên minh.

Các vụ nổ súng và cài thuốc nổ ở Capitol

Ngoài các cuộc đấu khẩu và đánh nhau giữa các dân biểu, những người không phải là thành viên của Quốc hội đã dùng vũ khí hoặc đặt bom trong khuôn viên Capitol. Ngày 2/7/1915, Erich Muenter - một cựu giáo sư người Đức tại Harvard - đã đặt một gói chứa ba khối thuốc nổ ở Điện Capitol, gần phòng tiếp tân của Thượng viện. Khối thuốc phát nổ vào khoảng nửa đêm trong thời gian Thượng viện đang giải lao. Một sĩ quan cảnh sát Capitol đang làm nhiệm vụ suýt văng khỏi ghế trong vụ nổ, nhưng không ai bị thương.

Người đàn ông sinh ra ở Đức sau đó đã viết một lá thư cho một tờ báo ở Washington, DC nói rằng, y đã đặt chất nổ để phản đối viện trợ thời chiến của Mỹ cho Anh và nói, y hy vọng vụ nổ sẽ "tạo ra đủ tiếng vang lớn hơn những lời kêu gọi chiến tranh”. Sau đó, y đến nhà J.P. Morgan ở Long Island, New York và bắn nhà tài phiệt. Nhờ vết thương không nguy hiểm, nhà tài phiệt sống sót. Muenter bị bắt và bị giam trong tù, nơi vài ngày sau, tự sát.

Ngày 1/3/1954, 4 người Mỹ gốc Puerto Rico đã xả súng ở Hạ viện, làm 5 dân biểu bị thương. Những kẻ tấn công cho biết họ hành động để đòi độc lập cho lãnh thổ Puerto Rico (người Puerto Rico có quốc tịch Hoa Kỳ nhưng không thể bầu cử Tổng thống và không có đại diện biểu quyết trong Quốc hội). Các nghị sĩ bị thương vẫn sống sót, bốn kẻ xả súng nhận án tù. Tổng thống Jimmy Carter đã giảm một trong các bản án của họ vào năm 1977, và khoan hồng cho ba người còn lại vào năm 1979.

Ngày 1/3/1971, một quả bom đã phát nổ trong tòa nhà Capitol. Tuy vụ nổ không làm ai bị thương nhưng đã gây ra thiệt hại khoảng 300.000 USD. Một nhóm tự xưng là Weather Underground đã tuyên bố đứng sau vụ đánh bom và nói rằng họ làm để phản đối cuộc ném bom liên tục do Mỹ tiến hành ở Lào.

Ngày 7/11/1983, một khối thuốc nổ đã xé toạc tầng hai của khu Thượng viện tại Điện Capitol. Thiết bị phát nổ vào buổi tối muộn, không ai bị thương, nhưng gây ra thiệt hại ước tính 250.000 USD. Một nhóm tự xưng là Đơn vị kháng chiến vũ trang (Armed Resistance Unit) sau đó đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nói rằng đó là đòn trả đũa cho các hành động quân sự của Mỹ ở Grenada và Lebanon; bảy người đã bị bắt vì liên quan đến vụ tấn công.

Trong nhiều thập kỷ, ngoài các nguyên nhân chính trị, các cá nhân đã thực hiện các hành vi bạo lực trong khuôn viên Điện Capitol. Những sự cố này bao gồm một vụ xả súng chết người năm 1890 gây ra do mối thù giữa một phóng viên và một cựu nghị sĩ và vụ bắn chết hai sĩ quan cảnh sát Capitol vào năm 1998 bởi một người đàn ông tuyên bố rằng, Hoa Kỳ bị hoành hành bởi nạn ăn thịt người và một căn bệnh hư cấu.

Ngày 6/1/2021 - ngày chính thức hóa kết quả bầu cử Tổng thống, hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Trump tìm cách lật đổ chiến thắng của Tổng thống đắc cử Biden, đã vượt qua các rào cản của cảnh sát và xông vào Điện Capitol, đập vỡ một số cửa sổ để đột nhập hội trường. Theo số liệu ban đầu, một phụ nữ đã bị tử vong do trúng đạn của cảnh sát bên trong Điện Capitol trong tình trạng lộn xộn và một cảnh sát của Capitol đã chết một ngày sau đó vì những vết thương khi đối đầu với những kẻ bạo loạn. Ba người khác chết ở khu vực Điện Capitol sau khi được cấp cứu y tế trong cuộc bạo loạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cựu Chủ tịch Hạ viện kêu gọi đảng Cộng hòa thức tỉnh sau vụ bạo động tại Quốc hội Mỹ
Cựu Chủ tịch Hạ viện kêu gọi đảng Cộng hòa thức tỉnh sau vụ bạo động tại Quốc hội Mỹ

VOV.VN - Cựu Chủ tịch Hạ viện John Boehner, một thành viên đảng Cộng hòa tại bang Ohio kêu gọi đảng này "thức tỉnh", sau khi một đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump vượt qua các hàng rào cảnh sát và tràn vào trụ sở Quốc hội Mỹ.

Cựu Chủ tịch Hạ viện kêu gọi đảng Cộng hòa thức tỉnh sau vụ bạo động tại Quốc hội Mỹ

Cựu Chủ tịch Hạ viện kêu gọi đảng Cộng hòa thức tỉnh sau vụ bạo động tại Quốc hội Mỹ

VOV.VN - Cựu Chủ tịch Hạ viện John Boehner, một thành viên đảng Cộng hòa tại bang Ohio kêu gọi đảng này "thức tỉnh", sau khi một đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump vượt qua các hàng rào cảnh sát và tràn vào trụ sở Quốc hội Mỹ.

Hạ nghị sĩ Mỹ gọi biểu tình bạo động tại khu vực Quốc hội Mỹ là “nỗ lực đảo chính”
Hạ nghị sĩ Mỹ gọi biểu tình bạo động tại khu vực Quốc hội Mỹ là “nỗ lực đảo chính”

VOV.VN - Người biểu tình đã tràn vào cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ, khiến các phiên họp phải tạm dừng, các nghị sĩ sơ tán... Trên mạng Twitter, Hạ nghị sĩ Adam Kinzinger, đại diện bang Illinois gọi đây là “một nỗ lực đảo chính”.

Hạ nghị sĩ Mỹ gọi biểu tình bạo động tại khu vực Quốc hội Mỹ là “nỗ lực đảo chính”

Hạ nghị sĩ Mỹ gọi biểu tình bạo động tại khu vực Quốc hội Mỹ là “nỗ lực đảo chính”

VOV.VN - Người biểu tình đã tràn vào cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ, khiến các phiên họp phải tạm dừng, các nghị sĩ sơ tán... Trên mạng Twitter, Hạ nghị sĩ Adam Kinzinger, đại diện bang Illinois gọi đây là “một nỗ lực đảo chính”.

Các đồng minh châu Âu sốc trước biểu tình bạo lực tại Mỹ
Các đồng minh châu Âu sốc trước biểu tình bạo lực tại Mỹ

VOV.VN - Lãnh đạo các nước đồng minh châu Âu đều lên tiếng bày tỏ việc choáng váng trước cảnh tượng người biểu tình xâm nhập vào tòa nhà Quốc hội Mỹ và đụng độ bạo lực với cảnh sát.

Các đồng minh châu Âu sốc trước biểu tình bạo lực tại Mỹ

Các đồng minh châu Âu sốc trước biểu tình bạo lực tại Mỹ

VOV.VN - Lãnh đạo các nước đồng minh châu Âu đều lên tiếng bày tỏ việc choáng váng trước cảnh tượng người biểu tình xâm nhập vào tòa nhà Quốc hội Mỹ và đụng độ bạo lực với cảnh sát.