Phương Tây nghi vấn Snowden liên đới vụ thảm sát Paris?

VOV.VN - Theo nhà báo Greenwald, việc phương Tây và Mỹ lôi Snowden vào thảm kịch Paris nhằm làm cho công luận quên đi thất bại tình báo của họ. 

IS ngày càng tinh vi trong phương thức liên lạc

Đầu tháng này, Giám đốc của Trung tâm chống khủng bố Mỹ (NCTC) Nick Ramussen đã tuyên bố rằng phương thức liên lạc của các tổ chức khủng bố đang ngày càng tinh vi, hiện đại, khiến cho tình báo Mỹ gặp khó khăn trong việc theo dõi. 

Phương thức liên lạc của các tổ chức khủng bố đang ngày càng tinh vi, hiện đại. (ảnh minh họa: Zuma Press).

Bởi thế, Mỹ đã mất dấu nhiều thông tin về các âm mưu khủng bố trong thời gian gần đây và điều này đã dẫn đến những vụ việc đáng tiếc.

Công tố viên Pháp nhận định, những nghi phạm khủng bố có liên quan đến thảm kịch ở Paris có thể đã dùng phương thức liên lạc được mã hóa để qua mặt các cơ quan tình báo.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bỉ Jan Jambon cho biết thêm, ông tin những kẻ khủng bố là những người có hiểu biết nhất định về an ninh và bảo mật thông tin trên mạng. Có nhiều khả năng máy chơi trò chơi điện tử PlayStation 4 đã được các tay súng sử dụng để liên lạc. 

Những tên khủng bố có thể gửi tin nhắn thông qua mạng lưới PlayStation Network (PSN) của hệ máy PlayStation hoặc có thể trao đổi riêng với nhau thông qua một trò chơi điện tử nào đấy. Nhiều trò chơi điện tử có nội dung là chiến tranh, đánh nhau, bởi vậy việc sử dụng những ngôn từ bạo lực khó bị để ý. 

Hệ máy PlayStaytion của Sony. (ảnh: CNBC).

Bên cạnh đó, thông tin về người chơi điện tử trên mạng cũng rất mơ hồ, không rõ ràng tạo điều kiện cho khủng bố ẩn nấp an toàn.

Được biết, hình thức liên hệ đơn giản như gửi tin nhắn hay trò chuyện trên hệ máy PlayStation có tính bảo mật chặt chẽ hơn so với điện thoại, tin nhắn đa phương tiện hay thư điện tử.

Hiện ước tính có khoảng 65 triệu người dùng trên mạng lưới PSN. Hãng Sony đã bán được khoảng 25 triệu máy PlayStation 4 kể từ khi được ra mắt 2 năm về trước.

Đặc biệt là hồi tháng 5/2015, một thiếu niên 14 tuổi đến từ  Áo đã tải một bản hướng dẫn chế tạo bom thông qua hệ thống PSN của Sony và chịu án phạt 2 năm tù giam. Vụ việc đã làm dấy lên nghi ngại những kẻ khủng bố sẽ lợi dụng PSN làm phương tiện thông tin liên lạc là hoàn toàn có cơ sở.

CIA tố Snowden tạo điều kiện cho vụ khủng bố Paris

Một loạt các quan chức tình báo của Mỹ đã lên tiếng cho rằng Edward Snowden chính là nguyên nhân khiến IS có thể qua mặt được lực lượng tình báo Mỹ và phương Tây.

Giám đốc CIA John O.Brennan nghi ngờ rằng những tên khủng bố đã lợi dụng sự rò rỉ thông tin từ cựu điệp viên tình báo Mỹ để lẩn trốn.

“Bởi vì những tiết lộ trái phép này, rất nhiều cuộc tranh cãi về vai trò của chính phủ trong việc nỗ lực tìm ra nơi ẩn náu của những kẻ khủng bố đã nổ ra”, ông Brennan nói. 

 Cựu nhân viên NSA Edward Snowden. (ảnh: Reuters).

Ông Brennan cho biết thêm, sau vụ bê bối của Snowden, CIA và các cơ quan khác đã không thể sử dụng được nhiều công cụ quan trọng, cần thiết để tìm ra những kẻ khủng bố; hạn chế khả năng làm việc của các cơ quan này

Thậm chí, cựu giám đốc CIA James Woolsey R. còn ví von rằng: “Tôi nghĩ rằng bàn tay của Snowden đã dính máu từ vụ thảm sát ở Pháp cuối tuần qua”.

Theo ông Nick Ramussen, giám đốc NCTC việc cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ các thông tin mật về chương trình theo dõi của tình báo Mỹ đã tạo điều kiện cho khủng bố tìm các biện pháp đối phó.

Ông Ramussen cho biết thêm, ông nhận thấy nhiều người nằm trong danh sách giám sát của NSA đã ngừng liên lạc hoặc chuyển sang dùng phương thức liên lạc mã hóa vì e ngại sự theo dõi của cơ quan này.

Thậm chí, nhiều người còn tránh cả các công ty cung cấp dịch vụ trên mạng như Google và Yahoo, đồng thời chuyển sang sử dụng nhà mạng các nước khác để đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. 

Bên cạnh đó, các ứng dụng liên lạc mới ra đời, chẳng hạn như WhatsApp cũng gây nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin tình báo, tạo điều kiện cho mạng lưới khủng bố phát triển. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia nhận định, áp đặt vụ bê bối Snowden với bi kịch Paris là chưa chính xác. Bởi vì ngay cả khi vụ bê bối tình báo Snowden không xảy ra, cũng rất khó để biết được cách thức chính xác mà những tên khủng bố khủng bố sử dụng để liên lạc với nhau và mở rộng được mạng lưới của mình.

Phản bác lập luận của tình báo Mỹ

Thực sự thì, dẫu không có bê bối Snowden, thảm sát Paris vẫn có thể xảy ra. Vụ bê bối của Snowden đã tiết lộ về một chương trình giám sát toàn cầu của Cơ quan An ninh Mỹ (NSA) tên là PRISM dùng để bí mật theo dõi công dân Mỹ và công dân các nước khác. Tuy nhiên, chương trình này lại có rất ít giá trị đối với vụ khủng bố ở Paris, Washington Post nhận định.

Với chương trình giám sát này, NSA có thể nắm trong tay thông tin của hàng tỉ cuộc gọi điện thoại trong nước nhưng lại không thể biết được thông tin từ các cuộc gọi hoàn toàn ở bên ngoài nước Mỹ. Như vậy, những tên khủng bố này có thể liên lạc với nhau để tấn công Paris mà không bị tình báo Mỹ theo dõi. 

Chân dung Abaaoud, nghi phạm chủ mưu vụ thảm sát 13/11 ở Paris. (Ảnh: Reuters).

Bên cạnh đó, việc các quan chức tình báo Mỹ kết luận rằng tiết lộ của Snowden đã đánh động đến các nhóm khủng bố, khiến chúng cảnh giác hơn và thay đổi phương thức liên lạc cũng không hợp lý.

Washington Post dẫn lời Jameel Jaffer, phó Giám đốc của Liên hiệp Quyền tự do của Công dân nói: “Những tên khủng bố chắc hẳn đã biết từ lâu rằng chính quyền Mỹ luôn tìm mọi cách để theo dõi thông tin liên lạc của bọn chúng. Những gì mà Snowden tiết lộ về chương trình theo dõi có quy mô của Mỹ chỉ gây sốc đối với các công dân bình thường. Ông giám đốc của CIA biết rõ điều ấy. Ông ấy chỉ đơn giản muốn chúng ta bàn tán về Snowden mà quên đi những thất bại của cơ quan tình báo Mỹ”.

Washington Post nhấn manh, công tố viên François Molins của Paris đã tiết lộ một trong những điện thoại di động của các nghi phạm khủng bố đã được kiểm tra và chiếc điện thoại này có chưa một tin nhắn văn bản liên quan đến cuộc tấn công- đây là tin nhắn bình thường và không được mã hóa.

Nhà báo Glenn Greenwald, người từng tiếp xúc với Snowden, nhận định việc buộc tội của quan chức tình báo Mỹ không phù hợp với các sự kiện trước đó. 

Nhà báo Glenn Greenwald, người từng tiếp xúc với Snowden. (ảnh: Reuters).

Trước khi xảy ra vụ bê bối Snowden (tháng 6/2013), trên thế giới đã có hàng loạt các vụ khủng bố khác như vụ khủng bố ở Bali (Indonesia) vào năm 2002, vụ khủng bố Madrid (Tây Ban Nha) năm 2004 tại Madrid, năm 2005 tại London, năm 2008 tại Mumbai và năm 2013 ở Boston.

“Chúng ta được cảnh báo nhiều lần trước đó rằng, những kẻ khủng bố rất tinh vi đã biết cách sử dụng kỹ thuật mã hóa thông tin phức tạp (trước khi vụ Snowden nổ ra) để tránh giám sát”, ông  Glenn Greenwald cho biết.

Washington Post cũng đồng tình với nhận định trên. Tờ báo này cho biết, vào tháng 2/2001, lúc đó Giám đốc của FBI là Louis J. Freeh đã nhận được cảnh báo về những kẻ khủng bố có năng lực"mã hóa” thông tin và rất khó để bẻ khóa. 

Vào năm 2010, những tên khủng bố trong vụ tấn công bằng bom bất thành ở Quảng trường Thời đại cũng từng sử dụng e-mail mã hóa để trao đổi với nhau, tuy nhiên chính phủ Mỹ đã bẻ khóa được e-mail này.

Trước đó, năm 2001, tờ Science Monitor cho biết, người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã công khai nói rằng tổ chức al-Qaeda sử dụng các kỹ thuật mã hóa phức tạp và mạng Internet, gây khó khăn cho cơ quan tình báo Mỹ và phương Tây. 

Phương Tây đổ vấy cho Snowden để lẩn trốn tránh nhiệm

Sputnik dẫn lời nhà báo Glenn Greenwald, việc đổ lỗi cho Snowden là cách tình báo phương Tây trốn tránh trách nhiệm khi không ngăn chặn được các cuộc khủng bố xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây. 

Ông Greenwald kết luận, dường như đổ lỗi cho người khác đã trở thành “thói quen” của cơ quan tình báo Mỹ.  Ngoài ra, tên tuổi của một cựu điệp viên từng “làm mưa làm gió” là một lá chắn hữu hiệu để hướng dư luận quan tâm vào đó và tránh những câu hỏi về nguồn gốc và sự tài trợ cho IS đối với chính quyền Mỹ. 

Mới đây, người phát ngôn Đảng Xã hội cầm quyền ở Pháp Corinne Narassiguin đã phải thừa nhận về thất bại của tình báo nước này. 

Pháp đã phải thừa nhận về thất bại của tình báo nước này. (ảnh: AFP).

Theo một số thông tin mới được tiết lộ, có ít nhất 3 manh mối quan trọng mà nếu được chú ý nhiều hơn có thể đã giúp ngăn chặn thảm kịch ở Paris. 

Trước hết, hơn 1 tuần trước, lực lượng an ninh Đức đã phát hiện một xe hơi chở nhiều vũ khí của một nghi can trong vụ khủng bố đang trên đường đến Paris. Tuy nhiên, vụ việc đã không được thông tin cho cơ quan chống khủng bố ở Berlin.

Thứ hai, có 1 nghi can nằm trong danh sách theo dõi khủng bố ở Pháp, thế nhưng cuối cùng gã này vẫn có thể lọt lưới sự giám sát để tham gia vụ tấn công.

Thứ ba, nhà chức trách Hy Lạp cho rằng 2 trong số những tay súng tham gia vào vụ thảm sát ở Paris đã giả làm người tị nạn Syria để trà trộn vào châu Âu./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đặc nhiệm Pháp bắn 5.000 phát đạn, kẻ chủ mưu khủng bố có thể đã chết
Đặc nhiệm Pháp bắn 5.000 phát đạn, kẻ chủ mưu khủng bố có thể đã chết

VOV.VN - Abaaoud, nghi phạm chủ mưu vụ khủng bố Paris đẫm máu, đã bị tiêu diệt trong đợt vây ráp của đông đảo lính đặc nhiệm Pháp ở vùng ngoại ô Paris.

Đặc nhiệm Pháp bắn 5.000 phát đạn, kẻ chủ mưu khủng bố có thể đã chết

Đặc nhiệm Pháp bắn 5.000 phát đạn, kẻ chủ mưu khủng bố có thể đã chết

VOV.VN - Abaaoud, nghi phạm chủ mưu vụ khủng bố Paris đẫm máu, đã bị tiêu diệt trong đợt vây ráp của đông đảo lính đặc nhiệm Pháp ở vùng ngoại ô Paris.

Tên khủng bố khét tiếng mà cảnh sát Pháp vây bắt ở vùng ngoại ô là ai?
Tên khủng bố khét tiếng mà cảnh sát Pháp vây bắt ở vùng ngoại ô là ai?

VOV.VN - Tay súng Abdelhami Abaaoud, 27 tuổi, được cho là chủ mưu của vụ thảm sát ngày 13/11, là tâm điểm của một cuộc vây bắt tại vùng ngoại ô Pháp.

Tên khủng bố khét tiếng mà cảnh sát Pháp vây bắt ở vùng ngoại ô là ai?

Tên khủng bố khét tiếng mà cảnh sát Pháp vây bắt ở vùng ngoại ô là ai?

VOV.VN - Tay súng Abdelhami Abaaoud, 27 tuổi, được cho là chủ mưu của vụ thảm sát ngày 13/11, là tâm điểm của một cuộc vây bắt tại vùng ngoại ô Pháp.

Pháp mạnh tay chi tiêu nhằm tăng cường an ninh sau vụ khủng bố Paris
Pháp mạnh tay chi tiêu nhằm tăng cường an ninh sau vụ khủng bố Paris

VOV.VN- Sau các vụ khủng bố đẫm máu ở Paris, Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ tăng chi tiêu cho an ninh kể cả khi điều này vi phạm nguyên tắc tài chính của EU.

Pháp mạnh tay chi tiêu nhằm tăng cường an ninh sau vụ khủng bố Paris

Pháp mạnh tay chi tiêu nhằm tăng cường an ninh sau vụ khủng bố Paris

VOV.VN- Sau các vụ khủng bố đẫm máu ở Paris, Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ tăng chi tiêu cho an ninh kể cả khi điều này vi phạm nguyên tắc tài chính của EU.

Vì sao tình báo Pháp trở tay không kịp trước vụ khủng bố đẫm máu?
Vì sao tình báo Pháp trở tay không kịp trước vụ khủng bố đẫm máu?

VOV.VN - Dù nói gì đi chăng nữa thì tình báo Pháp cũng bị rơi vào thế bất ngờ trước loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris.

Vì sao tình báo Pháp trở tay không kịp trước vụ khủng bố đẫm máu?

Vì sao tình báo Pháp trở tay không kịp trước vụ khủng bố đẫm máu?

VOV.VN - Dù nói gì đi chăng nữa thì tình báo Pháp cũng bị rơi vào thế bất ngờ trước loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris.