Ngày cuối cùng trong cuộc đời trùm phát xít Đức Hitler

VOV.VN - Hầm ngầm mà Hitler cùng bộ sậu đang trú ẩn chìm trong không khí nặng nề của sự chiến bại. Trước khi tự sát, Hitler tổ chức hôn lễ với người tình.

Cuốn sách mới xuất bản “Hitler’s Last Day: Minute by Minute” của 2 tác giả Jonathan Mayo và Emma Craigie đặc tả từng chi tiết trong 24 tiếng cuối đời của trùm phát xít Đức Adolf Hilter.

Trước thế tiến công như vũ bão của Hồng quân Liên Xô, Hitler bất lực tự giam mình trong boong-ke cố thủ ở Berlin. Đúng một ngày trước khi lìa đời, Hitler tổ chức cưới cô tình nhân 14 năm là Eva Braun. Y cũng viết “di chúc chính trị” và quyết định tự sát cùng vợ mới cưới trong ngày 30/4/1945.

Trùm phát xít Adolf Hitler (trái) và tình nhân Eva Braun

Nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2, VOV.VN xin giới thiệu phần dịch bản tóm tắt những nét chính trong cuốn sách nói trên:

***

Ở độ sâu gần 9m dưới mặt đất, Eva Braun đang chuẩn bị cho lễ cưới của mình. Ngay giờ đây, cô đang ở trong phòng ngủ bên trong boong-ke Quốc trưởng Hitler của chế độ Đức Quốc xã. Người hầu đang giúp tạo kiểu tóc cho cô.

Chỉ một lát sau mái tóc của Eva đã được buộc lên chu đáo. Hiểu rõ tính vị hôn phu Hitler không thích trang điểm nên cô cẩn thận tút tát lại bản thân sao cho trông thật tự nhiên.

Hitler bên cô bạn gái lâu năm Eva Braun

Eva đã chọn được bộ đồ ưng ý để mặc: Một bộ đầm lụa đen mịn và dài, đội giày Ferragamo màu đen, một bộ vòng xuyến có những viên đá quý màu hồng, một vòng cổ topa, và chiếc đồng hồ kim cương đeo tay. Đêm nay, sau 14 năm yêu đương bí mật, cô sẽ kết hôn với người mình yêu.

Đương nhiên Eva không thể tưởng tượng được đám cưới của mình lại diễn ra trong hầm ngầm của Quốc trưởng (Fuhrerbunker), nằm sâu bên dưới khu vườn của Văn phòng Thủ tướng Đế chế cũ ở Berlin. Tuy nhiên, khi ấy những cỗ xe tăng Liên Xô đang đổ về trung tâm thủ đô Đế chế Đức nên nếu tổ chức cưới ở trên mặt đất thì sẽ không an toàn.

Boong-ke Quốc trưởng được bảo vệ bằng một lớp mái dày 3m. Hầm ngầm này thông với một boong-ke cũ hơn nằm ở vị trí cao hơn bằng một cầu thang. Nó cũng có một hành lang dẫn sang hầm của Văn phòng Thủ tướng, nơi có bệnh viện, gara ô tô, và một hệ thống các phòng dành cho các thư ký và sĩ quan. Ở đó có ít nhất một phòng dành cho Eva đi đi lại lại.

Eva đã ở boong-ke này từ hồi tháng 1/1945 và được ưu tiên căn phòng tiện nghi nhất, với các trang thiết bị được kiến trúc sư thiết kế riêng cho cô. Ngoài bàn cùng ghế trang điểm còn có một tủ quần áo, một chiếc giường đơn và một ghế trường kỷ.

Lối vào và tháp thông hơi của boong-ke Hitler
Sơ đồ hầm ngầm "hang sói" của Hitler

Tất cả đồ đạc cũng như áo quần, đồ trang sức, cọ trang điểm của cô được đánh giấu bằng các chữ viết tắt tên cô (E, B).

Khi hoàn tất việc trải chuốt vào lúc nửa đêm, Eva có thể nghe thấy tiếng trọng pháo vang rền của quân Xô viết. Ngay trên đầu cô khoảng 9m, những người đào huyệt đang điềm tĩnh nghênh diện cơn bão lửa đạn chiếu sáng bầu trời đêm. Vào khoảnh khắc đó, họ đang đưa xác của người em rể Eva là Hermann Fegelein xuống một cái huyệt nông. Anh này đã bị hành quyết chừng nửa tiếng trước đó, theo lệnh của chồng chưa cưới của Eva.

Lo cho cô em gái Gretl (khi đó đang mang thai), Eva cầu xin Quốc trưởng tha mạng cho Fegelein. Nhưng Hitler tỏ ra bực mình. Fegelein, sĩ quan chuyên bảo vệ boong-ke bị bắt quả tang vào tuần trước sau khi định trốn chạy cùng tiền bạc, nữ trang và một phụ nữ không phải là vợ mình. Cuối cùng Eva đành phải chấp nhận quyết định xử tử của Hitler.

Tại phòng tổng đài của boong-ke, điện thoại viên Rochus Misch lắng nghe Hans Hofbeck thuộc Cơ quan An ninh Đế chế mô tả lại cảnh hành quyết Fegelein.

Hofbeck diễn lại cảnh mà anh ta mới chứng kiến: Nâng khẩu súng máy lên, nhắm nạn nhân ở độ cao ngang vai rồi “Tằng tằng!”

0h10 sáng 29/4/1945

Adolf Hitler đứng trong phòng họp của boong-ke, tựa người vào chiếc bàn có tấm bản đồ. Y đọc “di chúc chính trị” cho Traudl Junge, một trong 2 thư ký còn lại của mình. Cô thư ký ghi lại lời của Hitler dưới dạng tốc ký.

Ban đầu Junge tỏ ra thích thú. Liệu mình sắp được nghe về lý do quân Đức thua trận chăng? Nhưng Hitler chỉ nói bằng giọng đều đều như mọi khi, khiến Junge thất vọng. Chẳng có tiết lộ nào mới cả, cũng không có sự biện minh hay thú tội nào. Vẫn chỉ những lời lên án đối với người Do Thái mà cô đã nghe đến nhàm tai.

Sau đó Hitler vạch ra một danh sách những bổ nhiệm mới của Đức Quốc xã. Nhưng ngay cả những điều này, Junge cũng thấy vô ích.

Sau khi nghỉ một lát, Hitler bắt đầu đọc để Junge chép di chúc của mình.

Khi tới đoạn kết hôn với Eva, Junge đã bị sốc thực sự. Cho tới trước lúc đó, ông chủ của Junge luôn khăng khăng rằng mình sẽ không bao giờ thành hôn – bởi lẽ phụ nữ có tác động tiêu cực đối với những vĩ nhân.

Hitler đọc tiếp: “Tôi và vợ tôi lựa chọn cái chết để tránh nỗi nhục đầu hàng. Nguyện ước của chúng tôi là thân xác của cả hai sẽ được thiêu tức thì”.

Nghỉ một lát, Hitler bước cách ra xa chiếc bàn đang đứng và nói: “Đánh máy làm 3 bản rồi mang đến cho tôi”.

Người ta đang chuẩn bị phòng họp cho lễ cưới. Năm chiếc ghế được đặt tại chiếc bàn có tấm bản đồ lớn.

Walther Wagner - một vị quan tòa - đến boong-ke để lo công việc giấy tờ pháp lý. Đầy tớ của Hitler, Heinz Linge, nhận thấy Wagner cũng lo lắng như cô dâu.

Khoảng 0h15 sáng 

Robert Ritter von Greim vừa họp với Hitler xong. Ngay giờ đây, với đôi nạng, ông ta phải chật vật mới bước ra khỏi boong-ke được.

Hitler (phải) đang pha trò với trùm tuyên truyền phát xít Goebbels trong bữa ăn ở bên trong boong-ke ngầm dưới lòng đất
Chỉ vài tiếng trước đó, chiếc phi cơ chở ông ta tới Berlin trúng phải hỏa lực cao xạ của quân Nga và ông ta bị thương nặng. Tuy nhiên có một điều an ủi cho ông ta: Hitler mới cất nhắc Greim lên vị trí đứng đầu lực lượng Không quân Đức Quốc xã.

Quyết định bổ nhiệm Greim được thực hiện 4 ngày trước đó. Khi ấy Hitler được biết không quân Đức (Luftwaffe) chẳng chịu làm gì để ngăn chặn quân Liên Xô tiến vào ngoại ô.

Trong nửa tiếng đồng hồ, Hitler nói liên hồi một cách bực tức, hét to về nào là thất bại, nào là những lời nói dối, tham nhũng và bội phản.

Sau đó y ngồi sụp xuống ghế bành, và quyết định cách chức viên tư lệnh Không quân. Lần đầu tiên Hitler thừa nhận đã thua trận.

Hitler tiếp đó ra lệnh cho Greim, Tư lệnh mới của Luftwaffe, mở một cuộc phản công bằng không quân.

Magda, vợ của trùm tuyên truyền Joseph Goebbels, đang thay đồ trong phòng ngủ ở boong-ke phía trên. Căn phòng rất nhỏ, tường bằng bê tông và có rất ít đồ đạc: Một chiếc giường đơn, một tủ kéo, và một chiếc bóng đèn.

Vẻ tự hào, bà ta gắn lên bộ đầm của mình chiếc phù hiệu đảng Quốc xã màu vàng mà Hitler tặng bà 2 ngày hôm trước. Dù sao thì bà cũng thường xuyên đứng vào vị trí của một Đệ nhất Phu nhân không chính thức, tháp tùng Quốc trưởng vào các dịp chính thức trong khi Eva Braun vẫn ẩn mình.

Chồng của Magda là một gã đàn ông thấp lùn nhỏ thó. Y đã phát động việc xua đuổi tất cả người Do Thái ra khỏi Berlin.

Cặp vợ chồng này hiện có 6 đứa con, là Helga, Hilde, Helmut, Holde, Hedda và Heide, tuổi từ 4 đến 12. Tất cả các cháu bé này đều ngủ trong 3 chiếc giường bên trong boong-ke, trong căn buồng cạnh đó. Goebbels có phòng ngủ riêng bên trong boong-ke. Khi lũ trẻ đến đây 1 tuần trước, chúng được kể là nước Đức sắp chiến thắng rồi và chúng sẽ được tham dự lễ mừng chiến thắng.

Bọn trẻ không hề mảy may biết rằng bố mẹ chúng đưa chúng đến đây là vì đã thấy rõ thất bại. Chúng cũng không biết bố mẹ chúng đã lên kế hoạch tự sát cả gia đình.

Magda, đang bị viêm họng, đã phải nằm liệt giường cả tuần qua. Bà ta chỉ có thể thăm con trong chốc lát, vì vậy các thư ký và hộ lý đã thay bà ta chăm sóc con cái. Magda tâm sự với những phụ nữ khác ở trong boong-ke rằng bà sợ hãi khi nghĩ về việc mình quá yếu và không tự mình thực hiện được việc giết chết những đứa con yêu quý của mình.

Hitler ở trong thư phòng cùng với người hầu Heinz Linge. Hitler thường xuyên ở đây trong suốt thời gian của mình. Căn phòng nhỏ, trần rất thấp, gồm một bàn giấy, một chiếc bàn tựa vào tường, một ghế trường kỷ. Ngoài ra còn có thêm một chiếc bàn nữa mà Quốc trưởng hay ngồi ăn cùng các thư ký.

Thư phòng trổ ra một hành lang bê tông, hai bên xếp hàng ghế bành êm ái mà các vị tướng của Hitler thường ngồi trong đó để uống nước hay ngủ. Bên ngoài hành lang là một máy phát điện diesel – chiếc máy này làm cho boong-ke ngập mùi khó chịu của nhiên liệu chạy máy.

Berlin thất thủ năm 1945
Hitler quay sang người hầu và nói: “Tôi muốn để anh quay về với gia đình”. Linge đáp: “Thưa Quốc trưởng, tôi đã bên ngài lúc thuận lợi, nay tôi muốn được ở bên ngài lúc khó khăn”. Viên đầy tớ 32 tuổi này vốn là một thợ nề, có gương mặt to tròn và mắt xanh lơ. Anh ta tận tụy với Quốc trưởng và thường nói với người khác như sau: “Tôi không thể nào có một ông chủ tốt hơn thế”.

Ngừng một lát, Hitler bảo với Linge rằng y có việc cho anh ta.

“Anh hãy đặt 2 cái chăn vào phòng ngủ của tôi và kiếm đủ xăng để thiêu hai người”, Hitler nói. “Tôi sẽ tự bắn bản thân, cùng với Eva Braun. Anh sẽ gói ghém xác chúng tôi bằng chăn len, rồi đưa ra vườn và chôn ở đó”.

Linge run lẩy bẩy, nói ấp úng “Jawohl, mein Fuhrer!” [tiếng Đức, ý tuân lệnh] rồi rời khỏi thư phòng.

0h45 sáng

Theo chỉ dẫn của Hitler, viên đầy tớ Linge gọi điện cho tài xế của Hitler, tên là Erich Kempka, ở gara ô tô ngầm trong lòng đất, yêu cầu người này tìm 200 lít xăng. Vào thời điểm đó xăng rất khan hiếm. Kempka đáp lại vẻ chế giễu, “Chỉ 200 lít xăng thôi á? Đùa đấy à? Anh định làm gì với số 200 lít xăng đó?”

“Tin tôi đi, Erich, không phải chuyện đùa đâu. Hãy tìm mọi cách để có được số xăng đó nhé”.

Erich Kempka ra lệnh cho một trợ lý dùng ống xi-phông để hút xăng (nếu có) ra khỏi các chiếc xe hơi ở trong các gara ngầm mà mái bê tông đã bị sập ít nhiều.

1h sáng

Eva Braun và Adolf Hitler từ phòng mình đi ra, tay Eva lồng qua tay Hitler. Eva vận bộ đầm đen còn Hitler thì vẫn mặc như mọi khi, với quần đen và áo jacket quân sự màu xám.

Với vẻ lo âu, quan tòa Walther Wagner chào họ khi hai người ngồi vào một bên chiếc bàn có tấm bản đồ.

Tháp thông hơi của hầm ngầm Hitler bị đổ sập sau khi quân Liên Xô chiếm được Berlin
Hitler và Eva chênh nhau tới 23 tuổi. Hai người gặp nhau vào tháng 10/1929. Khi ấy Eva mới 17 tuổi, làm chân trợ lý trong một tiệm ảnh ở Munich. Một hôm Hitler ghé thăm studio này đúng lúc cô nàng đang leo lên thang để lấy tài liệu gì đó ở giá trên cùng. Eva rất bối rối vì cô cảm nhận rất rõ người đàn ông với “bộ ria ngồ ngộ” kia đang nhìn chằm chặp vào đôi chân của mình.

Trong vòng hai năm, Hitler bắt đầu mời Eva đi cà phê cà pháo, đi xem hát, và cuối cùng là rủ Eva về ở cùng với y. Dẫu vậy 4 năm đầu tiên trong mối quan hệ giữa họ không dễ dàng chút nào với Eva, bởi Hitler hiếm khi gọi đến cho cô và thường xuyên làm người đẹp thất vọng. Đã có tới 2 lần nàng cố tự tử. Trong lần quyên sinh thứ 2 vào tháng 5/1935, Eva rơi vào trạng thái hôn mê do dùng thuốc ngủ quá liều. Khi ấy Hitler quyết định chấp nhận Eva làm người tình chính thức của mình.

Dù cho quan hệ giữa 2 người là không công khai, Hitler vẫn mua cho Eva một ngôi nhà ở Munich và dọn dẹp lại một loạt phòng dành riêng cho Eva ở dinh thự trên núi của Hilter.

Eva chỉ biết rằng nhiệm vụ của mình là thư giãn cho Quốc trưởng và cô tỏ ra rất giỏi trong vai trò này.

Hitler tâm sự với chiến hữu: “Cô ấy giúp tôi quên hết những thứ mà tôi không muốn nghĩ đến”.

Biệt danh của Hitler dành cho Eva chẳng hề mang tính nịnh đầm chút nào cả. Y gọi cô là Tschapperl, nghĩa đại khái như “đồ ngốc”, còn Eva gọi người tình của mình là “Thủ lĩnh”.

Ngoài việc mong muốn trở thành bà Hitler, mơ ước của Eva là được làm một nữ diễn viên Hollywood. Cô nói: “Khi nào chiến tranh kết thúc thắng lợi, tôi có thể thủ vai của riêng mình trong bộ phim về cuộc đời của hai chúng tôi”.

Rốt cuộc hai người cũng chuẩn bị kết hôn. Quan tòa hỏi cả tân lang và tân nương xem họ có xác nhận cả hai có “nguồn gốc Aryan thuần khiết, và không bị các bệnh di truyền”. Cả hai đều nhất trí.

Đã đến lúc trao nhẫn cưới. Nhẫn được lột từ thi thể của các tù nhân bị Gestapo (mật vụ Đức Quốc xã) sát hại. Thật không may, nhẫn quá to. Sau đó Wagner tuyên bố: “Hôn nhân này là hợp pháp trước pháp luật”.

Các nhân chứng tại lễ cưới chỉ gồm các quan chức Quốc xã cấp cao còn lại trong boong-ke: Goebbels và Martin Bormann, thư ký riêng và gác cổng của Quốc trưởng.

Hai nhân chứng này đều tham vọng một cách bạo tàn. Chúng chìm vào cuộc đấu đá lẫn nhau kể từ năm 1933, khi Hitler lên nắm quyền với tư cách Thủ tướng. Phần thưởng cuối cùng cho chúng là được chứng kiến hôn lễ của Hitler, rồi cùng đối diện với cái chết bên cạnh y.

1h25 sáng

Robert Ritter von Greim, còn xanh xao vì đau, đã hạ cánh an toàn tại phi trường Rechlin, chỉ cách Berlin chưa đầy 100 dặm về phía bắc. Với tư cách là tân Tư lệnh lực lượng Không quân Đức, y truyền đạt mệnh lệnh tới một nhúm sĩ quan còn ở đó, yêu cầu tất cả máy bay cất cánh hướng về Berlin.

Mệnh lệnh của Greim gần như vô nghĩa. Sân bay đã bị các trận không kích của Đồng minh tàn phá. Số máy bay ít ỏi còn lại không tạo ra sự khác biệt nào trước cuộc tấn công Berlin của Đồng minh.

(Bị người Mỹ bắt vào ngày 9/5, Greim sau đó tự sát bằng cách uống thuốc độc cyanide 2 tuần sau đó, sau khi y biết rằng mình sẽ bị trao cho người Nga).

1h30 sáng

Sau hôn lễ, đôi vợ chồng mới cưới quay trở lại phòng để thưởng thức sâm panh, trà và bánh xăng-đuých cùng với các quan chức cấp cao của chế độ.

Thật bất ngờ, Hitler vốn không uống một tí rượu nào lại chấp nhận làm một ly rượu Hungary có pha chút đường. Tướng Krebs, vị tham mưu trưởng lục quân đeo loại kính một mắt, và tướng Burgdorf thì nhâm nhi rượu cognac.

Quan tòa cầm một ly sâm panh và một miếng xúc xích, sau đó lui về vị trí gác ở hầm rượu. Ông này sau đó bị bắn chết khi bị kẹt giữa hai làn đạn trong một trận chiến trên phố.

Một binh sĩ Mỹ ngó nhìn chiếc giường của Quốc trưởng Đức Quốc xã Hitler
Viên đầy tớ của Hitler ấn tượng về tạo dáng của Eva và dành lời khen tặng cô ta, khiến Eva mắt sáng lên. Eva đưa tay đặt lên trán của viên đầy tớ và mỉm cười.

Trong khi đó, đầu óc của Hitler vẫn dính chặt vào công việc. Y gọi Bormann và Goebbels ra khỏi bữa tiệc để đưa thêm một số cái tên vào danh sách bổ nhiệm mới mà thư ký Junge đang đánh máy. Cô này rất khó chịu khi thường xuyên phải thay đổi nội dung mình gõ.

Khoảng 4h15 sáng

Joseph Goebbels bất ngờ xuất hiện và ngắt quãng công việc của Junge lúc cô đang thực hiện việc chỉnh sửa cuối cùng đối với di chúc của Hitler. Gã run run nói: “Quốc trưởng muốn tôi rời khỏi Berlin, Frau Junge à!”

Goebbels nói tiếp: “Ngài lệnh cho tôi phải chiếm vị trí chủ chốt trong chính phủ mới. Nhưng tôi không thể, tôi không thể rời Berlin. Tôi phải sát cánh bên Quốc trưởng. Tôi không còn thấy ý nghĩa cuộc sống nếu Quốc trưởng đã qua đời”.

Goebbels yêu cầu thư ký Junge ghi lại di chúc của chính y. Khi Junge cầm sổ tay tốc ký, Goebbels bắt đầu đọc cho cô chép.

“Lần đầu tiên trong đời, tôi phải cương quyết từ chối tuân lệnh Quốc trưởng. Vợ con tôi sẽ cùng tôi khước từ mệnh lệnh của ngài”, Goebbels bắt đầu lâm ly.

Trùm tuyên truyền của Đức Quốc xã kết thúc di chúc của mình bằng lời thề “chấm dứt một cuộc đời không còn giá trị nữa khi nó không được dành để phục vụ Quốc trưởng”.

Khi Junge bắt đầu đánh máy, cô bị đau họng nặng. Trong suốt tuần qua cô phải làm nhiệm vụ chăm sóc con cái của Goebbels và đọc truyện cổ tích cho chúng.

5h sáng

Adolf và Eva Hitler lui về phòng riêng của mỗi người.

Ngày xưa, Eva thường hay phàn nàn là y chỉ yêu cô khi nào hai người ở cùng giường.

Hitler giờ ở một mình, chuẩn bị đi ngủ. Y không cần trợ giúp. Thực sự thì y không thích bị người khác động chạm vào. Luôn bị ám ảnh về sự sạch sẽ, y tắm rửa cẩn thận, mặc một bộ đồ ngủ cotton trắng và cẩn thận treo quần áo vừa cởi ra lên giá.

Trong khi đó người hầu của Eva, Liesl Ostertag, đang đợi cô ở trong phòng ngủ, giúp Eva mặc bộ đồ ngủ lụa xanh Italy.

Giấc ngủ chập chờn. Khi bình minh ló rạng, tiếng pháo kích của quân Nga dữ dội hơn. Nhiều tòa nhà bốc cháy. Các chiến sĩ Liên Xô giờ chỉ còn cách boong-ke vài trăm mét…/.

Xem thêm:

>> Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

>> Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi ách phát xít

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Putin gọi việc xuyên tạc Thế chiến II là hèn hạ và phản bội
Tổng thống Putin gọi việc xuyên tạc Thế chiến II là hèn hạ và phản bội

VOV.VN - Người đứng đầu nước Nga lại một lần nữa tố cáo các thế lực nhăm nhe “viết lại” lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II.

Tổng thống Putin gọi việc xuyên tạc Thế chiến II là hèn hạ và phản bội

Tổng thống Putin gọi việc xuyên tạc Thế chiến II là hèn hạ và phản bội

VOV.VN - Người đứng đầu nước Nga lại một lần nữa tố cáo các thế lực nhăm nhe “viết lại” lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II.

Giàn vũ khí “khủng” của Nga tham gia diễu binh trong lễ Chiến thắng
Giàn vũ khí “khủng” của Nga tham gia diễu binh trong lễ Chiến thắng

VOV.VN - Công việc chuẩn bị cho cuộc diễu binh mừng ngày Chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức đang khẩn trương diễn ra bên ở ngoại ô Moscow.

Giàn vũ khí “khủng” của Nga tham gia diễu binh trong lễ Chiến thắng

Giàn vũ khí “khủng” của Nga tham gia diễu binh trong lễ Chiến thắng

VOV.VN - Công việc chuẩn bị cho cuộc diễu binh mừng ngày Chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức đang khẩn trương diễn ra bên ở ngoại ô Moscow.

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động
Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

VOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới.

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

VOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới.

Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội
Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội

VOV.VN - Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017.

Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội

Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội

VOV.VN - Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2
Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít
Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít

VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk.

Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít

Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít

VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk.

Nga mời Mỹ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít
Nga mời Mỹ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Bộ Quốc phòng Nga đã mời đại diện Lầu Năm Góc tới Moscow để tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít vào ngày 9/5/2015 tới.

Nga mời Mỹ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Nga mời Mỹ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Bộ Quốc phòng Nga đã mời đại diện Lầu Năm Góc tới Moscow để tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít vào ngày 9/5/2015 tới.

Ông Putin: Mỹ ngăn lãnh đạo các nước dự kỷ niệm chiến thắng Phát xít
Ông Putin: Mỹ ngăn lãnh đạo các nước dự kỷ niệm chiến thắng Phát xít

VOV.VN - Tổng thống Putin cho rằng, Mỹ đã gây áp lực buộc lãnh đạo nhiều nước trên thế giới không tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít tại Nga.

Ông Putin: Mỹ ngăn lãnh đạo các nước dự kỷ niệm chiến thắng Phát xít

Ông Putin: Mỹ ngăn lãnh đạo các nước dự kỷ niệm chiến thắng Phát xít

VOV.VN - Tổng thống Putin cho rằng, Mỹ đã gây áp lực buộc lãnh đạo nhiều nước trên thế giới không tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít tại Nga.