Quân đội Việt Nam bắn rơi 6 máy bay B-52 của Mỹ chỉ trong một đêm năm 1972

VOV.VN - Bài báo Ấn Độ tỏ ra ấn tượng về năng lực quân đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B-52 của Mỹ trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” 1972. Tác giả viết, trong một đêm, phía Việt Nam đã bắn hạ tới 6 chiếc B-52 của đối phương.

LTS: Mới đây tờ báo tiếng Anh của Ấn Độ, Eurasian Times, đã có một bài viết dài về cuộc đối đầu lịch sử giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và các máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 (phía Mỹ gọi là chiến dịch Linebacker II). Tác giả bài viết nhấn mạnh chi tiết quân đội Việt Nam đã bắn hạ được 6 pháo đài bay B-52 chỉ trong một đêm vào tháng 12/1972, gây thiệt hại nặng nề cho không quân Mỹ. Số liệu máy bay B-52 bị bắn rơi trong bài này là những con số được phía Mỹ thừa nhận. Báo điện tử VOV lược dịch bài viết nói trên:

***

Sức mạnh đáng sợ của B-52 - lá bài chính trị của Tổng thống Nixon

Cách đây đúng 50 năm, 200 chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ thực hiện 730 phi vụ trong vòng 12 ngày đêm trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, với trọng điểm tấn công là thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phóng. Chúng thả hơn 20.000 tấn bom trong cuộc tập kích đường không được coi là lớn nhất của Mỹ kể từ Thế chiến II, gây cho người dân Việt Nam nhiều tổn thất về sinh mạng.

Chỉ hơn 1 tháng trước chiến dịch tập kích này, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 với lời hứa hẹn chấm dứt sự dính líu của Mỹ vào Chiến tranh Việt Nam.

Để gây sức ép với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên quan đến đàm phán hòa bình, Tổng thống Nixon đã hạ lệnh tiến hành một chiến dịch ném bom chiến lược trong 12 ngày đêm, mang mật danh Linebacker II. Trước đó, không quân Mỹ đã cổ xúy cho phương án ném bom và giờ thì họ có cơ hội thực hiện phương án đó.

Nói theo ngôn ngữ của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger, mục đích của Linebacker II là phá hủy các mục tiêu có giá trị cao như các cơ sở quân sự trọng yếu, các tuyến đường sắt, các nhà máy điện, xưởng sản xuất… để gây chấn động tâm can người Việt Nam.

Máy bay B-52 (hãng Boeing gọi là Pháo đài Tầng bình lưu) có khả năng mang 32 tấn vũ khí hạt nhân hoặc thông thường và bay ở tốc độ dưới âm thanh ở trần độ cao là 15,1km, vượt ra ngoài tầm nhìn bằng mắt thường, nên các cuộc oanh tạc do máy bay này thực hiện có thể gây tác động mạnh cho đối phương cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần.

Tác giả TW Beagle trong luận án năm 2000 viết: “Nixon muốn gây tác động tâm lý tối đa lên miền Bắc Việt Nam, và B-52 là công cụ mạnh nhất của không quân để đạt được điều đó”.

Đối thủ chính của B-52 là các quả tên lửa đất đối không (SAM) S-75 Dvina do Liên Xô chế tạo. Tên lửa này có thể mang đầu đạn nặng 195kg và bay lên tới độ cao 30km với tốc độ gấp 3 lần tốc độ âm thanh.

Phía Việt Nam cũng bí mật cải thiện mạng lưới radar bằng việc đưa vào sử dụng một loại radar điều khiển hỏa lực mới được cho là giúp nâng cao độ chính xác của tên lửa S-75.

Hỏa lực phòng không mãnh liệt

Ngày 18/12/1972, 129 chiếc B-52 cất cánh từ đảo Guam và từ Thái Lan để hủy diệt các thành phố Hà Nội và Hải Phòng. 87 chiếc B-52 cất cánh từ sân bay Andersen trên đảo Guam, 42 chiếc B-52 cất cánh từ sân bay U Tapao trên đất Thái Lan. Nếu bay từ Guam, sẽ mất 12 tiếng, còn từ sân bay U Tapao thì chỉ mất 3-4 tiếng nếu không cần tiếp nhiên liệu trên không.

Vào đêm đầu chiến dịch, Việt Nam phóng khoảng 200 tên lửa S-75 vào đội hình B-52, bắn rơi 3 chiếc trong số đó và làm hư hại 2 chiếc khác.

Một cựu phi công Mỹ nhớ lại trong cuộc trả lời phỏng vấn đài CNN: “Cứ như đi bộ trên đỉnh các quả tên lửa trên bầu trời. Có rất nhiều tên lửa lao về phía bạn”.

Viên phi công này cho biết, đạn cao xạ sáng đến mức người ta có thể “đọc báo trong buồng lái”.

Tổn thất thảm họa của B-52 trong đêm đầu tiên của chiến dịch Linebacker II đã gây tổn thương cho tinh thần chiến đấu của các phi công ở Guam và U Tapao, trong khi khí thế của quân đội Việt Nam lại dâng cao.

>> Xem thêm: Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

Nguyễn Văn Phiệt - một sĩ quan hỏa lực tên lửa phòng không của Việt Nam, cho biết: “Sau đêm đầu tiên đó, chúng tôi biết rằng B-52 cũng có thể bị tiêu diệt như bất cứ máy bay nào khác”.

Vào đêm thứ 3 của chiến dịch (20/12/1972), các trắc thủ Việt Nam đã thấy rõ chiến thuật của không quân Mỹ.

Các máy bay B-52 sẽ bay theo hàng dài qua các khu vực đã định trước. Sau khi thả bom, chúng sẽ thực hiện rẽ. Máy bay thường nghiêng về phía rẽ. Nhưng khi rẽ nghiêng như vậy, các thiết bị gây nhiễu điện tử của máy bay sẽ hướng lên trời, khiến máy bay trở nên dễ bị tấn công bằng tên lửa đất đối không.

Wayne Wallingford - một sĩ quan tác chiến điện tử đóng ở U Tapao và từng ngồi trên B-52 thực hiện 7 phi vụ trên bầu trời Hà Nội, nói: “Chúng tôi được yêu cầu bay thẳng và bằng trong 2 phút khi ném bom. Như vậy là lúc đó, chúng tôi giống như một mục tiêu cố định cho đối phương”.

Ngoài ra, Wallingford cho biết thêm rằng việc mở cửa khoang bom cũng làm tăng diện tiếp xúc của máy bay với sóng radar đối phương.

Ron Bartlett - một sĩ quan tác chiến điện tử khác trên B-52 thừa nhận rằng như vậy, B-52 vẫn bị phát hiện trong dải nhiễu.

>> Xem thêm: Lối đánh của bộ đội đặc công Việt Nam qua ngòi bút của cựu binh Mỹ

Đòn choáng váng

Vào đêm thứ 3 của chiến dịch tập kích chiến lược B-52, có tới 6 máy bay B-52 bị bắn rơi. Tổn thất lớn này khiến Tổng thống Nixon rất tức giận. Không những vậy, theo tác giả Beagle, ông Nixon còn lo ngại, tổn thất nặng nề về B-52 - chiến đấu cơ hùng mạnh nhất của Mỹ khi đó, có thể gây ra tác dụng ngược về tâm lý, trái với điều ông muốn tạo ra.

Đêm tiếp theo, Mỹ chỉ đạo các phi công B-52 bay tới Hà Nội ở các độ cao khác nhau, theo các hướng khác nhau và không bay nguyên cả một đoàn qua các mục tiêu mà họ vừa tấn công.

Tuy nhiên 2 trong số 30 chiếc B-52 tham gia tác chiến vào đêm thứ 4 vẫn bị bắn hạ.

Đến những ngày cuối cùng chiến dịch, vẫn có thêm B-52 Mỹ bị bắn rơi.

Do các cuộc oanh tạc này được thực hiện vào ban đêm, nên khi trở về căn cứ, các máy bay sẽ phải hạ cánh giữa màn đêm. Phải đến sáng hôm sau, các kíp bay mới nhận ra đồng đội nào không trở về được nữa.

Phía Mỹ nói 33 phi công B-52 của họ đã tử trận trong chiến dịch này.

Tổn thất B-52 của Mỹ trong chiến dịch này là chưa từng có tiền lệ tại thời điểm đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cường kích Nga Su-34 thả bom lên mục tiêu Ukraine bằng chiến thuật Jaguar
Cường kích Nga Su-34 thả bom lên mục tiêu Ukraine bằng chiến thuật Jaguar

VOV.VN - Video xuất hiện gần đây ghi cảnh máy bay cường kích tiên tiến nhất của Nga, Su-34, bay rất thấp và bằng rồi ném bom vào các vị trí của Ukraine. Chuyên gia nhận thấy, chiến thuật thả bom này giống cách đánh của cường kích Jaguar.

Cường kích Nga Su-34 thả bom lên mục tiêu Ukraine bằng chiến thuật Jaguar

Cường kích Nga Su-34 thả bom lên mục tiêu Ukraine bằng chiến thuật Jaguar

VOV.VN - Video xuất hiện gần đây ghi cảnh máy bay cường kích tiên tiến nhất của Nga, Su-34, bay rất thấp và bằng rồi ném bom vào các vị trí của Ukraine. Chuyên gia nhận thấy, chiến thuật thả bom này giống cách đánh của cường kích Jaguar.

Lối đánh của bộ đội đặc công Việt Nam qua ngòi bút của cựu binh Mỹ (kỳ 2)
Lối đánh của bộ đội đặc công Việt Nam qua ngòi bút của cựu binh Mỹ (kỳ 2)

VOV.VN - Trong phần 2 này, cựu binh Mỹ phân tích chi tiết về quá trình huấn luyện nghiệp vụ của bộ đội đặc công Việt Nam cùng chiến thuật trinh sát và tác chiến cụ thể của họ trong một trận đánh thời Chiến tranh Việt Nam, khiến quân Mỹ luôn cảm thấy không an toàn...

Lối đánh của bộ đội đặc công Việt Nam qua ngòi bút của cựu binh Mỹ (kỳ 2)

Lối đánh của bộ đội đặc công Việt Nam qua ngòi bút của cựu binh Mỹ (kỳ 2)

VOV.VN - Trong phần 2 này, cựu binh Mỹ phân tích chi tiết về quá trình huấn luyện nghiệp vụ của bộ đội đặc công Việt Nam cùng chiến thuật trinh sát và tác chiến cụ thể của họ trong một trận đánh thời Chiến tranh Việt Nam, khiến quân Mỹ luôn cảm thấy không an toàn...

Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ (kỳ 1)
Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ (kỳ 1)

VOV.VN - Cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam nhận định: Các cuộc tấn công bất ngờ của các đơn vị đặc công cộng sản là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất và đáng sợ nhất đối với quân Mỹ ở Việt Nam.

Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ (kỳ 1)

Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ (kỳ 1)

VOV.VN - Cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam nhận định: Các cuộc tấn công bất ngờ của các đơn vị đặc công cộng sản là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất và đáng sợ nhất đối với quân Mỹ ở Việt Nam.

Máy bay B-52 Mỹ thử nghiệm mang tên lửa siêu thanh ARRW
Máy bay B-52 Mỹ thử nghiệm mang tên lửa siêu thanh ARRW

VOV.VN - Nếu việc thử nghiệm mang tên lửa ARRW bằng B-52 là thành công thì Mỹ sẽ mau chóng đưa được vũ khí này vào sử dụng diễn tập, tác chiến.

Máy bay B-52 Mỹ thử nghiệm mang tên lửa siêu thanh ARRW

Máy bay B-52 Mỹ thử nghiệm mang tên lửa siêu thanh ARRW

VOV.VN - Nếu việc thử nghiệm mang tên lửa ARRW bằng B-52 là thành công thì Mỹ sẽ mau chóng đưa được vũ khí này vào sử dụng diễn tập, tác chiến.

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972
Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

VOV.VN - Xâm phạm bầu trời Hà Nội để ném bom gây tội ác, phi hành đoàn máy bay chiến lược B-52 đã gặp ác mộng khi giáp mặt tên lửa SAM của quân đội ta.

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

VOV.VN - Xâm phạm bầu trời Hà Nội để ném bom gây tội ác, phi hành đoàn máy bay chiến lược B-52 đã gặp ác mộng khi giáp mặt tên lửa SAM của quân đội ta.

Giây phút phi công B-52 Mỹ xâm nhập không phận miền Bắc năm 1972
Giây phút phi công B-52 Mỹ xâm nhập không phận miền Bắc năm 1972

VOV.VN - Các phi công của máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ đã rất căng thẳng và phải tập trung cao độ khi xâm nhập miền Bắc Việt Nam năm 1972 để gây tội ác.

Giây phút phi công B-52 Mỹ xâm nhập không phận miền Bắc năm 1972

Giây phút phi công B-52 Mỹ xâm nhập không phận miền Bắc năm 1972

VOV.VN - Các phi công của máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ đã rất căng thẳng và phải tập trung cao độ khi xâm nhập miền Bắc Việt Nam năm 1972 để gây tội ác.

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam
Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

VOV.VN - Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

VOV.VN - Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.