Đưa quân tới Afghanistan - Sai lầm tồi tệ nhất của Liên Xô

Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Nửa sau của thập niên 1980 được đánh dấu bằng các cuộc thảo luận về cách chấm dứt cuộc can thiệp ở Afghanistan. Tổng bí thư mới của Liên Xô lúc này là Mikhail Gorbachev, đã quyết tâm rút quân khỏi quốc gia Nam Á.

Kỳ 2: Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan

Lúc đầu, quân đội Liên Xô chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng chính phủ Afghanistan. Tuy nhiên, thực tế buộc họ phải thích nghi với hoàn cảnh.

Trong Chiến tranh Lạnh, quân đội Liên Xô được chuẩn bị chiến đấu với NATO trong cuộc thế chiến thứ ba giả định. Nhưng ở Afghanistan, họ đã bị các nhóm du kích tấn công. Những nhóm này đã gây ra mối đe dọa đối với các đoàn quân tiếp tế của Liên Xô.

“Lực lượng giới hạn” quá nhỏ để kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Afghanistan và lực lượng của chính phủ ở Kabul không đủ mạnh để hỗ trợ. Kết quả là các đơn vị Liên Xô kiểm soát các thành phố lớn và các con đường chính, nhưng ở các khu vực xen kẽ, quân nổi dậy vẫn ngự trị.

Ban đầu, quân du kích Hồi giáo được gọi đơn giản là kẻ cướp, nhưng về sau, họ được biết đến với cái tên “dushman” (“kẻ thù” hoặc “đối thủ” trong phương ngữ địa phương), hoặc một cách kính trọng là “Mujahideen” – tức “chiến binh vì đức tin”. Từ “dushman” thường được rút ngắn thành “dukh” và phát âm giống với từ “linh hồn, ma quái” trong tiếng Nga.

Cuộc chiến với “ma quái” sớm vượt khỏi tầm kiểm soát. Các trận chiến ngày càng khốc liệt, đường sá rải đầy mìn. Để giải quyết vấn đề này, quân đội Liên Xô đã tiến hành các hoạt động quy mô lớn, trong đó họ đã dọn sạch phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, những chiến dịch như vậy không quá thành công.

Hầu như toàn bộ thế giới ủng hộ các nhóm du kích Hồi giáo. Mỹ, Trung Quốc, Pakistan, Iran, cũng như NATO ở châu Âu và các nước Arab đều ủng hộ “dushman” theo một cách nào đó. Có một dòng vũ khí liên tục chảy qua biên giới Pakistan vào Afghanistan.

Dưới chiêu bài chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô, các chỉ huy chiến trường địa phương mới bắt đầu nổi lên, trong đó có Ahmad Shah Massoud. Năm 1982, các chỉ huy chiến trường đã thành lập “Peshawar Seven”, còn được gọi là “Afghan Mujahideen” - một liên minh gồm các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và tôn giáo.

Quân đội Liên Xô thường đột kích vào các vị trí hậu phương của Mujahideen và đó là những chiến dịch cực kỳ hiệu quả về mặt nghệ thuật quân sự, nhưng lại không làm thay đổi cục diện cuộc chiến.

Sau khi Tổng bí thư Leonid Brezhnev qua đời, Yury Andropov lên nắm quyền ở Liên Xô. Ông tin rằng cuộc chiến chỉ là một chú thích khác trong lịch sử Afghanistan và rằng sớm hay muộn, sự phát triển kinh tế và xã hội cũng như các nỗ lực quân sự sẽ chấm dứt cuộc kháng chiến. Đây có lẽ là kịch bản tốt nhất cho Afghanistan, đất nước đang bị chia rẽ bởi những mâu thuẫn nội bộ. Nhưng quan điểm này đã quá lạc quan.

Các cuộc đàm phán với các nước khác không thành công. Các nhà lãnh đạo phe Hồi giáo đối lập muốn lật đổ chính phủ ở Kabul. Chiến tranh tiếp tục diễn ra và ngày càng trở nên bạo lực.

Quân đội Liên Xô đã cố gắng thực hiện Chiến dịch Zavesa (Mạng che mặt) để ngăn chặn vũ khí xâm nhập vào Afghanistan. Chiến dịch này cũng thành công về mặt chiến thuật, binh lính và sĩ quan lập được chiến công đáng kể, quân đội giành được chiến lợi phẩm... nhưng tất cả những điều đó không làm thay đổi được tiến trình lịch sử.

Quyết tâm chấm dứt cuộc chiến

Nửa sau của thập niên 1980 được đánh dấu bằng các cuộc thảo luận về cách dừng cuộc can thiệp. Tổng bí thư mới của Liên Xô lúc này là Mikhail Gorbachev đã quyết tâm chấm dứt cuộc chiến.

Lúc này các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Liên Xô đã thích nghi với địa hình và văn hóa địa phương, thanh niên Afghanistan sang Liên Xô học tập, quân đội địa phương được tái cơ cấu và tăng cường.

Người quản lý tỉnh Baghlan, Mikhail Anisimov, đã nói một cách mỉa mai về “chính sách hôn” mới: ông đã phải thương lượng riêng với các chỉ huy chiến trường ở Baghlan và trong quá trình thực hiện các thỏa thuận này, ông ta đã phải “hôn rất nhiều kẻ cướp”.

Chiến lược đó đã phát huy hiệu quả, việc thực hiện chính sách kinh tế hòa bình ở Baghlan đã mang lại kết quả thực sự. Tuy nhiên, cách tiếp cận này được áp dụng quá muộn.

Nếu tìm ra chiến lược phù hợp sớm hơn, Liên Xô và chính phủ Afghanistan thân Liên Xô đã có thể giành chiến thắng. Nhưng vào thời điểm đó, thiệt hại chính trị đã lớn đến mức tất cả những gì Gorbachev muốn làm là thoát khỏi cuộc chiến ở Afghanistan.

Đến năm 1987, tần suất hoạt động quân sự của Liên Xô giảm dần và binh lính dần dần được rút khỏi Afghanistan.

Tuy nhiên, việc giải quyết xung đột chính trị lại rất khó khăn. Không ai biết tương lai của Afghanistan sẽ như thế nào - điều duy nhất Tổng bí thư Gorbachev có thể làm là đề nghị rút quân.

Tháng 4/1988, một thỏa thuận giải quyết vấn đề chính trị đã được ký kết tại Geneva quy định nghĩa vụ đối với chính phủ Afghanistan, Pakistan, Liên Xô và Mỹ. Điểm mấu chốt của các thỏa thuận này là thời gian biểu chính thức được cho việc rút quân của Liên Xô.

Khi đó, người ta gọi đây là những thỏa thuận “đột phá”, nhưng thực tế lại giống như “đám cưới không cô dâu” vì thủ lĩnh các nhóm du kích không tham gia đàm phán và không có ý định thực hiện các thỏa thuận. Pakistan và Mỹ cũng không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, nhưng Tổng bí thư Gorbachev vẫn quyết tâm rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan.

Lực lượng Liên Xô bắt đầu rời Afghanistan vào năm 1988 và hoàn tất cuộc rút quân vào năm 1989.

Ngày 15/2/1989, những đoàn xe bọc thép chở quân cuối cùng của Liên Xô đã vượt qua con sông ở biên giới giữa Afghanistan và Uzbekistan (khi đó thuộc Liên Xô).

100.000 lính Liên Xô đã rút hết khỏi Afghanistan. Nó không giống như cuộc rút lui của một đội quân bại trận. Các binh sỹ rời đi với nhiều cảm xúc đan xen kỳ lạ: nhẹ nhõm, cảm giác đã hoàn thành nghĩa vụ và… sự luyến tiếc.

Liên Xô rút quân, hòa bình vẫn chưa trở lại Afghanistan

Cuộc chiến kết thúc và quân đội Liên Xô đã rút khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, hòa bình vẫn chưa trở lại đất nước Nam Á này. Nội chiến vẫn tiếp tục diễn ra.

Xung đột nội bộ đã bắt đầu từ trước cuộc can thiệp của Liên Xô và chưa kết thúc sau đó. Cuộc nội chiến đó còn kéo dài và đẫm máu hơn.

Năm 1989, nhiều người cho rằng chính phủ thân Liên Xô của Mohammad Najibullah sẽ không thể kiểm soát tình hình ở Afghanistan. Mujahideen cố gắng chiếm thành phố Jalalabad, nhưng kế hoạch của họ thất bại - quân đội của Najibullah đã đẩy lùi cuộc tấn công mà không có sự trợ giúp của quân đội Liên Xô.

Trên thực tế, Liên Xô tiếp tục cung cấp vũ khí cho chính quyền Najibullah.

Tuy nhiên, vào năm 1991, Liên Xô tan rã và Najibullah mất đi sự hỗ trợ quan trọng. Năm 1992, một cuộc đảo chính khác diễn ra và chế độ của ông đã sụp đổ sau 3 năm tồn tại.

Như thường lệ, bên “chiến thắng” ngay lập tức đấu đá với nhau. Các cựu chỉ huy Mujahideen Ahmad Shah Massoud, Abdul Rashid Dostum và Gulbuddin Hekmatyar quay lưng lại với nhau.

Taliban, một phong trào tôn giáo và chính trị, đã nổi lên. Các thành viên của Taliban thường bị coi là khủng bố. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người Afghanistan coi họ như một lực lượng đổi mới. Sự hỗn loạn đã trao quyền cho bất kỳ lực lượng chính trị nào có khả năng kiểm soát lãnh thổ.

Taliban tiến chậm nhưng chắc chắn về phía Kabul và đánh bại một số chỉ huy. Cuộc chiến chống lại Taliban do Ahmad Shah Massoud, một chỉ huy chiến trường người dân tộc Tajik, lãnh đạo.

Lúc này, nhà nước Nga mới ủng hộ Massoud, người từng là kẻ thù không đội trời chung của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến ở Afghanistan, vì họ không muốn những người cực đoan tôn giáo lên nắm quyền ở quốc gia Nam Á.

Trong khi đó, Taliban đã chiếm được gần như toàn bộ Afghanistan và chiếm giữ Kabul. Tổng thống Najibullah, người đang trốn trong tòa nhà của phái đoàn Liên Hợp Quốc, đã bị treo cổ. Cho đến lúc đó, chỉ có lực lượng đối lập thống nhất của Massoud là vẫn đang chiến đấu chống lại Taliban ở Đông Bắc Afghanistan.

Lực lượng Taliban từ từ tiến về phía Bắc và đến năm 2001 đã kiểm soát hơn 90% lãnh thổ Afghanistan.

Năm 2001, những kẻ khủng bố tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Massoud đã bị giết chỉ một ngày trước vụ tấn công ngày 11/9.

Binh sỹ Mỹ nhanh chóng tràn vào lãnh thổ Afghanistan và cũng rơi vào cái bẫy giống như Liên Xô. Cuộc chiến Afghanistan 2001-2021 lại là một câu chuyện khác. Nó kéo dài 20 năm, kết thúc bằng sự rút lui của toàn bộ lực lượng Mỹ và đồng minh.

Hiện nay, Afghanistan một lần nữa nằm dưới sự kiểm soát của Taliban. Giao tranh vẫn diễn ra - lần này Taliban chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Cuộc chiến từng làm rung chuyển xã hội Liên Xô, đối với Afghanistan chỉ là một phần trong lịch sử của nước này, phần lớn trong đó đầy bạo lực và đẫm máu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Bông huệ trắng” Lydia Litvyak: Nữ phi công thiện chiến của Liên Xô
“Bông huệ trắng” Lydia Litvyak: Nữ phi công thiện chiến của Liên Xô

VOV.VN - Không phải chỉ các nam phi công mới là anh hùng bắn hạ máy bay của phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Các nữ phi công Liên Xô cũng lập được nhiều thành tích bắn hạ máy địch và ghi tên mình vào lịch sử, trong đó có Lidya Litvyak.

“Bông huệ trắng” Lydia Litvyak: Nữ phi công thiện chiến của Liên Xô

“Bông huệ trắng” Lydia Litvyak: Nữ phi công thiện chiến của Liên Xô

VOV.VN - Không phải chỉ các nam phi công mới là anh hùng bắn hạ máy bay của phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Các nữ phi công Liên Xô cũng lập được nhiều thành tích bắn hạ máy địch và ghi tên mình vào lịch sử, trong đó có Lidya Litvyak.

Quá trình Liên Xô đánh bại phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2
Quá trình Liên Xô đánh bại phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2

VOV.VN - Liên Xô đã phải trả giá đắt để giành thắng lợi trước phát xít Đức trong xung đột vũ trang khủng khiếp nhất lịch sử loài người. Hơn 27 triệu công dân Liên Xô đã hy sinh trong cuộc chiến này. Không chỉ vậy, lãnh thổ rộng lớn từ vùng Baltic cho đến Biển Đen đã bị tàn phá.

Quá trình Liên Xô đánh bại phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2

Quá trình Liên Xô đánh bại phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2

VOV.VN - Liên Xô đã phải trả giá đắt để giành thắng lợi trước phát xít Đức trong xung đột vũ trang khủng khiếp nhất lịch sử loài người. Hơn 27 triệu công dân Liên Xô đã hy sinh trong cuộc chiến này. Không chỉ vậy, lãnh thổ rộng lớn từ vùng Baltic cho đến Biển Đen đã bị tàn phá.

Dầu khí làm nồng ấm quan hệ Liên Xô - Tây Đức như thế nào?
Dầu khí làm nồng ấm quan hệ Liên Xô - Tây Đức như thế nào?

VOV.VN - Một thập kỷ sau khi Thế chiến II kết thúc, Liên Xô và Tây Đức thiết lập quan hệ ngoại giao. Các công ty Đức không chỉ có quan hệ kinh tế đôi bên cùng có lợi mà còn giữ vị trí số 1 trong thương mại với Liên Xô đến tận năm 1990. Dầu khí là xúc tác quan trọng trong mối quan hệ đó.

Dầu khí làm nồng ấm quan hệ Liên Xô - Tây Đức như thế nào?

Dầu khí làm nồng ấm quan hệ Liên Xô - Tây Đức như thế nào?

VOV.VN - Một thập kỷ sau khi Thế chiến II kết thúc, Liên Xô và Tây Đức thiết lập quan hệ ngoại giao. Các công ty Đức không chỉ có quan hệ kinh tế đôi bên cùng có lợi mà còn giữ vị trí số 1 trong thương mại với Liên Xô đến tận năm 1990. Dầu khí là xúc tác quan trọng trong mối quan hệ đó.