Liệu nhà máy Trung Quốc có gây ô nhiễm nặng cho Viễn Đông Nga?

VOV.VN - Trung Quốc đang chuyển dần các cơ sở sản xuất ra nước ngoài, trong đó có vùng Viễn Đông Nga. Nước Nga xử sự ra sao trước nguy cơ ô nhiễm?

Các chuyên gia của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) chi nhánh ở Nga đã và đang đánh giá tác động môi trường của việc di dời một số ngành công nghiệp Trung Quốc sang khu vực rừng rậm ở miền đông nước Nga.

Cảng Vladivostok ở Viễn Đông Nga. Ảnh: Flickr.

Đề xuất của Trung Quốc muốn chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp của nước này sang vùng Viễn Đông Nga đã tạo ra những cuộc tranh cãi nảy lửa trong giới chuyên gia.

Những người ủng hộ cho rằng các nguồn đầu tư mới sẽ thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới và tạo ra các lợi ích kinh tế cho Viễn Đông Nga.

Những người hoài nghi thì cho rằng các chi phí về mặt môi trường vượt quá lợi ích nhận được vì các nhà máy được chuyển tới Nga đa phần là thuộc các ngành “làm bẩn môi trường” như luyện kim, sản xuất xi măng, sản xuất chất hóa học – những ngành đe dọa đa dạng sinh học của khu vực vốn có hệ thống sinh thái nước ngọt tinh khiết và các cánh rừng nguyên sinh.

Bộ Phát triển Viễn Đông của Nga đã bác bỏ các quan ngại đó bằng việc khẳng định rằng tất cả các dự án sẽ phải tuân thủ các quy định về môi trường của Nga mà theo họ thuộc vào hàng “nghiêm ngặt nhất thế giới”.

Tuy nhiên các nhà môi trường học không chia sẻ thái độ lạc quan của bộ này.

Kẽ hở

Các luật về môi trường của Nga đã bị suy yếu trong thập niên 2000. Chẳng hạn, người ta bỏ yêu cầu dự án phải có chuyên gia môi trường nhà nước thẩm định trong trường hợp dự án nằm trong khu vực bảo vệ hoặc trên thềm lục địa.

Các nhà máy của người Trung Quốc. Ảnh: china-mike.com.

Đã vậy, việc thực thi các luật môi trường mới, bao gồm cả việc lựa chọn các công nghệ tốt nhất hiện có, chỉ có hiệu lực từ năm 2018. Mà điều này vẫn có thể bị hoãn lại nếu có áp lực từ các nhóm vận động hành lang của các ngành công nghiệp nặng.

Ngoài ra các lãnh thổ Nga thuộc diện ưu tiên phát triển ở vùng Viễn Đông được miễn nhiều quy định về môi trường.

Đối với Trung Quốc, các vấn đề môi trường đã đạt tới một quy mô kinh khủng. Quốc gia Đông Bắc Á này đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, xói mòn đất, và thiếu nước ngọt. Ô nhiễm ở đây nghiêm trọng tới mức làm giảm cả tuổi thọ của người dân Trung Quốc. Các cuộc biểu tình tự phát về môi trường nổ ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc.

Giới chức Trung Quốc không thể lảng tránh vấn đề này được nữa. Năm 2015, chính phủ nước này thông qua một chương trình mới về cải thiện môi trường sinh thái, được thực hiện trong kế hoạch 5 năm, tính từ năm 2016.

Để làm sạch môi trường, nền kinh tế Trung Quốc cần trải qua một quá trình xanh hóa: Áp dụng các công nghệ xanh mới, tái cấu trúc theo hướng phát triển các ngành dựa trên tri thức và sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các nghĩa vụ quốc tế mới về thay đổi khí hậu, để giảm lượng khí thải CO2 đi 60-65% vào năm 2030, điều này đòi hỏi giảm đáng kể việc sản xuất năng lượng bằng than đá.

Liệu Trung Quốc có thể theo đuổi các mục tiêu môi trường này mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế?

Đáng lưu ý là phương Tây từng trải qua giai đoạn “xanh hóa” bằng việc đưa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước kém phát triển như là Trung Quốc và Ấn Độ. Đến lượt mình, Trung Quốc có thể áp dụng “bài” của phương Tây.

Đầu tư của Trung Quốc ở Viễn Đông

Mặc dù đẩy mạnh đầu tư ở mọi nơi trên thế giới, Trung Quốc vẫn chưa đầu tư nhiều vào Viễn Đông Nga nằm cận kề mình. Đầu tư của Trung Quốc ở khu vực này mới chỉ chủ yếu là nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Năm 2005 chính quyền tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) tuyên chiến với nạn đãi vàng ở vùng rừng tự nhiên của tỉnh này do mức độ tàn phá của vấn nạn đó với rừng và hệ thống sinh thái đầm lầy. Vài năm sau, không còn tình trạng đãi vàng ở tỉnh này. Một số doanh nghiệp Trung Quốc quyết định chuyển cơ sở sản xuất sang Viễn Đông Nga, nơi giới chức nới lỏng các quy định về môi trường và giảm nhẹ hình phạt đối với các hoạt động tàn phá môi trường.

Trong ngành lâm nghiệp Nga, các khoản đầu tư của Trung Quốc dùng để mở các nhà máy cưa thô sơ, sản xuất gỗ thô và xuất sang các tỉnh Trung Quốc, ở đó người ta chế biến gỗ thô thành đồ đạc và vật liệu lát sàn.

Có nhiều tài liệu khẳng định các nhà máy cưa nói trên chính là nơi thu mua gỗ quý bị lâm tặc đốn bên trong các cánh rừng gỗ cứng cuối cùng còn lại ở Viễn Đông. Sau khi Trung Quốc quyết định cấm đốn gỗ trong các cánh rừng tự nhiên, áp lực chặt gỗ lập tức gia tăng ở các cánh rừng có mức độ đa dạng sinh học cao ở các vùng lãnh thổ Primorye và Khabarovsk của Nga.

Nga có thể đối phó như thế nào?

Viễn Đông Nga rất giàu tài nguyên thiên nhiên, gồm các loại động thực vật quý hiếm, rừng nguyên sinh, khoáng sản, hệ thống sinh thái nước ngọt tinh khiết và thổ nhưỡng chưa bị ô nhiễm. Đã vậy vùng này lại nằm trong khu vực các nền kinh tế lớn của châu Á-Thái Bình Dương.

Một tầm nhìn chiến lược dài hạn sẽ ngăn ngừa việc hủy hoại vùng này. Tầm nhìn đó không chấp nhận để nơi đây thành trung tâm “chuyển giao các công nghệ” lạc hậu và các cơ sở sản xuất bẩn.

Để tránh tình trạng này, giới chức Nga cần khuyến khích chuyển giao công nghệ hiện đại với cam kết tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao dựa trên các tiêu chuẩn cao về an toàn cho môi trường và con người.

Dựa vào các quy định hiện nay là không đủ. Cần thêm các nỗ lực khác nữa, như:

-  Đẩy mạnh việc thông qua dự luật về quy trình kiểm tra môi trường và đánh giá tác động lên môi trường. Dự luật này bao gồm nội dung tham vấn với người dân địa phương về tác động của dự án lên môi trường.

- Đến năm 2017 phải đạt được tất cả các quy định cần thiết để thực thi luật mới về các công nghệ và tiêu chuẩn tốt nhất.

- Các ngân hàng chính phủ và quỹ đầu tư Nga-Trung phải lựa chọn các dự án thích hợp nhất để đầu tư, với các tiêu chuẩn tốt nhất về công nghệ, đảm bảo hiệu quả năng lượng và ít gây ô nhiễm môi trường.

- Thông tin từ về đánh giá tác động môi trường cần được trình bày bằng tiếng Nga và gửi lên website của công ty đề xuất dự án.

Việc thực hiện các bước trên sẽ giúp giảm nguy cơ các cơ sở sản xuất lạc hậu của Trung Quốc bị đưa về Viễn Đông Nga.

(Bài viết thể hiện góc nhìn của Elena Fedichkina và Evgeny Shvarts – hai cán bộ của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới chi nhánh Nga).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”
Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc
Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc: 40 thành phố cảnh báo ô nhiễm không khí
Trung Quốc: 40 thành phố cảnh báo ô nhiễm không khí

VOV.VN - 40 thành phố ở miền Bắc Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh và Thiên Tân đã công bố cảnh báo trước tình trạng ô nhiễm không khí. 

Trung Quốc: 40 thành phố cảnh báo ô nhiễm không khí

Trung Quốc: 40 thành phố cảnh báo ô nhiễm không khí

VOV.VN - 40 thành phố ở miền Bắc Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh và Thiên Tân đã công bố cảnh báo trước tình trạng ô nhiễm không khí.