Phái Cộng sản Bolshevik của Nga ra đời ở London (Anh) như thế nào?

VOV.VN - Đại hội 2 của đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga diễn ra ở Bỉ và Anh. Tại London, đảng này phân chia thành 2 phái đối nghịch là Bolshevik và Menshevik.

Vào tháng 8/1903, một nhóm nhỏ các nhà hoạt động cách mạng Nga tổ chức Đại hội đảng Công nhân Dân chủ Xã hội của mình ở thủ đô London của nước Anh.

Quán Three Johns ở Islington (London) nơi phái Bolshevik và Menshevik tranh cãi dữ dội trong Đại hội của đảng công nhân Nga vào năm 1903. Ảnh: BBC.

Cuộc họp này bao gồm Vladimir Lenin và hơn 50 nhà hoạt động khác muốn lật đổ chế độ chuyên chế của Sa hoàng, tức hoàng đế Nga. Sự tranh cãi kịch liệt trong nội bộ họ lúc đó về sau có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước Nga và thế giới.

Cuộc bỏ phiếu quan trọng đã diễn ra tại một quán rượu ở khu Islington thuộc London, với kết quả là sự phân liệt phong trào cách mạng Nga theo 2 hướng lớn, của phái Bolshevik và phái Menshevik.

Những người Bolshevik, do Lenin đứng đầu, là những người cấp tiến, muốn xây dựng một chính đảng kỷ luật có tổ chức tập trung chặt chẽ. Phe Menshevik thì lại ủng hộ một liên minh lỏng lẻo hơn, rộng rãi hơn với các lực lượng có cảm tình với mình.

14 năm sau, trong cuộc cách mạng thứ hai của năm 1917 (Cách mạng Tháng Mười), những người Bolshevik nắm được chính quyền, đánh bại phái Menshevik.

Trong cuộc họp lịch sử năm 1903 ở London, đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga bị chia rẽ lớn về vấn đề tư cách đảng viên, như đã nói ở trên. Ban đầu phe chống lại Lenin có phần chiếm ưu thế, nhưng sự bất đồng sau đó trong nội bộ phe này đã khiến nhóm của Lenin trở thành đa số.

Họp bí mật tại quán rượu London

Từ kết quả của cuộc bỏ phiếu này, Lenin gọi nhóm của mình là Bolshevik (trong tiếng Nga có nghĩa là “đa số), còn phái kia là Menshevik (có nghĩa là “thiểu số”).

Tòa nhà Whitechapel nơi Lenin và Stalin cùng các đại biểu khác tới dự Đại hội 1907 của đảng công nhân Nga. Ảnh: BBC.

Richard Mullin, một nhà nghiên cứu về chủ nghĩa Marx ở Nga giai đoạn đầu, cho biết: Các ghi chú của Lenin cho thấy cuộc họp với nhiều tranh cãi này đã diễn ra tại quán Three Johns ở khu Islington của London.

Neil Faulkner, tác giả cuốn “A People's History of the Russian Revolution” thì nói rằng Đại hội 1903 ở London được coi là có vai trò quyết định trong việc hình thành chủ nghĩa Bolshevik.

Tiến sĩ Faulkner giải thích thêm, “hầu hết những người bên lực lượng cách mạng cấp tiến đều xem đây là sự đoạn tuyệt giữa cách mạng và cải lương”.

Để tránh bị theo dõi, các nhà hoạt động Nga đã phải liên tục thay đổi địa điểm họp trong vòng 2 tuần lễ. Họ khi đó hay sử dụng các phòng họp tại các quán do bên công đoàn Anh thân thiện với họ giới thiệu.

Phiên họp đầu tiên ở London diễn ra tại một quán ở phố Charlotte thuộc trung tâm London.

Đại hội 1903 ban đầu khai mạc ở Brussels (Bỉ) nhưng vì bị cảnh sát Bỉ quấy rối nên đã phải rời sang London.

Đại hội năm 1907 của đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga cũng phải rời sang London sau khi bị cấm ở Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy. Đại hội lần này có hơn 300 đại biểu, diễn ra trong bối cảnh bùng nổ hàng loạt các cuộc bạo động lớn chống lại Sa hoàng ở Nga vào năm 1905.

>> Xem thêm: Lenin làm ngỡ ngàng nhà báo Guardian của Anh

Trong Đại hội 1907 có mặt hầu hết các thủ lĩnh tương lai của cách mạng Bolshevik sau này, bao gồm Lenin, Stalin, Zinoviev, Kamenev và Litvinov, cũng như nhà văn Nga nổi tiếng Maxim Gorky. Đây là đại hội toàn thể cuối cùng của đảng này cho tới sau Cách mạng Tháng Mười.

Các đại biểu đầu tiên đăng ký dự đại hội tại một tòa nhà ở phố Fulbourne, khu Whitechapel của London. Khi đó, nơi đây là câu lạc bộ XHCN của người Do Thái.

Stalin và Maxim Litvinov (người sau này trở thành ngoại trưởng Xô viết) đã ở trong một nhà trọ rẻ tiền ở phố Fieldgate gần đó.

“Phòng Lenin” ở Thư viện Tưởng nhớ Marx, London. Ảnh: BBC.

Đại hội này một lần nữa chứng kiến sự tranh cãi quyết liệt giữa phái Bolshevik (kiên quyết cách mạng) và phái Menshevik (có xu hướng thỏa hiệp).

Một trong những vấn đề được thảo luận là vấn đề tài chính cho hoạt động cách mạng.

Hầu hết các đại biểu khi đó chỉ đủ tiền đi về Nga khi đảng này vay được một khoản tiền từ một doanh nhân London sản xuất xà phòng quan tâm tới tiến trình đại hội đảng.

Trước các đại hội này, Lenin đã có 12 tháng ở London, từ năm 1902-1903. Thời kỳ đó, ông dành thời gian để nghiên cứu và viết lách tại phòng đọc của Thư viện Anh. Ông cũng đồng thời làm công tác biên tập tờ báo cách mạng Iskra (tiếng Nga có nghĩa là “Tia lửa”).

Phòng Lenin

Trong phòng đọc ở Thư viện Anh, Lenin đã nghiên cứu các tác phẩm viết về kinh tế học và giai cấp nông dân Nga. Tại đây Lenin có điều kiện đọc những cuốn sách bị cấm, bị tịch thu ở Nga. Ông rất ấn tượng về cam kết của nhà nước Anh đối với thư viện này. Ông tâm sự với bạn mình như thế này: “Giai cấp tư sản Anh không tiếc tiền cho cơ quan này, đó là điều nên làm”.

Trong các chuyến tới London, Lenin thường trọ quanh khu Bloombury để ông có thể dễ dàng tới bảo tàng ở khu vực này.

Năm 1902, tờ Iskra được in ấn ở London và tuồn qua châu Âu về Nga. Một nhà in cánh tả có cảm tình đã cung cấp cho Lenin một văn phòng cùng với các thiết bị in ấn. Khu vực này về sau trở thành Thư viện Tưởng nhớ Marx, ở Clerkenwell. “Phòng Lenin” được gìn giữ cho tới ngày nay, trong đó có tượng Lenin, các ấn phẩm cũ của tờ báo Iskra, và bộ tuyển tập Lenin.

Một tấm bản đồ trên bức tường bên ngoài cho thấy hành trình vận chuyển báo “Tia lửa”. Đối với Lenin, tờ báo này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới các nhà cách mạng cũng như lan tỏa các ý tưởng chính trị của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

An ninh Cheka trấn áp nội phản và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười ra sao?
An ninh Cheka trấn áp nội phản và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười ra sao?

VOV.VN - Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nhà nước Xô viết đối mặt muôn vàn thù trong giặc ngoài. Cheka ra đời với nhiệm vụ trấn áp nội phản, bảo vệ chế độ mới.

An ninh Cheka trấn áp nội phản và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười ra sao?

An ninh Cheka trấn áp nội phản và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười ra sao?

VOV.VN - Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nhà nước Xô viết đối mặt muôn vàn thù trong giặc ngoài. Cheka ra đời với nhiệm vụ trấn áp nội phản, bảo vệ chế độ mới.

Những câu nói bất hủ của Lenin - lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga
Những câu nói bất hủ của Lenin - lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga

VOV.VN - Lãnh tụ của đảng Bolshevik, Lenin, đã dẫn dắt thành công Cách mạng Tháng Mười Nga. Ông vừa là nhà cách mạng thực tiễn, vừa là nhà lý luận thiên tài.

Những câu nói bất hủ của Lenin - lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga

Những câu nói bất hủ của Lenin - lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga

VOV.VN - Lãnh tụ của đảng Bolshevik, Lenin, đã dẫn dắt thành công Cách mạng Tháng Mười Nga. Ông vừa là nhà cách mạng thực tiễn, vừa là nhà lý luận thiên tài.

Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ tương lai nhân loại
Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ tương lai nhân loại

VOV.VN - Cuộc Cách mạng Tháng Mười chấn động địa cầu vào năm 1917 vẫn luôn là ngọn cờ dẫn đường và cổ vũ loài người tiến đến tương lai tươi sáng.

Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ tương lai nhân loại

Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ tương lai nhân loại

VOV.VN - Cuộc Cách mạng Tháng Mười chấn động địa cầu vào năm 1917 vẫn luôn là ngọn cờ dẫn đường và cổ vũ loài người tiến đến tương lai tươi sáng.

Ý nghĩa lý luận đột phá từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại
Ý nghĩa lý luận đột phá từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

VOV.VN - Cách mạng Tháng Mười đột phá được dẫn dắt bởi lý luận đột phá dựa trên quan sát khách quan chủ nghĩa đế quốc và tình hình nội tại của nước Nga khi ấy.

Ý nghĩa lý luận đột phá từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

Ý nghĩa lý luận đột phá từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

VOV.VN - Cách mạng Tháng Mười đột phá được dẫn dắt bởi lý luận đột phá dựa trên quan sát khách quan chủ nghĩa đế quốc và tình hình nội tại của nước Nga khi ấy.

Ảnh hiếm về lãnh tụ Lenin - Linh hồn của Cách mạng Tháng Mười Nga
Ảnh hiếm về lãnh tụ Lenin - Linh hồn của Cách mạng Tháng Mười Nga

VOV.VN - Lenin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, mở ra trang sử mới cho nước Nga và thế giới.

Ảnh hiếm về lãnh tụ Lenin - Linh hồn của Cách mạng Tháng Mười Nga

Ảnh hiếm về lãnh tụ Lenin - Linh hồn của Cách mạng Tháng Mười Nga

VOV.VN - Lenin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, mở ra trang sử mới cho nước Nga và thế giới.