Nghi thức bắn 21 phát đại bác trên thế giới và ở Mỹ bắt nguồn từ đâu?

VOV.VN - Trong nhiều nghi lễ trọng thể của nhiều quốc gia, người ta thường tổ chức bắn 21 phát đại bác. Vậy nguồn gốc của nghi thức này là gì?

Có nhiều cách lý giải về tục lệ bắn 21 phát đại bác. Chuyên gia quân sự Mỹ Rod Powers, dựa trên tư liệu của Hội Lịch sử Hải quân và Trung tâm Quân sử Lục quân đã đưa ra cách giải thích về nghi thức này trong 1 bài viết đăng trên trang điện tử About.com như sau:

Việc bắn đại bác để nghênh đón đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Các chiến binh thời xa xưa đã thể hiện ý định hòa bình của mình bằng việc đặt vũ khí ở một vị trí nào đó khiến các vũ khí này vô hại. Thực tiễn này phổ biến toàn cầu; tùy theo thời điểm, khu vực và loại vũ khí  mà hành động cụ thể sẽ khác đi. Chẳng hạn, một bộ lạc ở Bắc Phi sẽ kéo mũi giáo trên đất để thông báo rằng họ không có ý định thù địch.

Ảnh minh họa của AP.

Cũng thời xưa, đã thành thông lệ một con tàu chiến khi đi vào một cảng “phe bên mình” sẽ phải bắn đại bác để chứng tỏ rằng các khẩu đại bác trên tàu đã hết đạn.

Truyền thống chào đón bằng đại bác bắt nguồn từ thế kỷ 14, khi súng và đại bác được đưa vào sử dụng trong quân đội. Do súng ống thời này chỉ có 1 viên đạn trong nòng nên một khi khai hỏa, súng sẽ vô hại.

Ban đầu tàu chiến bắn bằng 7 khẩu đại bác – con số 7 có lẽ được lựa chọn do ý nghĩa về mặt chiêm tinh học và kinh thánh.

Thực tế thì người ta đã nhận diện được 7 hành tinh, và hành trình của Mặt Trăng thay đổi cứ sau 7 ngày. Kinh thánh khẳng định, Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ 7 của quá trình sáng tạo ra thế giới, và rằng mỗi năm thứ 7 là một năm nghỉ phép, sau 7 lần năm thứ 7 như thế sẽ là một năm Đại xá.

Các pháo đội trên đất liền có nguồn cung cấp thuốc súng lớn hơn, nên ứng với mỗi phát đại bác trên tàu chiến, pháo trên bộ có thể bắn tới 3 phát. Do vậy số lượng phát đạn mà đại bác bờ biển sẽ bắn là 3x7=21. Hệ số 3 này có lẽ được chọn do ý nghĩa huyền bí của con số 3 trong nhiều nền văn minh cổ xưa.

Thuốc súng thời xưa gồm chủ yếu là natri nitrat nên dễ bị hỏng trong môi trường ngoài biển. Khi nitrate potassium được dùng để chế thuốc súng (và nâng cao chất lượng thuốc súng), thì tàu ngoài biển có thể thực hiện bắn 21 phát đại bác.

Trong nhiều năm, việc bắn đại bác nghi lễ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, và số lượng khẩu pháo được sử dụng cũng khác nhau tùy theo từng nước.

Vào năm 1730, Hải quân Anh quy định sử dụng 21 cỗ đại bác trong những ngày kỷ niệm nhất định. Mãi tới những năm sau đó của thế kỷ 18, nghi lễ này mới mang tính bắt buộc khi chào đón Hoàng gia Anh.

Vào ngày 16/11/1776, tàu Andrew Doria của hải quân Mỹ khi đó bắn 13 phát đại bác khi vào cảng Saint Eustatius ở Tây Ấn. Một vài phút sau đó, con tàu này được chào lại bằng 9 phát đại bác theo lệnh của thống đốc đảo này. Thời đó, số 13 đại diện cho 13 bang mới thành lập của Mỹ; cách chào thông lệ dành cho một nước cộng hòa khi đó là 9 phát đại bác – đây được gọi là “lời chào đầu tiên (bằng đại bác)” dành cho lá cờ Mỹ.

Hoạt động chào đón chính thức đầu tiên của một quốc gia khác Mỹ dành cho lá cờ hoa (gồm sao và sọc) của nước Mỹ là vào ngày 14/2/1778. Khi đó, tàu Ranger của hải quân Mỹ bắn 13 phát đại bác và nhận 9 phát hồi đáp từ phía hạm đội của Pháp đang thả neo ở vịnh Quiberon, nước Pháp.

Thời đó, nghi lễ chào đón bằng 21 phát đại bác trở thành nghi lễ cao nhất mà quốc gia này dành cho quốc gia khác.

Phong tục khác nhau giữa các cường quốc biển đã kéo theo sự nhầm lẫn trong cách chào và đáp lại lời chào.

Anh Quốc, cường quốc biển nổi bật trên thế giới trong thế kỷ 18 và 19, đã ép các quốc gia yếu hơn phải chào trước. Và trong một thời kỳ nhất định, các vương quốc nhận được nhiều phát đại bác chào mừng hơn so với các nền cộng hòa.

21 phát đại bác tại Lâu đài Edinburgh (Scotland, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) mừng sinh nhật Nữ hoàng. Ảnh: Edinphoto.org.uk.

Cuối cùng, thông qua thỏa thuận, quốc tế đã thống nhất nghi lễ chào đón bằng 21 phát đại bác. Riêng nước Mỹ mãi đến tháng 8/1875 mới nhất trí theo nghi lễ này.

Trải qua nhiều năm, nghi thức chào đón bằng đại bác của nước Mỹ đã thay đổi đáng kể. Năm 1810, Bộ Chiến tranh Mỹ xác định nghi lễ nghênh đón bằng loạt đại bác sẽ có số phát đại bác bằng với số bang của nước Mỹ, khi đó là 17 bang. Vào ngày lễ Độc lập của nước Mỹ, tất cả các cơ sở quân sự của Mỹ sẽ bắn 17 phát đại bác vào lúc 13h. Tổng thống Mỹ cũng được nhận “số phát đại bác” chào đón bằng số bang của nước Mỹ mỗi khi ông đến thăm các đơn vị quân đội.

Vào năm 1818, lần đầu tiên Hải quân Mỹ đưa ra quy định cụ thể về cách thức thực hiện nghi lễ chào bằng đại bác (mặc dù hoạt động chào đón bằng đại bác đã diễn ra trước khi có các quy định bằng văn bản).

Quy định đó nêu rõ rằng “Tổng thống Mỹ sẽ được chào đón bằng 21 phát đại bác nếu ngài đến thăm một con tàu của hải quân Mỹ”. (Khi này, số bang tại nước Mỹ là 21).

Ngoài việc bắn đại bác để chào đón Tổng thống và các nguyên thủ, hải quân Mỹ cũng có truyền thống thực hiện lễ bắn pháo quốc gia vào ngày 22/2 (sinh nhật Washington, Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ) và ngày 4/7 (ngày Tuyên bố Độc lập của nước Mỹ).

Văn bản ngày 24/5/1842 của hải quân Mỹ quy định chính thức rằng khi Tổng thống Mỹ tới thăm tàu hải quân Mỹ, tất cả các sĩ quan sẽ ở trên boong, mặc quân phục nghiêm trang, đội danh dự sẽ bồng súng chào, nhạc cử khúc quân hành, kế đó sẽ là 21 phát đại bác. Khi Tổng thống rời tàu, sẽ có các nghi thức tương tự thế này dành cho ông một lần nữa.

Văn bản còn quy định rõ như sau: “Vào lễ kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, cờ sẽ được kéo lên vào lúc bình minh. Nếu điều kiện thời tiết và hoàn cảnh  cho phép, các tàu của hải quân khi ở trong cảng sẽ được trang hoàng và giữ như vậy cho đến khi hạ cờ vào lúc hoàng hôn. Vào lúc bình minh, giữa trưa và hoàng hôn, mỗi tàu có từ 6 đại bác trở lên sẽ thực hiện bắn 21 phát đại bác”.

Văn bản có đoạn “Vào ngày 22/2 – kỷ niệm sinh nhật Washingnton, mỗi tàu hải quân có từ 6 khẩu đại bác trở lên sẽ bắn 21 phát đại bác vào lúc giữa trưa.”

Ngày nay ở Mỹ, 21 phát đạn đại bác được bắn để tôn vinh một lá quốc kỳ nước nào đó, nguyên thủ của một quốc gia, một thành viên trong một gia đình hoàng gia, Tổng thống Mỹ, cựu Tổng thống Mỹ, và tân Tổng thống Mỹ chưa nhậm chức.

Người Mỹ cũng bắn 21 phát đại bác vào lúc trưa ngày tổ chức tang lễ đương kim Tổng thống, cựu Tổng thống, và tân Tổng thống, vào sinh nhật Washington, Ngày các Tổng thống, ngày Quốc khánh 4/7.

Vào ngày Tưởng niệm, Mỹ bắn đại bác để tưởng niệm, đồng thời để cờ rủ.

Tại các cơ sở quân sự Mỹ có đủ điều kiện, họ có thể bắn bằng 50 khẩu đại bác vào cuối ngày tổ chức tang lễ của một vị Tổng thống, cựu Tổng thống hoặc Tổng thống mới đắc cử.

Loạt đại bác cũng dành cho các lãnh đạo cao cấp trong quân đội và lãnh đạo dân sự của Mỹ và các nước khác. Số đại bác được sử dụng luôn là số lẻ và tùy thuộc vào cấp bậc, vị trí của lãnh đạo. Chẳng hạn, Phó Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Lục quân, Bộ trưởng Không quân và Bộ trưởng Hải quân Mỹ - mỗi chức vụ đều được “nhận” 19 khẩu. Các vị tướng cấp cao nhất trong quân đội Mỹ (Tư lệnh thủy quân lục chiến, Chỉ huy các chiến dịch hải quân, Tham mưu trưởng Lục quân và Không quân) – mỗi vị nhận “17 phát đại bác”. Các tướng 4 sao và đô đốc khác cũng được hưởng tiêu chuẩn 17 cỗ đại bác. Tướng 3 sao thì nhận mức 15, tướng 2 sao là 13, còn tướng 1 sao thì được “11 phát”.

Loạt đạn súng trường. (Ảnh minh họa của sternfannetwork.com).

Tại các tang lễ theo nghi thức quân đội Mỹ, người ta thường chứng kiến 3 loạt đạn được bắn để tôn vinh cựu binh quá cố. Người ngoại đạo thường nhầm đây là nghi thức 21 phát đại bác. Kỳ thực, câu chuyện hoàn toàn khác. Ba loạt đạn đó là đạn súng trường, chứ không phải đại bác.

Bất cứ ai được quyền hưởng tang lễ quân sự Mỹ (nói chung là các quân nhân chết khi thực thi nhiệm vụ, các cựu binh cao tuổi, có công trạng…) sẽ được tôn vinh bằng 3 loạt đạn súng trường cùng một đội tiêu binh. Đội nổ súng có thể có số lượng súng tùy ý, thường là 8 khẩu súng trường. Một hạ sĩ quan sẽ phụ trách chi tiết về việc bắn. Cho dù đội bắn gồm 3, 8, hay 10 người thì họ cũng chỉ bắn 3 lần (tức 3 loạt).

Ba loạt bắn này bắt nguồn từ nghi thức chiến trận xưa. Hai bên đối nghịch sẽ ngừng bắn để thu dọn thi thể tử sĩ trên chiến trường. Khi một bên nổ 3 loạt súng thì điều đó có nghĩa rằng họ đã thu dọn xong thi thể tử sĩ và sẵn sàng tiếp tục trận đánh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới từ cổ chí kim
5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới từ cổ chí kim

VOV.VN - Hải quân mạnh góp phần bảo vệ cả một nền văn minh và mở rộng ảnh hưởng quốc gia. Dưới đây là 5 hải quân được coi là mạnh nhất từ cổ đại tới hiện đại.

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới từ cổ chí kim

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới từ cổ chí kim

VOV.VN - Hải quân mạnh góp phần bảo vệ cả một nền văn minh và mở rộng ảnh hưởng quốc gia. Dưới đây là 5 hải quân được coi là mạnh nhất từ cổ đại tới hiện đại.

V.Putin trở lại Điện Kremlin trong 30 loạt đại bác chào mừng
V.Putin trở lại Điện Kremlin trong 30 loạt đại bác chào mừng

Sau hai nhiệm kỳ 4 năm đầy thành công từ năm 2000 - 2008, ông Putin lần này sẽ trở lại cương vị Tổng thống Liên bang Nga với nhiệm kỳ kéo dài 6 năm.

V.Putin trở lại Điện Kremlin trong 30 loạt đại bác chào mừng

V.Putin trở lại Điện Kremlin trong 30 loạt đại bác chào mừng

Sau hai nhiệm kỳ 4 năm đầy thành công từ năm 2000 - 2008, ông Putin lần này sẽ trở lại cương vị Tổng thống Liên bang Nga với nhiệm kỳ kéo dài 6 năm.

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người
5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người

VOV.VN - Lịch sử nhân loại đã sản sinh ra hàng trăm đế chế khác nhau, trong đó có 5 đế chế hùng mạnh nhất nổi bật hẳn lên xét về tổng thể.

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người

VOV.VN - Lịch sử nhân loại đã sản sinh ra hàng trăm đế chế khác nhau, trong đó có 5 đế chế hùng mạnh nhất nổi bật hẳn lên xét về tổng thể.

5 loại vũ khí cực mạnh của Nga mà Mỹ phải dè chừng
5 loại vũ khí cực mạnh của Nga mà Mỹ phải dè chừng

VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại.

5 loại vũ khí cực mạnh của Nga mà Mỹ phải dè chừng

5 loại vũ khí cực mạnh của Nga mà Mỹ phải dè chừng

VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại.

5 siêu cường vĩ đại nhất thế giới qua mọi thời đại
5 siêu cường vĩ đại nhất thế giới qua mọi thời đại

VOV.VN - La Mã, Mông Cổ, Anh,... được đánh giá là các siêu cường hàng đầu trong lịch sử. Dù oai hùng, đa phần các siêu cường đều sụp đổ do mâu thuẫn nội tại.

5 siêu cường vĩ đại nhất thế giới qua mọi thời đại

5 siêu cường vĩ đại nhất thế giới qua mọi thời đại

VOV.VN - La Mã, Mông Cổ, Anh,... được đánh giá là các siêu cường hàng đầu trong lịch sử. Dù oai hùng, đa phần các siêu cường đều sụp đổ do mâu thuẫn nội tại.

5 lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới mọi thời đại
5 lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới mọi thời đại

VOV.VN - Ra đời sau nhưng không quân đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong tác chiến hiện đại. Mỹ và Anh nằm trong 5 quốc gia hùng mạnh nhất về không quân.

5 lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới mọi thời đại

5 lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới mọi thời đại

VOV.VN - Ra đời sau nhưng không quân đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong tác chiến hiện đại. Mỹ và Anh nằm trong 5 quốc gia hùng mạnh nhất về không quân.