Reagan và Gorbachev đã gặp nhau, tránh được Thế chiến 3 như thế nào?

VOV.VN - Hai nhà lãnh đạo ban đầu nghi ngờ và chỉ trích lẫn nhau, nhưng cuối cùng vẫn có thể khiến cho việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh trở nên khả thi.

Cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 không phải là giai đoạn tốt đẹp trong mối quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ: Liên Xô đưa quân tới Afghanistan và Mỹ thì tìm cách khiến Liên Xô thất bại thảm hại. Bên cạnh đó, cũng không có cuộc gặp nào giữa các nhà lãnh đạo hai nước kể từ sau khi Tổng thống Jimmy Carter gặp Nhà lãnh đạo Leonid Brezhnev ở Vienna năm 1979.

Mọi thứ đã thay đổi khi nhà lãnh đạo Liên Xô Chernenko qua đời năm 1985, dẫn đến những thay đổi bất ngờ trên chính trường nước này. Cũng năm đó, theo tiến cử của nhà ngoại giao có ảnh hưởng Andrei Gromyko, lãnh đạo chính trị cấp cao Liên Xô đã chọn một nhân vật tương đối trẻ là Mikhail Gorbachev (lúc đó mới 54 tuổi) làm tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

Mikhail Gorbachev có những ý tưởng mới về chính sách ngoại giao của Liên Xô, quan hệ Liên Xô-Mỹ, Chiến tranh Lạnh và cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Gorbachev muốn thay đổi chiến lược “Đảm bảo hủy diệt lẫn nhau” (MAD) – một học thuyết cho rằng 2 siêu cường hạt nhân này sẽ an toàn, miễn là họ duy trì đủ số đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt đối phương nếu một trong 2 bên phóng tên lửa trước. Thay vào đó, ông muốn khai thác tiềm năng của ý tưởng “an ninh chung”, trong đó cho rằng Liên Xô có thể bảo vệ chính mình khỏi một cuộc tấn công của Mỹ bằng cách đẩy mạnh hợp tác.

Ở bên kia “bức màn sắt”, Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ Ronald Reagan theo đuổi kế hoạch kiềm chế năng lực hạt nhân của Liên Xô và bảo vệ nước Mỹ trước một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng bằng cách sử dụng công nghệ cho phép quân đội Mỹ bắn hạ tên lửa hạt nhân đang tới gần trên không gian. Công nghệ này được gọi là Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI) và được truyền thông gọi là “Chiến tranh giữa các vì sao”.

Đến giữa những năm 1985, cả Mỹ và Liên Xô đều nhận thấy cần phải tìm cách thoát khỏi cuộc chạy đua vũ trang lúc bấy giờ. Vì thế, Reagan và Gorbachev đã lên kế hoạch về một cuộc gặp ở Geneva (Thụy Sỹ) vào ngày 19/11/1985.

Bí quyết từ chiếc áo khoác

Rất nhiều nhà quan sát Mỹ đánh giá Gorbachev là một nhà lãnh đạo ôn hòa, tự do và thỏa hiệp hơn so với những người tiền nhiệm. Họ thích phong cách ăn mặc của ông và cũng rất thích vị phu nhân xinh đẹp đồng thời là cố vấn thân cận nhất của ông, bà Raisa. Trong khi đó, một số người khác lại cho rằng Mỹ không nên “rơi vào cái bẫy” mà họ cho là “ấn tượng giả tạo”.

Jack Matlock, cựu cố vấn của Tổng thống Reagan, người sau này trở thành Đại sứ Mỹ tại Moscow, nói rằng, ông Reagan, ban đầu hoài nghi về ý định của nhà lãnh đạo Liên Xô khi ông tới Geneva cùng phu nhân Nancy.

Reagan - một nhà lãnh đạo nhiều tuổi hơn (Tổng thống Mỹ khi đó đã 74 tuổi) tới Geneva để thuyết phục nhà lãnh đạo trẻ trung hơn của Liên Xô rằng, dù Mỹ không được lợi gì từ cuộc chạy đua vũ trang, nhưng đất nước của ông chắc chắn sẽ thắng nếu nó diễn ra, Phái đoàn Liên Xô tới Geneva vào ngày 18/11/1985. Ngày hôm sau, Gorbachev và Reagan có cuộc gặp riêng đầu tiên.

Tổng thống Mỹ Reagan đã đón Gorbachev khi nhà lãnh đạo Liên Xô tới cuộc gặp bằng xe ô tô. Trong buổi sáng giá lạnh đó, Gorbachev mặc chiếc áo khoác dài và đội mũ. Khi Reagan nhìn thấy vậy, ông nhanh chóng cởi chiếc áo khoác của mình và ra gặp nhà lãnh đạo Liên Xô trong bộ vest lịch lãm.

“Trong các bức ảnh được đăng tải, Tổng thống Mỹ trông rất trẻ trung, năng động và khỏe khoắn so với Gorbachev ăn mặc ấm áp. Sự khác biệt về tuổi tác giữa hai người dường như biến mất", Anatoly Dobrynin, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ nhớ lại.

“Kẻ bảo thủ” và “người Bolshevik”

Thật bất ngờ, cuộc gặp ban đầu có vẻ như không mấy thành công. Gorbachev nghi ngờ về kế hoạch của Reagan về việc hủy bỏ học thuyết răn đe MAD và chuyển sang SDI, đồng thời cảnh báo nhà lãnh đạo Mỹ về một cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng trong không gian.

Reagan thuyết phục rằng SDI không nên bị coi như một vũ khí không gian, mà chỉ đơn thuần là một công nghệ phòng vệ. Gorbachev cũng không tin lời hứa của Reagan về việc chia sẻ công nghệ này với Liên Xô một khi nó được phát triển.

Cuối ngày, Gorbachev được cho là đã gọi Reagan là “kẻ bảo thủ”, trong khi Tổng thống Mỹ nhắc đến nhà lãnh đạo Liên Xô như một “người Bolshevik cứng đầu”.

Dù ngày đầu tiên của cuộc đàm phán đã kết thúc trong bế tắc, các nhà quan sát nhận thấy có điều gì đó mà họ chưa từng chứng kiến trong mối quan hệ giữa 2 nước lâu nay: sự tâm đầu ý hợp giữa 2 nhà lãnh đạo là vô cùng rõ ràng.

“Sự ăn ý là không thể chối cãi. Thái độ thoải mái với nhau, những nụ cười, sự hiểu ý, tất cả đều hiện rõ”, Ngoại trưởng Mỹ khi đó George P. Shultz nói.

Quả thực, Reagan và Gorbachev vẫn tiếp tục đàm phán và cuối cùng cũng có tiếng nói chung rằng hai bên cần phải nỗ lực để ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang. Hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung, được xem như nền tảng để đặt dấu chấm hết cho cuộc Chiến tranh Lạnh của trật tự thế giới lưỡng cực.

Thông điệp chính của tuyên bố chung có đoạn viết: “Các bên, đã thảo luận về các vấn đề an ninh chủ chốt và nhận thức được trách nhiệm đặc biệt của Liên Xô cũng như Mỹ trong việc duy trì hòa bình, đã đồng ý rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể chiến thắng và không được xảy ra. Thừa nhận rằng bất cứ cuộc xung đột nào giữa Liên Xô và Mỹ cũng có thể dẫn tới những hậu quả thảm khốc, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa bất cứ cuộc chiến nào giữa 2 bên, cho dù là chiến tranh hạt nhân hay chiến tranh thông thường. Hai bên cũng sẽ không tìm cách đạt lợi thế về quân sự”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh bên trong buồng lái những chiếc máy bay huyền thoại của Liên Xô
Hình ảnh bên trong buồng lái những chiếc máy bay huyền thoại của Liên Xô

VOV.VN - Trong số này còn có cả Il-2, La-7, Pe-2, Tu-144, và Tu-95 - những chiếc máy bay nổi tiếng đóng vai trò nhất định trong lịch sử chiến tranh với những kỷ lục về khả năng vận tải, tốc độ, trần bay và tầm bay.

Hình ảnh bên trong buồng lái những chiếc máy bay huyền thoại của Liên Xô

Hình ảnh bên trong buồng lái những chiếc máy bay huyền thoại của Liên Xô

VOV.VN - Trong số này còn có cả Il-2, La-7, Pe-2, Tu-144, và Tu-95 - những chiếc máy bay nổi tiếng đóng vai trò nhất định trong lịch sử chiến tranh với những kỷ lục về khả năng vận tải, tốc độ, trần bay và tầm bay.

5 vũ khí hoàn toàn thất bại của Liên Xô và Nga
5 vũ khí hoàn toàn thất bại của Liên Xô và Nga

VOV.VN - Không có sự đổi mới nào không phải trải qua các cuộc thử nghiệm, và các cuộc thử nghiệm cũng không tránh khỏi có lúc thất bại.

5 vũ khí hoàn toàn thất bại của Liên Xô và Nga

5 vũ khí hoàn toàn thất bại của Liên Xô và Nga

VOV.VN - Không có sự đổi mới nào không phải trải qua các cuộc thử nghiệm, và các cuộc thử nghiệm cũng không tránh khỏi có lúc thất bại.

Sergey Gorshkov – kiến trúc sư trưởng của Hải quân Liên Xô
Sergey Gorshkov – kiến trúc sư trưởng của Hải quân Liên Xô

VOV.VN - Nhờ Sergey Gorshkov, Hải quân Liên Xô, từng là một lực lượng tương đối khiêm tốn, trở thành một trong số các lực lượng trên biển hàng đầu thế giới.

Sergey Gorshkov – kiến trúc sư trưởng của Hải quân Liên Xô

Sergey Gorshkov – kiến trúc sư trưởng của Hải quân Liên Xô

VOV.VN - Nhờ Sergey Gorshkov, Hải quân Liên Xô, từng là một lực lượng tương đối khiêm tốn, trở thành một trong số các lực lượng trên biển hàng đầu thế giới.