Lịch sử đầy chông gai của Ukraine kể từ khi tách khỏi Liên Xô năm 1991

VOV.VN - Nhà nước Ukraine độc lập (tách ra từ Liên Xô) mới tồn tại 3 thập kỷ. Trong quãng thời gian không phải là dài đó, Ukraine đã trải qua rất nhiều chông gai, biến cố, với diễn biến mới nhất là cuộc xung đột với Nga.

Ngày 24/8/2022 là tròn 6 tháng Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Đây cũng là “Ngày Độc lập” của Ukraine.

Ukraine và các nước phương Tây hậu thuẫn họ cho rằng Nga đang thực hiện một cuộc chiến xâm lược vô cớ với mục đích thâu tóm đất đai và xóa bỏ bản sắc dân tộc Ukraine.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Nga giải thích rằng mục đích của “chiến dịch” nói trên là phi quân sự hóa Ukraine nhằm bảo đảm an ninh của nước Nga trước sự mở rộng của khối quân sự NATO và phi phát xít hóa Ukraine, loại bỏ các phần tử dân tộc cực hữu bị Tổng thống Putin coi là mối đe dọa đối với Nga.

Nhân mốc tròn 6 tháng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine, chúng ta cũng nhìn lại lịch sử chính trị của Ukraine kể từ khi nước này tách ra độc lập vào năm 1991:

Giai đoạn Ukraine độc lập mới ra đời

Năm 1991: Leonid Kravchuk - lãnh đạo nước Cộng hòa XHCN Xô viết Ukraine tuyên bố độc lập.

Trong một cuộc trưng cầu ý dân và bầu cử tổng thống, đông đảo người dân Ukraine ủng hộ độc lập và đã bầu Kravchuk làm Tổng thống. Leonid Kuchma kế nhiệm Kravchuk vào năm 1994, khi Ukraine cũng đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình (khi ấy lớn thứ 3 thế giới, kế thừa từ Liên Xô) để đổi lấy các cam đoan an ninh dựa trên sự tôn trọng độc lập, chủ quyền theo Bản ghi nhớ Budapest do Ukraine, Nga, Mỹ và Anh ký.

Năm 2004: Ứng viên Viktor Yanukovich thân Nga đắc cử Tổng thống Ukraine. Tuy nhiên, các cáo buộc gian lận phiếu bầu đã dẫn tới các cuộc biểu tình. Sự kiện này được gọi là “Cách mạng Cam”, với kết quả là việc bầu cử được tổ chức lại. Viktor Yushchenko - cựu Thủ tướng thân phương Tây, được bầu làm Tổng thống.

Năm 2005: Ông Yushchenko lên nắm quyền với cam kết dẫn dắt Ukraine ra khỏi “quỹ đạo” của Kremlin, hướng tới NATO và Liên minh châu Âu. Ông bổ nhiệm cựu lãnh đạo công ty năng lượng Yulia Tymoshenko làm Thủ tướng. Tuy nhiên, sau các cuộc đấu đá nội bộ của phe thân phương Tây, bà Tymoshenko bị cách chức.

Năm 2010: Yanukovich đánh bại Tymoshenko trong một cuộc bầu cử tổng thống. Nga và Ukraine đạt được một thỏa thuận về giá khí đốt để đổi lại việc gia hạn thời gian thuê của hải quân Nga tại một cảng ở Biển Đen, trên bán đảo Crimea.

Ukraine lại nghiêng về phương Tây, Nga quyết định ra tay lần 1

Năm 2013: Chính quyền ông Yanukovich ngừng đàm phán về thương mại và kết nối với EU vào tháng 11, thay vào đó, lựa chọn hồi sinh quan hệ kinh tế với Nga. Động thái này kéo theo nhiều tháng biểu tình rầm rộ ở thủ đô Kiev. Tổng thống Putin khi ấy đã tố cáo phương Tây kích động và ủng hộ các cuộc biểu tình này.

Năm 2014: Các cuộc biểu tình, phần lớn tập trung quanh quảng trường Maidan ở Kiev, biến thành bạo lực. Hàng chục người biểu tình thiệt mạng.  Vào tháng 2 năm đó, Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất ông Yanukovich - người đã bỏ trốn.

Trong vòng vài ngày, các nam giới vũ trang chiếm lĩnh trụ sở Quốc hội của vùng Crimea và kéo cờ Nga lên. Sau cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea vào ngày 16/3,  Nga đã sáp nhập vùng này.

Tháng 4/2014: Lực lượng ly khai thân Nga ở vùng Donbass (miền Đông Ukraine) tuyên bố độc lập. Chiến sự nổ ra và tiếp diễn dai dẳng cho đến năm 2022 bất chấp thường xuyên có các lệnh ngừng bắn.

Tháng 7/2014: Một quả tên lửa đã bắn hạ chiếc máy bay chở khách MH17 trên bầu trời miền Đông Ukraine khi đang trên hành trình bay từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia), khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng. Các điều tra viên cho rằng vũ khí được sử dụng ở đây là của Nga nhưng Nga phủ nhận điều này.

Năm 2017: Tổng thống Petro Poroshenko - một tỷ phú doanh nhân thân phương Tây lên nắm quyền từ tháng 5/2014, đạt một thỏa thuận liên kết với EU về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, người Ukraine cũng có quyền được miễn thị thực khi đi sang EU.

Căng thẳng Ukraine-Nga bùng phát, Tổng thống Putin ra tay lần 2

Năm 2021: Tổng thống Ukraine Zelensky vào tháng 1 kêu gọi Tổng thống Mỹ Biden cho phép Ukraine gia nhập NATO. Nga tập trung quân gần biên giới của Ukraine từ mùa xuân. Nga gọi đây là diễn tập. Đến tháng 12, Nga đưa ra các yêu cầu an ninh chi tiết bao gồm một bảo đảm có tính ràng buộc pháp lý, đó là NATO sẽ từ bỏ mọi hoạt động quân sự ở Đông Âu và Ukraine. Đáp lại, NATO tái khẳng định cam kết chính sách “để ngỏ cửa” đồng thời đề xuất thảo luận “thực dụng” về các mối quan ngại an ninh của Nga.

Năm 2022: Trong một phát biểu trên truyền hình vào ngày 21/2, Tổng thống Putin nói rằng Ukraine là một bộ phận hợp thành của lịch sử Nga, và Ukraine chưa bao giờ có một lịch sử nhà nước thực thụ. Ông nói Ukraine hiện nay do nước ngoài quản lý và chỉ có một chính quyền bù nhìn. Ông Putin sau đó ký các thỏa thuận công nhận độc lập của các vùng ly khai ở miền Đông, rồi điều quân tới đó.

Phương Tây áp thêm các lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga.

Sáng 24/2, Tổng thống Putin phát biểu trên truyền hình, tuyên bố Nga mở “chiến dịch đặc biệt” tại Ukraine. Khi ấy cuộc tấn công của Nga chia làm 3 mũi. Nga sử dụng tên lửa và trọng pháo đánh vào các lực lượng Ukraine và căn cứ không quân của Ukraine. Tổng thống Zelensky sau đó ban hành lệnh tổng động viên./.

>> Xem thêm: Ukraine và Nga: Đổ vỡ khó hàn gắn

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine lo ngại Nga mạnh tay trên chiến trường sau vụ sát hại con gái triết gia
Ukraine lo ngại Nga mạnh tay trên chiến trường sau vụ sát hại con gái triết gia

VOV.VN - Việc con gái một triết gia Nga bị sát hại trong vụ nổ ô tô mới đây đã gây bất ngờ lớn giữa lúc xung đột Ukraine - Nga đang nóng bỏng. Sau sự cố này, Nga tổ chức khởi tố vụ án, còn Ukraine lo ngại Moscow sẽ mạnh tay hơn nữa trên chiến trường.

Ukraine lo ngại Nga mạnh tay trên chiến trường sau vụ sát hại con gái triết gia

Ukraine lo ngại Nga mạnh tay trên chiến trường sau vụ sát hại con gái triết gia

VOV.VN - Việc con gái một triết gia Nga bị sát hại trong vụ nổ ô tô mới đây đã gây bất ngờ lớn giữa lúc xung đột Ukraine - Nga đang nóng bỏng. Sau sự cố này, Nga tổ chức khởi tố vụ án, còn Ukraine lo ngại Moscow sẽ mạnh tay hơn nữa trên chiến trường.

Crimea bị phá ngầm: Tín hiệu Ukraine chuyển sang chiến thuật du kích
Crimea bị phá ngầm: Tín hiệu Ukraine chuyển sang chiến thuật du kích

VOV.VN - Vừa qua đã có nhiều vụ nổ kỳ lạ trên bán đảo Crimea. Mới đây nhất, trụ sở Hạm đội Biển Đen cũng bị tấn công bằng UAV. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, Ukraine đang chuyển sang áp dụng chiến thuật du kích để đáp trả Nga.

Crimea bị phá ngầm: Tín hiệu Ukraine chuyển sang chiến thuật du kích

Crimea bị phá ngầm: Tín hiệu Ukraine chuyển sang chiến thuật du kích

VOV.VN - Vừa qua đã có nhiều vụ nổ kỳ lạ trên bán đảo Crimea. Mới đây nhất, trụ sở Hạm đội Biển Đen cũng bị tấn công bằng UAV. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, Ukraine đang chuyển sang áp dụng chiến thuật du kích để đáp trả Nga.

Ukraine có sai lầm khi từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?
Ukraine có sai lầm khi từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng nếu Ukraine giữ lại kho vũ khí hạt nhân họ từng kế thừa từ Liên Xô thì Nga sẽ không dám tấn công Ukraine như vừa qua. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy.

Ukraine có sai lầm khi từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?

Ukraine có sai lầm khi từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng nếu Ukraine giữ lại kho vũ khí hạt nhân họ từng kế thừa từ Liên Xô thì Nga sẽ không dám tấn công Ukraine như vừa qua. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy.

Xung đột Nga - Ukraine chuyển đổi mạnh không gian hậu Xô viết sau 100 ngày
Xung đột Nga - Ukraine chuyển đổi mạnh không gian hậu Xô viết sau 100 ngày

VOV.VN - Nga và Ukraine đều từng thuộc Liên Xô. Xung đột hiện nay giữa 2 nước đang có tác động mạnh lên khu vực từng là Liên Xô trước đây, làm chuyển hóa các mối quan hệ giữa các nước trong không gian hậu Xô viết cũng như xã hội, chính trị của từng nước.

Xung đột Nga - Ukraine chuyển đổi mạnh không gian hậu Xô viết sau 100 ngày

Xung đột Nga - Ukraine chuyển đổi mạnh không gian hậu Xô viết sau 100 ngày

VOV.VN - Nga và Ukraine đều từng thuộc Liên Xô. Xung đột hiện nay giữa 2 nước đang có tác động mạnh lên khu vực từng là Liên Xô trước đây, làm chuyển hóa các mối quan hệ giữa các nước trong không gian hậu Xô viết cũng như xã hội, chính trị của từng nước.

Xung đột Nga - Ukraine 2022 và quá trình “Liên Xô tan rã kéo dài” (Kỳ 2)
Xung đột Nga - Ukraine 2022 và quá trình “Liên Xô tan rã kéo dài” (Kỳ 2)

VOV.VN - Theo Tiến sĩ Kortunov, xung đột Nga-Ukraine (khởi phát vào tháng 2/2022) là diễn biến cuối cùng trong sự “tan rã kéo dài của Liên Xô” cho tới nay. Và Nga, dù có những thành công trong chính sách đối ngoại 30 năm qua, sẽ gặp muôn vàn trở lực khi cố trở thành một thủ lĩnh của cả khu vực.

Xung đột Nga - Ukraine 2022 và quá trình “Liên Xô tan rã kéo dài” (Kỳ 2)

Xung đột Nga - Ukraine 2022 và quá trình “Liên Xô tan rã kéo dài” (Kỳ 2)

VOV.VN - Theo Tiến sĩ Kortunov, xung đột Nga-Ukraine (khởi phát vào tháng 2/2022) là diễn biến cuối cùng trong sự “tan rã kéo dài của Liên Xô” cho tới nay. Và Nga, dù có những thành công trong chính sách đối ngoại 30 năm qua, sẽ gặp muôn vàn trở lực khi cố trở thành một thủ lĩnh của cả khu vực.

Vì sao Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp tục cứng rắn với Ukraine?
Vì sao Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp tục cứng rắn với Ukraine?

VOV.VN - Phía Nga vẫn chưa tỏ dấu hiệu mềm yếu trong vấn đề Ukraine, khiến Ukraine lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc can thiệp quân sự. Vì sao Nga lại cứng rắn với quốc gia láng giềng phía tây đến như vậy?

Vì sao Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp tục cứng rắn với Ukraine?

Vì sao Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp tục cứng rắn với Ukraine?

VOV.VN - Phía Nga vẫn chưa tỏ dấu hiệu mềm yếu trong vấn đề Ukraine, khiến Ukraine lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc can thiệp quân sự. Vì sao Nga lại cứng rắn với quốc gia láng giềng phía tây đến như vậy?

Chuyên luận chấn động của Tổng thống Putin khẳng định Nga và Ukraine là một dân tộc
Chuyên luận chấn động của Tổng thống Putin khẳng định Nga và Ukraine là một dân tộc

VOV.VN - Trong lúc vẫn còn xung đột tại miền đông Ukraine, Tổng thống Putin đã công bố một bài viết chuyên luận chấn động về Ukraine, trong đó ông sử dụng các lập luận để khẳng định Nga và Ukraine đã và đang là một dân tộc, đồng thời cứng rắn bày tỏ quyết tâm bảo vệ lợi ích của dân tộc Nga.

Chuyên luận chấn động của Tổng thống Putin khẳng định Nga và Ukraine là một dân tộc

Chuyên luận chấn động của Tổng thống Putin khẳng định Nga và Ukraine là một dân tộc

VOV.VN - Trong lúc vẫn còn xung đột tại miền đông Ukraine, Tổng thống Putin đã công bố một bài viết chuyên luận chấn động về Ukraine, trong đó ông sử dụng các lập luận để khẳng định Nga và Ukraine đã và đang là một dân tộc, đồng thời cứng rắn bày tỏ quyết tâm bảo vệ lợi ích của dân tộc Nga.

Ukraine và Nga: Đổ vỡ khó hàn gắn
Ukraine và Nga: Đổ vỡ khó hàn gắn

VOV.VN - Quốc gia Ukraine đang phát động một chiến dịch xóa sổ lịch sử gắn liền với Liên Xô và do vậy đối diện với nhiều mâu thuẫn.

Ukraine và Nga: Đổ vỡ khó hàn gắn

Ukraine và Nga: Đổ vỡ khó hàn gắn

VOV.VN - Quốc gia Ukraine đang phát động một chiến dịch xóa sổ lịch sử gắn liền với Liên Xô và do vậy đối diện với nhiều mâu thuẫn.