Những ứng viên Tổng thống Mỹ từng bị nghi ngờ về sức khỏe

VOV.VN - Ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từng phải đối mặt với các lời đồn đại về sức khỏe trong các chiến dịch tranh cử hoặc tái tranh cử.

Không có gì ngạc nhiên khi các ứng viên tiềm năng trở thành ông chủ Nhà Trắng đều nhận được sự quan tâm của truyền thông và dư luận trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, một số ứng viên đã phải đối diện với các cuộc công kích mạnh mẽ, thậm chí bị nghi ngờ liệu tình trạng sức khỏe của họ có phù hợp để đảm đương cương vị đứng đầu nước Mỹ hay không.

Phát biểu từ ban công Nhà Trắng, bài phát biểu đầu tiên trước công chúng kể từ khi trở lại Nhà Trắng từ Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed – nơi ông điều trị Covid-19, Tổng thống Donald Trump nói ông đang cảm thấy “rất ổn”, và ông sẵn sàng khôi phục các sự kiện vận động tranh cử.

Tuy nhiên, việc điều trị Covid-19 của ông Trump lại bị nhiều người nghi ngờ, đặc biệt là việc ông đã sử dụng steroid dexamethasone trong thời gian ở Walter Reed. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng.

Tuy nhiên, ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từng phải đối mặt với các lời đồn đại về sức khỏe trong các chiến dịch tranh cử hoặc tái tranh cử.

Sức khỏe của Ronald Reagan bị đặt câu hỏi sau cuộc tranh luận

Vài năm sau khi nhiệm kỳ 2 kết thúc, Ronald Reagan tiết lộ rằng, ông bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, một số người – trong đó có con trai ông, nói rằng tình trạng bệnh của Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ đã bộc lộ trong cả 2 lần ông chạy đua vào Nhà Trắng.

Những nghi ngờ dấy lên vào năm 1984, sau cuộc tranh luận tổng thống giữa Reagan với ứng viên Walter F. Mondale. Reagan, khi đó 73 tuổi, là Tổng thống nhiều tuổi nhất của Mỹ tính đến thời điểm đó. Sự thể hiện của ông tại cuộc tranh luận đã vấp phải sự công kích từ đối thủ đảng Dân chủ cho rằng, Tổng thống đương nhiệm Reagan trông có vẻ mệt mỏi và bối rối khi trao đổi với ứng viên Mondale.

Ngay sau sự kiện, Wall Street Journal đăng tải bài viết nói rằng, biểu hiện của Reagan trong cuộc tranh luận làm dấy lên nghi ngờ về khả năng phục vụ đất nước, viện dẫn tuổi tác của Tổng thống đảng Cộng hòa là một trở ngại lớn cho chiến dịch tái tranh của của ông.

Tuy nhiên, các bác sỹ của Reagan đã nhanh chóng bác bỏ những nghi ngờ cho rằng ông không đủ điều kiện sức khỏe để làm ông chủ Nhà Trắng, đồng thời công bố hồ sơ y tế, trong đó đánh giá tổng thống là người “tỉnh táo và khỏe mạnh”.

Tháng 11/1984, Reagan đắc cử với số phiếu áp đảo, giành được đa số phiếu ở 49 trong số 50 bang.

Richard Nixon và bác sỹ tâm thần

Trong chiến dịch tranh cử 1968, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa khi đó Richard Nixon cũng gặp phải những nghi ngờ về sức khỏe sau khi Thời báo New York đưa tin về “mối quan hệ” của ông với một bác sỹ tâm thần có tên Arnold Hutschnecker.

Hutschnecker dường như đã tư vấn về các chứng đau cổ cho Nixon khi ông còn là Thượng nghị sỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa 2 người dường như vẫn tiếp tục sau khi ông Nixon trở thành Tổng thống thứ 37 của nước Mỹ. Có một số thông tin sau đó cho rằng, Hutschnecker vẫn tới thăm Tổng thống Nixon ở Phòng Bầu dục ít nhất 2 lần và hai  bên vẫn liên lạc qua điện thoại.

Vị bác sỹ chuyên khoa này về sau tiết lộ rằng ông Nixon không bị chẩn đoán nghiêm trọng nào về tâm thần, nhưng có các triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh.

Gia đình Clinton

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có một cuộc đua không mấy suôn sẻ trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, khi liên tục bị công kích không chỉ về vụ bê bối thư điện tử mà bà đã cố đổ lỗi cho phía Nga, mà cả những nghi ngờ về sức khỏe của bà.

Bà Clinton, 68 tuổi ở thời điểm cuộc bầu cử tháng 11/2016, liên tục bị camera ghi lại với những biểu hiện lạ thường, được cho là do lo lắng thái quá, trong đó có cả những khoảnh khắc bà bật cười một cách thiếu kiểm soát.

Bà Clinton cũng có những biểu hiện nhướn mày khác lạ trong một sự kiện vài tháng trước cuộc bầu cử, khi bà trả lời các câu hỏi về cuộc gặp với Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ đã cố “chữa cháy” tình huống này bằng cách nói rằng “bạn phải thử chai trà đá”, nhưng sự việc vẫn được các hãng tin Mỹ, bao gồm Fox và NBC News, chia sẻ rộng rãi.

Trong sự kiện 11/9 tổ chức vào tháng 9/2016, trong ảnh bà ảnh trông không khỏe mạnh, và dường như suýt ngã xuống đất và được các trợ lý và nhóm an ninh đỡ kịp thời. Sau đó ban chiến dịch của bà nói rằng bà bị mất nước.

Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều hình ảnh khiến truyền thông nghi ngờ đối thủ của ông Trump không đủ điều kiện sức khỏe để phục vụ đất nước nếu bà đắc cử.

Chồng của bà Hillary, ông Bill Clinton cũng từng gặp phải tình huống tương tự vào 20 năm trước đó. Trong chiến dịch tái tranh cử năm 1996, đối thủ đảng Cộng hòa Bob Dole liên tục kêu gọi tổng thống đương nhiệm công bố toàn bộ hồ sơ y tế cá nhân.

“Tôi đã công bố toàn bộ hồ sơ y tế. Tổng thống Clinton thì chưa. Chắc hẳn phải có lý do gì đó”, ông Dole nói và một số hãng truyền thông cũng nghi ngờ tổng thống đương nhiệm từng phải sử dụng thuốc.

Ông Clinton không hề gục ngã vì những công kích này. Kết quả cuối cùng, ông Clinton vẫn tái đắc cử với 49,2% số phiếu phổ thông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tầm quan trọng của các bang dao động trong bầu cử Mỹ
Tầm quan trọng của các bang dao động trong bầu cử Mỹ

VOV.VN - Việc “tính đến từng lá phiếu” đặc biệt đúng ở các bang dao động và các tiểu bang này đóng vai trò không nhỏ kể từ cuộc bầu cử tổng thống thứ 2 của Mỹ.

Tầm quan trọng của các bang dao động trong bầu cử Mỹ

Tầm quan trọng của các bang dao động trong bầu cử Mỹ

VOV.VN - Việc “tính đến từng lá phiếu” đặc biệt đúng ở các bang dao động và các tiểu bang này đóng vai trò không nhỏ kể từ cuộc bầu cử tổng thống thứ 2 của Mỹ.

Việc lựa chọn đối tác tranh cử tác động thể nào tới cuộc đua bầu cử Mỹ?
Việc lựa chọn đối tác tranh cử tác động thể nào tới cuộc đua bầu cử Mỹ?

VOV.VN - Khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu, lá phiếu của họ là để bày tỏ sự ủng hộ đối với ứng viên tổng thống chứ không phải nhân vật số 2.

Việc lựa chọn đối tác tranh cử tác động thể nào tới cuộc đua bầu cử Mỹ?

Việc lựa chọn đối tác tranh cử tác động thể nào tới cuộc đua bầu cử Mỹ?

VOV.VN - Khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu, lá phiếu của họ là để bày tỏ sự ủng hộ đối với ứng viên tổng thống chứ không phải nhân vật số 2.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ diễn ra như thế nào?
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Hai năm sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, các cử tri Mỹ lại tiếp tục đi bỏ phiếu một lần nữa vào ngày 6/11 trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ diễn ra như thế nào?

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Hai năm sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, các cử tri Mỹ lại tiếp tục đi bỏ phiếu một lần nữa vào ngày 6/11 trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.