Kỳ 2:

Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu

VOV.VN - Sau khi trở lại chiến đấu, phi công tiêm kích Mỹ Gabby đã xông xáo tham gia nhiều trận không chiến táo bạo, bắn hạ hàng chục máy bay phát xít Đức.

>> Xem Kỳ 1: Câu chuyện phi công hạng ace số 1 của Mỹ trong Thế chiến 2

Phi vụ đầu tiên của Gabby Gabreski sau khi bình phục gây thất vọng lớn cho ông, bởi ông đã phải ngưng chiến khi thùng nhiên liệu ở bụng máy bay không hoạt động. Trong khi đó, các phi công còn lại bắn hạ được 5 chiếc máy bay chiến đấu Messerschmitt Me-110 2 động cơ mà không gặp phải tổn thất nào.

Hôm đó – ngày 17/8/1943 – được gọi là “Ngày Thứ 5 Đen tối” sau khi lực lượng phi cơ ném bom mà họ hộ tống chịu tổn thất tới 60 chiếc.

Suy tư sau khi bắn hạ phi cơ địch đầu tiên

Đến ngày 24/8, Gabby lập chiến công đầu tiên được xác nhận – hạ một máy bay Fw-190. Sau này Gabby kể lại cảm xúc của mình như sau: “Đêm đó trước khi đi ngủ tôi nghĩ về ý nghĩa những gì tôi đã làm được vào hôm đó. Tôi đã giết chết một con người, tôi chắc chắn như thế. Nhưng tôi không buồn rầu lâu. Đó không phải là một con người cụ thể mà tôi muốn giết. Đây là chiến tranh. Trong 3 năm qua tôi đã chuẩn bị cả về mặt tinh thần và thể xác cho cái ngày mà tôi sẽ bắn rơi một máy bay quân thù. Đúng, có một con người bên trong chiếc máy bay Fw-190 mà tôi bắn cháy nhưng tôi chưa bao giờ gặp anh ta, chưa bao giờ nghe thấy anh ta nói, cũng không biết tên và dáng hình của người đó”.

Máy bay tiêm kích Fw-190 của phát xít Đức. Ảnh: kitsunesden.

Trong các tuần tiếp theo, Gabreski bắn hạ thêm hai chiếc Fw-190, rồi đến ngày 26/11/1943 ông đạt danh hiệu hạng “ace” với thành tích hạ được 5 máy bay địch.

Hôm đó Gabreski chỉ huy một phi đội hộ tống oanh tạc cơ thì bị một nhóm máy bay Me-110 của Đức tấn công.

Gabby tung đòn tấn công dữ dội vào một chiếc Me-110. Bất ngờ chiếc Me-110 này nổ tung. Các mảnh vỡ lớn của máy bay này cào lên nắp kính buồng lái và lao vào cánh phải chiếc phi cơ P-47 của ông. Mặc dù vậy chiếc máy bay vẫn bay tiếp được, Gabby leo lên cao trở lại và tiếp tục cuộc không chiến. Ông đã hạ thêm một chiếc Me-110 thứ 2.

Đơn vị 56 lập một kỷ lục mới vào ngày hôm đó với việc bắn hạ 23 máy bay đối phương được xác nhận. Riêng Gabby được thưởng Huân chương Chữ Thập cho vai trò chỉ huy của ông trong trận chiến trên không này.

Liên tục hạ máy bay đối phương

Từ đó trở đi, Gabby liên tục hạ tiếp các máy bay Fw-190, Me-109 và Me-110 mà chiếc P-47 của ông chỉ bị hư hại nhẹ. Tuy nhiên, một viên đạn pháo từ một chiếc máy bay Me-109 đã xuyên qua buồng lái, đánh trúng pedal chỉnh cánh lái và ủng ông đi, khiến ông bị thương.

Giờ thì máy bay P-47D đã được lắp các thùng nhiên liệu to hơn, giúp máy bay này bay tầm xa hơn. Đến đầu năm 1944, tư lệnh đơn vị Không lực số 8 Tướng James H. “Jimmy” Doolittle cho phép các chiến đấu cơ rời máy bay ném bom để chủ động tìm kiếm các phi cơ địch ở bất cứ chỗ nào có khả năng có chúng.

Kết quả là, các chiến đấu cơ bắn hạ thêm được số lượng lớn máy bay Đức cả trên không và trên mặt đất.

Gabby bắn hạ 3 máy bay trong chiến dịch “Big Week” vào tháng 2/1944, tiếp tục bổ sung bảng thành tích trong cuộc đua tranh với một số phi công hạng ace khác trong thời kỳ đó.

Trong một phi vụ hiệu suất cao nhất của mình – vào ngày 22/5, ông bắn hạ tới 3 chiếc Fw-190.

Vào ngày 5/7, Gabreski trở thành phi công ace số 1 của Mỹ ở Đại chiến trường châu Âu – tới thời điểm đó ông lập được cả thảy 28 chiến công (bắn hạ 28 máy bay địch).

Hôm đó ông đang chỉ huy đơn vị tham gia hộ tống bay qua một căn cứ không quân của quân đội Đức ở Pháp.

Sau khi các oanh tạc cơ rút đi an toàn, Gabby đã chỉ huy một biên đội thực hành tấn công sân bay địch, trong đó ông đã bắn hạ một máy bay Me-109 của địch tham gia bảo vệ sân bay. Phi đoàn 61 của ông hôm đó tiêu diệt được 5 máy bay địch, nâng bảng “tổng sắp” thành tích của đơn vị này lên 230 – mức cao nhất ở chiến trường châu Âu.

Sau sự kiện này danh tiếng của Gabreski nổi như cồn.

Các lãnh đạo lực lượng không quân (khi đó nằm trong cơ cấu lục quân) muốn Gabreski quay về nước và sử dụng danh tiếng của mình để bán các trái phiếu chiến tranh. Theo kế hoạch ông sẽ rời chiến trường châu Âu vào cuối tháng 7/1944 sau khi ông hoàn thành phi vụ thứ 165.

Xin đánh trận cuối

Gabby đã chất xong hành lý và sắp sửa bước lên khoang chiếc máy bay Douglas C-54 để bay về Mỹ thì ông nghe được tin về một phi vụ hộ tống các máy B-24 đi ném bom Russelheim, Đức. Không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của cơ hội tuyệt vời để lập thêm thành tích, ông lôi ba lô ra khỏi chiếc C-54 và đề nghị với cấp trên được thực hiện phi vụ cuối cùng.

Cuộc tập kích diễn ra khá suôn sẻ. Gabreski trực tiếp chỉ huy phi đoàn. Sau khi các oanh tạc cơ trút bom xuống mục tiêu và bay sang Anh, ông tìm kiếm các mục tiêu ngẫu nhiên còn lại trên mặt đất. Gabreski phát hiện một sân bay ở Bassenheim và ra lệnh cho hai biên đội hạ độ cao. Ông bay theo họ ở độ cao ngọn cây.

Phi công ace Gabby lập công bằng tiêm kích cơ P-47. Ảnh: richard-seaman.

Gabby căn lên một chiếc Heinkel He-111 đậu trên mặt đất và quan sát mục tiêu bùng cháy. Chỉ gặp phải hỏa lực cao xạ yếu ớt tại khu vực sân bay, ông quyết định làm “chuyến nữa”, thậm chí ở độ cao rất thấp, đến nỗi mà cánh quạt máy bay của ông bị quệt xuống mặt đất khiến động cơ của máy bay bị rung lắc mạnh. Dầu động cơ lập tức bắn đầy kính chắn gió và ông buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên cánh đồng của một nông dân địa phương.

Bị choáng nhưng không bị thương, Gabby biết rõ mình đã nằm sâu trong lãnh thổ Đức hàng trăm dặm và cần phải tránh nguy cơ bị địch bắt. Ông chạy vào rừng và trong 5 ngày tiếp theo ông phải xoay sở để lẩn trốn những kẻ truy tìm phi công. Nhưng cuối cùng một cảnh sát Đức đã “tóm” được Gabby và nộp ông cho quân đội Đức ở Oberursel vào ngày 25/7.

Bị giam trong trại tù binh ở Đức

Hanns Scharff, một sĩ quan tình báo Đức biết tiếng Anh đã thẩm vấn ông.

Viên sĩ quan Đức nhẹ nhàng chào Gabby: “Chào anh. Chúng tôi đã đợi anh lâu lắm rồi”.

Gabby được chuyển về trại tù binh Stalag Luft I ở thị trấn Barth thuộc vùng biển Baltic, phía bắc Berlin. Tại thời điểm đó, Đại tá “Hub” Zemke – tư lệnh cũ của đơn vị không quân của Gabby, là một sĩ quan cao cấp bị bắt làm tù binh và đưa về trại này. Ông Zemke bị bắn rơi vào tháng 10/1944.

Ký ức lớn nhất của Gabby về giai đoạn 9 tháng làm tù binh tiếp theo là tình trạng đói khát ngày càng gia tăng ngoài việc phải sống tẻ nhạt.

Các kiện hàng của Hội Chữ Thập Đỏ giúp các tù binh không chết đói nhưng chiến tranh ngày càng tệ hại đối với phía Đức và các kiện hàng này không được chuyển đến cho họ nữa. Mùa đông và đầu mùa xuân năm 1945 là một thời kỳ kinh hoàng với cái rét âm độ C và tình trạng thiếu thốn đủ thứ.

Tuy nhiên, vào ngày 30/4/1945, quân đội Liên Xô đã giải phóng trại tù binh này.

Gabby cố gắng thăm lại đơn vị cũ ở Anh và sau đó thuyết phục giới chức cho phép ông bay thẳng sang New York. Ông lao vội tới Prairie du Chien, Wis để sum họp với vị hôn thê Kay Cochran mà ông đã tìm hiểu thời ở Hawaii. Họ lên kế hoạch tổ chức đám cưới vào tháng 6. Sau đó Gabby về quê nhà ở Oil City (thuộc bang Pennsylvania), được người dân chào đón như một vị anh hùng.

Giống nhiều cựu binh sau Thế chiến 2, Gabby không biết mình sẽ làm gì tiếp đây. Ông muốn học nốt chương trình đại học cũng như tiếp tục được lái máy bay. Ông được giao lái thử nghiệm máy bay ở sân bay Wright, Ohio. Ông đồng thời được mời làm đại diện bán hàng ở nước ngoài cho công ty máy bay Douglas. Cuối cùng ông chọn làm nghề này vào tháng 5/1946.

Sau đó ông muốn quay trở lại lực lượng không quân của lục quân Mỹ và vui mừng được nhận về chỉ huy phi đoàn số 55 vào tháng 4/1947 với lon trung tá.

“Thật tuyệt vời được trở lại với buồng lái máy bay, và cũng tuyệt vời khi được làm chỉ huy một đơn vị không quân vào thời bình”, Gabby nói. “Chiếc P-51 là một chiếc máy bay đẹp với nhiều cự ly bay”.

Tuy nhiên sau đó ông theo học chương trình tiếng Nga ở Đại học Columbia. Ông được trao bằng cử nhân chính trị học vào tháng 8/1949./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam
Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

VOV.VN - Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

VOV.VN - Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong
Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong

VOV.VN - Sự thật về phi công Thần Phong (Kamikaze) được hé lộ qua những người sống sót. Tuy là quân phát xít, họ khác biệt nhiều với những kẻ đánh bom tự sát ngày nay.

Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong

Hé lộ những góc khuất về phi công cảm tử Thần Phong

VOV.VN - Sự thật về phi công Thần Phong (Kamikaze) được hé lộ qua những người sống sót. Tuy là quân phát xít, họ khác biệt nhiều với những kẻ đánh bom tự sát ngày nay.

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên
Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

VOV.VN - Phi công Mỹ Gabreski bắn hạ nhiều máy bay địch, đạt danh hiệu ace trong 2 cuộc chiến tranh. Thế nhưng thuở đầu ông bị đánh giá là thiếu khả năng.

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

VOV.VN - Phi công Mỹ Gabreski bắn hạ nhiều máy bay địch, đạt danh hiệu ace trong 2 cuộc chiến tranh. Thế nhưng thuở đầu ông bị đánh giá là thiếu khả năng.

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản
Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN - Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN - Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Đế quốc Nhật bị giằng xé giữa tấn công Liên Xô và tấn công Đông Nam Á
Đế quốc Nhật bị giằng xé giữa tấn công Liên Xô và tấn công Đông Nam Á

VOV.VN - Năm 1941 Hồng quân chưa thực sự mạnh, lại bị Đức tấn công bất ngờ. Lúc đó nếu bị Nhật Bản tấn công từ phía đông, Liên Xô sẽ khó bề trụ được.

Đế quốc Nhật bị giằng xé giữa tấn công Liên Xô và tấn công Đông Nam Á

Đế quốc Nhật bị giằng xé giữa tấn công Liên Xô và tấn công Đông Nam Á

VOV.VN - Năm 1941 Hồng quân chưa thực sự mạnh, lại bị Đức tấn công bất ngờ. Lúc đó nếu bị Nhật Bản tấn công từ phía đông, Liên Xô sẽ khó bề trụ được.