Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

VOV.VN - Phong trào Đông Du là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam, kết nối giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Như chúng tôi đã trình bày ở bài “Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển”, quan hệ Việt-Nhật ở từng giai đoạn đã để lại nhiều dấu ấn làm nền tảng cho sự phát triển của quan hệ hai nước sau này. Tiếp theo giai đoạn trước cho đến đầu thế kỷ 20 (cụ thể năm 1905) phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng mở ra giai đoạn phát triển mới trong tư duy của người Nhật đối với Việt Nam.

 “Cơ duyên” của Phong trào Đông Du

Năm 1868 thời kỳ Minh Trị (Meiji) ở Nhật Bản bắt đầu. Thời kỳ này là thời kỳ đổi mới của Nhật bản với việc tiến hành thử nghiệm nền chính trị thực dụng để tái định nghĩa thể chế Hoàng Đế.

Nhật mở cửa toàn diện và đặc biệt đã khuyến khích việc học tiếng Anh. Nhưng cũng trong thời kỳ này, Nhật Bản đứng trước sự đe doạ của phương Tây. Vì vậy, việc cách tân toàn bộ đất nước cũng nhằm mục đích chống lại các thế lực bên ngoài. Nhưng trước sự ngoan cường của nhân dân Nhật Bản, lần lượt Trung quốc, Sa Hoàng (Nga) đều bị thảm bại. Thắng lợi đó của Nhật Bản ảnh hưởng sâu rộng tới toàn thế giới.

Phố Hàng Đào, Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX



Ở Việt Nam vào thời kỳ này các phong trào khởi nghĩa của nhiều nhà yêu nước bị thất bại liên tiếp, dân ta lại phải tiếp tục sống trong cảnh nô lệ, lầm than.

Nhà yêu nước Phan Bội Châu (1867-1940) sáng lập ra đã sáng lập ra Duy Tân Hội nhằm thúc đẩy phong trào yêu nước trong nước. Tuy nhiên, để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng nhân dân lại là một việc khó khăn.

Lúc này cũng là thời kỳ các tài liệu tân văn liên quan tình hình thế giới, các phong trào yêu nước được tuyên truyền rộng rãi. Phan Bội Châu cũng không ngoài ảnh hưởng của các tài liệu này. Khác với những nhà yêu nước khác ông đã chọn cho mình con đường đi riêng, con đường giải phóng dân tộc Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu với một niềm tin sẽ dựa vào Nhật Bản để kháng chiến chống Pháp đã lập ra phong trào Đông Du (đi về phía Đông). Với mục đích học tập Nhật Bản, tháng 1/1905, lần đầu tiên một số sĩ phu Việt Nam do Phan Bội Châu đứng đầu sang Nhật. Từ lời giới thiệu của Lương Khải Siêu, sĩ phu Việt Nam đến gặp một số nhà yêu nước, ủng hộ Việt Nam như Okumura, Kashiwabara Buntaro, bác sĩ Asaba Sakitaro.

Trong các cuộc gặp gỡ với những nhà yêu nước Nhật Bản, Phan Bội Châu có lẽ đã không mấy “thỏa nguyện” khi họ không có ý muốn giúp Việt Nam về mặt quân sự, mà họ chỉ hứa lấy danh nghĩa dân Đảng Nhật, giúp học sinh Việt Nam ăn học.

Phan Bội Châu cũng đã đồng ý với đề nghị của các bạn Nhật, thực hiện việc gửi học sinh Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản, tạo dựng phong trào cách mạng sau này.

Đông Du và tư tưởng giải phóng dân tộc

Từ năm 1906, phong trào Đông Du đi vào hoạt động ngày càng rầm rộ trên cả ba miền đất nước, hàng loạt các tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ, gửi về nước. Từ năm 1907-1908 là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển mạnh nhất với trên 200 lưu học sinh.

Cụ Phan Bội Châu



Cũng trong lúc này hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, Okuma Shigenobu và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi khuyên Phan Bội Châu nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. Từ sự ủng hộ này mà các thanh niên Việt Nam rất chú tâm vào việc học tập, hy vọng sau này cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chương trình học tập ở đây khá đa dạng, sáng và trưa dạy tiếng Nhật, “học tri thức phổ thông”, buổi chiều dạy “tri thức quân sự”, đặc biệt là “tập luyện thao tác quân sự”. Khi học sinh Việt Nam vào học trong các trường của Nhật Bản, thì chương trình, quy tắc học ở trường đều do người Nhật quy định, còn ngoài trường đều do ta tự quản lí. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã lập ra Hội Việt Nam Công Hiến (tháng 10/1907) có chương trình riêng.

Phan Bội Châu làm Tổng lý kiêm Giám đốc và Kỳ ngoại hầu Cường Để làm Chủ tịch Hội. Dưới quyền hành chung của Ban lãnh đạo, Hội được chia ra thành 4 Bộ, mỗi Bộ đảm nhiệm từng mặt hoạt động của lưu học sinh.

Các ủy viên của Bộ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thu vào, chi ra và các việc trù bị. Đồng thời, họ cũng là những người giỏi vận động, tranh thủ sự giúp đỡ cả trong và ngoài nước. Việt Nam Công Hiến rất chú trọng tổ chức những buổi “sinh hoạt chính trị” giúp học sinh rèn luyện tư tưởng, đạo đức cách mạng.

Tại các chương trình nghị sự, có mặt đông đủ học viên thì Hội trưởng và Tổng lý huấn thị trước như khuyến cáo các vấn đề có liên quan đến sinh hoạt, học tập, có khi bình giảng nội dung một cuốn sách, nhắc nhở nhiệm vụ của các thành viên trước Tổ quốc. Sau đó, mọi người tự do trao đổi, góp ý các vấn đề đặt ra, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hệ thống tổ chức bố trí nhân sự và điều hành hoạt động ở đây tựa như một “Chính phủ lâm thời”.

Phan Bội Châu đã từng bộc bạch: “Tôi nghiễm nhiên như một quan Công sứ của nước Nam ở nước ngoài mà lại kiêm cả chức Đốc kinh lý nữa. Giếng sâu tay ngắn, việc lớn tài hèn, tôi vẫn lo sợ công việc tôi gánh vác không kham. Đồng thời, chúng tôi dựng lên Tân Việt Nam Công Hiến bắt chước như một Chính phủ lâm thời của nước Nam ở hải ngoại. Tuy là cách thức sắp đặt còn sơ sài nhưng có ảnh hưởng tới dân khí trong nước mau lắm”.

Cũng chính vào lúc này, thực dân Pháp đã tìm ra nhiều manh mối của phong trào, chúng câu kết với Nhật để xúc tiến đàn áp. Tháng 9/1908, khi các học sinh Trường Chấn Võ đang làm lễ tốt nghiệp thì Bộ Nội vụ Nhật hạ lệnh giải tán tổ chức học sinh Việt Nam, tịch thu các văn kiện, đuổi học sinh ra ngoài nước Nhật. Tháng 2/1909, Phan Bội Châu, Cường Để cũng bị trục xuất khỏi nước Nhật.

Trước tình hình đó, Phan Bội Châu và các đồng chí của Cụ phải về lánh nạn ở Trung Quốc, qua Xiêm hoạt động một thời gian với mục đích chờ đợi những cơ hội mới.

Bia tưởng niệm do Phan Bội Châu dựng tại Nhật để ghi nhớ công lao của người bạn lớn Asaba Sakitaro


Tình hình lúc này rất khó khăn, kinh phí để cho lưu học sinh về nước trở thành vấn đề lớn đối với Phan Bội Châu. Đúng lúc này, bác sĩ Asaba Sakitaro đã ủng hộ 1700 yên. Số tiền này đã cưu mang nhiều học sinh Việt Nam. Không chỉ lúc này, trước đó bác sĩ Asaba cũng đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất đối với việc tạo dựng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.

Chính sự giúp đỡ vô tư và trong sáng này mà sau đó khi “trời yên biển lặng”, Phan Bội Châu cùng một số anh em khác đã sang tận quê hương của Asaba (lúc này đã qua đời) để dựng bia tưởng niệm vị ân nhân này. Văn bia có đoạn viết: “Hảo hơn xưa nay, nghĩa đầy trong ngoài. Ông giúp như trời, Tôi chịu như bể, chí Tôi chưa thành, Ông không chờ Tôi. Lòng này đau thương, đến ức vạn năm. Tất cả người của Hội Việt Nam Quan phục xin nghi lại”.

Tấm bia này vừa thể hiện tấm chân tình của Phan Bội Châu đối với những người đã giúp mình, vừa thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Năm 2003 nhân kỷ niệm 85 ngày Phan Bội Châu dựng bia tưởng niệm, Hội yêu nước của tỉnh OWA đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm này. Một số nhà khoa học Việt Nam cũng sang dự lễ. Năm 2010 nhân kỷ niệm 105 phong trào Đông Du, phía Nhật Bản, Hội Asaba Việt Nam tổ chức kỷ niệm Phan Bội Châu và tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phù điêu và mô hình tấm bia Asaba.

Tiếp nhận bia tưởng niệm Phan Bội Châu từ Hiệp hội Asaba, Nhật Bản



Trong thời gian ở tại Nhật Bản, Phan Bội Châu ngoài những bức thư thể hiện tình cảm của bản thân đối với Nhật Bản, kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân Nhật Bản đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ông đã viết rất nhiều tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước, sự khâm phục đối với các bạn Nhật Bản.

Có thể liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu sau:

Ai Việt điếu Điền viết năm 1906, nêu lên những lợi ích của tình đoàn kết Việt Nam với các tỉnh giáp biên giới của Trung Quốc. Tác phẩm này được viết ra nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của lưu học sinh và các nhà hoạt động tỉnh Vân Nam đối với hoạt động của người Việt Nam ở Nhật.

Hải ngoại huyết thư (Sơ biên, Tục biên) viết năm 1906, in ở Tỉnh Yokohama. Vào năm 1908, tác phẩm này được tái bản, với mục địch tuyên truyền tư tưởng yêu nước, phản đối thực dân Pháp. Đáng tiếc tác phẩm bị cảnh sát Nhật tịch thu, đem đốt vì bị liệt vào tác phẩm “kích động nguy hiểm”.

Tác phẩm Kính cáo toàn quốc phụ lão viết năm 1906, kêu gọi các bậc phụ lão trong nước tích cực vận động ủng hộ du học sinh Nhật Bản. Tác phẩm này cũng sớm được chuyển về tuyên truyền trong nước.

Tân Việt Nam viết năm 1907, nói về Mười điều sung sướng và Sáu điều hy vọng đối với nước Việt Nam mới. Hình ảnh nước Việt Nam mới được miêu tả trong tác phẩm này là hình ảnh Nhật Bản đương thời. Đây là tác phẩm được viết với tinh thần lạc quan nhất của Phan Bội Châu.

Đề tỉnh quốc dân hồn viết năm 1907, kêu gọi các tầng lớp: sĩ, nông, công, thương noi gương Nhật Bản, hiểu biết vai trò bổn phận của mình cống hiến cho nước nhà.

 Việt Nam quốc sử khảo viết vào cuối năm 1908, được Soransha, Tokyo phát hành vào đầu năm 1909. Đây là cuốn lược khảo viết theo cách mới về lịch sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, Phan Bội Châu đưa ra nhiều khái niệm mới về quốc gia-quốc dân, dân quyền, văn minh… phản ánh một bước phát triển mới trong nhận thức và tư tưởng của ông.

Tất cả những tác phẩm của Phan Bội Châu trong thời kỳ này ngoài việc lên án chế độ thực dân Pháp, còn tuyên truyền mạnh mẽ tư tưởng, con đường giải phóng dân tộc, khích lệ tầng lớp thanh niên học tập. Đồng thời, thể hiện mối thâm tình giữa những người yêu nước Nhật Bản đối với những người yêu nước Việt Nam.

Phong trào Đông Du tuy thất bại, nhưng đó là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt, trong lịch sử phát triển quan hệ Việt-Nhật, đây là giai đoạn thể hiện sự gắn bó của những con người “đồng chủng”, “đồng tông”./.

Bài 3:  Những bước thăng trầm của quan hệ Việt-Nhật

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan hệ hữu nghị Việt-Nhật đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất
Quan hệ hữu nghị Việt-Nhật đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất

Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm: Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước...

Quan hệ hữu nghị Việt-Nhật đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất

Quan hệ hữu nghị Việt-Nhật đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất

Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm: Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước...

Dấu ấn sâu sắc trong lịch sử quan hệ Việt-Nhật
Dấu ấn sâu sắc trong lịch sử quan hệ Việt-Nhật

Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Taro Aso đã nhất trí phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Dấu ấn sâu sắc trong lịch sử quan hệ Việt-Nhật

Dấu ấn sâu sắc trong lịch sử quan hệ Việt-Nhật

Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Taro Aso đã nhất trí phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Đưa quan hệ Việt-Nhật vào chiều sâu, hiệu quả
Đưa quan hệ Việt-Nhật vào chiều sâu, hiệu quả

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và các chính Đảng của Nhật Bản đã luôn ủng hộ Việt Nam trên các phương diện.

Đưa quan hệ Việt-Nhật vào chiều sâu, hiệu quả

Đưa quan hệ Việt-Nhật vào chiều sâu, hiệu quả

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và các chính Đảng của Nhật Bản đã luôn ủng hộ Việt Nam trên các phương diện.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật

Ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng và không ngừng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Nhật Bản trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh

Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật

Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật

Ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng và không ngừng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Nhật Bản trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh

Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển
Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển

VOV.VN - Quan hệ Việt-Nhật là mối quan hệ lâu đời, để lại nhiều dấu ấn cho đến ngày nay.

Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển

Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển

VOV.VN - Quan hệ Việt-Nhật là mối quan hệ lâu đời, để lại nhiều dấu ấn cho đến ngày nay.

Trao đổi văn hóa tăng cường đoàn kết Việt-Nhật
Trao đổi văn hóa tăng cường đoàn kết Việt-Nhật

Đây là khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong buổi tiếp ông Tsutsui Toyoharu, Tổng Thư ký Hội Giao lưu văn hóa Nhật-Việt (JVCA) chiều 10/4

Trao đổi văn hóa tăng cường đoàn kết Việt-Nhật

Trao đổi văn hóa tăng cường đoàn kết Việt-Nhật

Đây là khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong buổi tiếp ông Tsutsui Toyoharu, Tổng Thư ký Hội Giao lưu văn hóa Nhật-Việt (JVCA) chiều 10/4

Kết nối Việt-Nhật trong “Những ngày Việt Nam ở Nhật Bản"
Kết nối Việt-Nhật trong “Những ngày Việt Nam ở Nhật Bản"

VOV.VN - Sự kiện này tổ chức từ ngày 11-23/9 tại nhiều địa phương của Nhật Bản.

Kết nối Việt-Nhật trong “Những ngày Việt Nam ở Nhật Bản"

Kết nối Việt-Nhật trong “Những ngày Việt Nam ở Nhật Bản"

VOV.VN - Sự kiện này tổ chức từ ngày 11-23/9 tại nhiều địa phương của Nhật Bản.