Mưu đồ Trung Quốc từ Biển Đông đến thay đổi trật tự Đông Á và thế giới

VOV.VN - Giới chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát Biển Đông chỉ là bước đi đầu tiên của Trung Quốc trong quá trình thực hiện mưu đồ lớn hơn.

Những ngày gần đây, Trung Quốc liên tục quân sự hóa (triển khai tên lửa, điều máy bay, lắp đặt radar…), dân sự hóa (xây trường học, bệnh viện, điều máy bay trở khách du lịch…) tại khu vực Biển Đông. Điều này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi sự khiêu khích vượt quá giới hạn của Trung Quốc.

Thách thức thế giới

Giải thích cho những hành vi của mình, Phó phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh trong buổi họp báo ngày 24/2 lớn tiếng khẳng định: “Việc lắp đặt radar hay các loại vũ khí tại khu vực Biển Đông đã được các nước thực hiện cả chục năm nay. Do đó, Trung Quốc cũng chỉ thực hiện những việc đó trên lãnh thổ của mình”.

Phó phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. (Ảnh: Kyodo)

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn ngấm ngầm xây dựng lực lượng hải quân tinh nhuệ, tăng ngân sách Quốc phòng, thiết kế, chế tạo vũ khí. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, Trung Quốc đang tích cực thiết kế và chế tạo chiếc tàu sân bay thứ 2 sau tàu Liêu Ninh nhưng với qui mô nhỏ hơn (50.000 tấn, tàu Liêu Ninh 67000 tấn) nhằm phát triển thương hiệu tàu sân bay Trung Quốc.

Nhưng theo nhiều nguồn tin khác, Trung Quốc còn đang chế tạo nhiều tàu sân bay khác ở Đại Liên, đảo Trường Hưng, Thượng Hải. Những tàu sân bay này sẽ được quân đội Trung Quốc bố trí sẵn sàng ở đảo Hải Nam để thuận tiện cho việc ứng phó với diễn biến ở Biển Đông, ứng phó với quân đội Mỹ và các nước đồng minh trong đó có Nhật Bản.

Và trên bàn ngoại giao, phủ nhận hành vi đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm lợi ích của các nước của mình. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 23/2, trong cuộc hội đàm tại Washington với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đã khẳng định rằng, phi quân sự hóa tại Biển Đông là nỗ lực chung của các bên và “sẽ tích cực cùng với các nước ASEAN bảo vệ hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông”.

Rõ ràng Trung Quốc một mặt luôn xoa dịu dư luận và các đối tác bằng những lời lẽ thuyết phục, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn hành động xâm phạm lợi ích các nước khác, thách thức thế giới.

Nhật Bản lo ngại , Mỹ phê phán đi ngược lại thỏa thuận Mỹ-Trung

Nhưng dư luận quốc tế, đặc biệt những nước có liên quan tại khu vực Biển Đông, Mỹ, Nhật đã phản bác lý lẽ của Trung Quốc, coi đây là sự ngụy biện, kịch liệt phản đối những hành vi quá đà của Trung Quốc.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhiều lần phát ngôn: “Nhật Bản bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nhất đối với hành vi quân sự hóa tại Biển Đông của Trung Quốc”.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. (Ảnh: Japan Times)

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani khẳng định hành động của Trung Quốc là làm biến đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông, khiến cả cộng đồng quốc tế lo ngại. Trung Quốc cần có những giải thích mang tính minh bạch hơn về hành vi này.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng khẳng định rằng, Nhật Bản không cần “suy nghĩ” khi cử quân đội tham gia vào “Chiến dịch tự do trên không” tại khu vực Biển Đông do Mỹ chủ trì.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung QuốcVương Nghị cũng đã phản đối mạnh mẽ hành vi này và cho rằng, nó đã đi ngược lại phát ngôn của Chủ tịch Tập Cận Bình không quân sự hóa tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận gọi những hành động mà Trung Quốc đã tiến hành gần đây không có gì mới mà chỉ là tiếp tục những hành động đã thực hiện trong vòng 10 năm nay để bảo vệ lãnh thổ của đất nước, không phải là hành vi quân sự hóa.

Và ông Kerry cũng viện dẫn việc Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tại Biển Đông và coi đây là một chứng cớ không thể chối cãi được, mặc dù Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thống nhất với nhau sẽ không có hành vi quân sự hóa nào tại khu vực Biển Đông trong cuộc gặp cấp cao giữa hai bên được tiến hành năm 2015. Trung Quốc phản đối phát ngôn của ông Kerry và khẳng định Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.

Và mặc cho Mỹ có phái tàu tuần tra, Nhật Bản có hỗ trợ mạnh như thế nào với những nước liên quan, Trung Quốc vẫn thao túng khu vực Biển Đông.

Thay đổi trật tự Đông Á và vai trò của Mỹ trên thế giới

Ông Yoji Koda – Nguyên Tư lệnh Lực lượng phòng vệ Hải quân Nhật Bản cho rằng, thời gian qua, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các hành động mang tính khiêu khích và leo thang căng thẳng trên Biển Đông. Những động thái này cho thấy Trung Quốc quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi giá và đây là mục tiêu chiến lược cao nhất của Trung Quốc.

Biển Đông đang trở thành khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới và nếu có xung đột xảy ra trên vùng biển này thì Nhật Bản sẽ là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do có tới 83% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản đi qua đây.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông. (Ảnh: AFP)

Ông Yoji Koda cho biết thêm, vấn đề thực sự nghiêm trọng trên thực địa hiện nay là quá trình Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo để từ đó có thể xây dựng các cảng biển nước sâu, xây dựng các căn cứ quân sự chiến lược nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Việc kiểm soát Biển Đông chỉ là bước đi đầu tiên của Trung Quốc trong quá trình thực hiện mưu đồ lớn hơn.

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản thì việc Trung Quốc tăng cường mở rộng ra phía Biển, đầu tiên là “chiếm Biển Đông” có khả năng sẽ làm thay đổi trật tự của Đông Á. Cùng với thời gian Trung Quốc sẽ tăng cường năng lực tác chiến dần dần từ những khu vực xa lãnh thổ Trung Quốc, biến thành của mình. Sau khi nắm trọn Biển Đông sẽ hoạt động mạnh tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trong khi đó, có nhiều chuyên gia, nhà báo Nhật Bản đã lên tiếng phản đối hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, lo ngại âm mưu khó lường của nước này. Nhà báo Sakurai Yoshiko cho rằng, vấn đề đang xảy ra ở Biển Đông chắc chắn cũng sẽ xảy ra ở khu vực Biển Hoa Đông.

Mục đích “bá quyền” của Trung Quốc bao gồm việc đơn phương xây đảo nhân tạo tại khu vực này là nhằm muốn thay Mỹ đứng số một chỉ đạo cấu trúc của trật tự xã hội. Nếu xảy ra thì điều này sẽ mang lại sự thay đổi cực xấu cho thế giới, không mang lại lợi ích gì cho hòa bình và phát triển của Nhật Bản.

Việc Trung Quốc đang gia tăng quân sự hóa tại Biển Đông khiến cho Trung Quốc và Mỹ như “hai con hổ tranh mồi”.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift cũng đã lên tiếng lo ngại rằng, hành vi của Trung Quốc gần đây cho thấy nước này sẽ có thể thiết lập khu nhận diện phòng không tại Biển Đông, điều mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã yêu cầu Trung Quốc không được thực hiện trong buổi gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào cuối tháng 2 vừa qua.

Đô đốc Swift cho rằng, nếu việc này xảy ra sẽ bùng phát mâu thuẫn và phá vỡ sự ổn định của khu vực. Nhưng lo ngại chỉ là lo ngại khi Trung Quốc vẫn ngang nhiên mở rộng hoạt động tại khu vực này, phớt lờ sự phản đối của Mỹ, Nhật Bản…

Tháng 11/2013 khi Trung Quốc thiết lập Khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Đông, Mỹ cũng chỉ phản đối, tuyệt nhiên không có hành động cụ thể nào, quân đội Mỹ cũng phớt lờ. Và Nhật Bản trong bối cảnh này đã gần như “đơn thương độc mã”, không nhận được “hồi âm” hiệu quả nào từ đồng minh thân cận số một. Do vậy, những hành động đối kháng của Nhật Bản phần nào cũng kém mạnh mẽ.

Bối cảnh hiện tại cho thấy nguy cơ “chấp nhận” hành vi của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế là rất cao. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi  để Trung Quốc rộng đường trong tương lai. Vậy thế giới cần phải làm gì?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?
Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?

VOV.VN - Các nhà phân tích Nga mới đây cho hay, để chống lại “sự bá quyền” của Mỹ, Nga sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp nhiệt tình cho Trung Quốc ở Biển Đông.

Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?

Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?

VOV.VN - Các nhà phân tích Nga mới đây cho hay, để chống lại “sự bá quyền” của Mỹ, Nga sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp nhiệt tình cho Trung Quốc ở Biển Đông.

Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông
Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông

VOV.VN - Philippines sẽ thuê của Nhật Bản 5 máy bay TC-90 nhằm củng cố năng lực của lực lượng hải quân trong việc tuần tra bảo vệ lãnh thổ.

Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông

Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông

VOV.VN - Philippines sẽ thuê của Nhật Bản 5 máy bay TC-90 nhằm củng cố năng lực của lực lượng hải quân trong việc tuần tra bảo vệ lãnh thổ.

Trung Quốc thách thức tuyên bố tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc thách thức tuyên bố tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông

VOV.VN - Ông Vương Nghị ám chỉ rằng, Trung Quốc sẽ không để Mỹ “muốn làm gì thì làm” ở Biển Đông.

Trung Quốc thách thức tuyên bố tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc thách thức tuyên bố tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông

VOV.VN - Ông Vương Nghị ám chỉ rằng, Trung Quốc sẽ không để Mỹ “muốn làm gì thì làm” ở Biển Đông.

Không quân Mỹ sẽ duy trì các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông
Không quân Mỹ sẽ duy trì các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông

VOV.VN - Không quân Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các chuyến bay tuần tra hàng ngày trên Biển Đông.

Không quân Mỹ sẽ duy trì các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông

Không quân Mỹ sẽ duy trì các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông

VOV.VN - Không quân Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các chuyến bay tuần tra hàng ngày trên Biển Đông.

Thế giới 7 ngày: Mỹ- Trung đưa tàu hải quân ra Biển Đông
Thế giới 7 ngày: Mỹ- Trung đưa tàu hải quân ra Biển Đông

VOV.VN -Hải quân Mỹ đưa tàu sân bay và tàu hộ tống tới Biển Đông. Trung Quốc cũng triển khai tàu bám sát. Hai bên không có va chạm gì.

Thế giới 7 ngày: Mỹ- Trung đưa tàu hải quân ra Biển Đông

Thế giới 7 ngày: Mỹ- Trung đưa tàu hải quân ra Biển Đông

VOV.VN -Hải quân Mỹ đưa tàu sân bay và tàu hộ tống tới Biển Đông. Trung Quốc cũng triển khai tàu bám sát. Hai bên không có va chạm gì.