Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Mỹ đóng vai trò xúc tác cho tăng trưởng của Trung Quốc

Chính Mỹ chịu trách nhiệm về việc trên thực tế họ đã ép Trung Quốc phải hành động đoàn kết như một quốc gia - dân tộc. Lời thách thức của Mỹ về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Triều Tiên (với Trung Quốc là một bên tham gia) đã khơi dậy lòng tự tôn trong dân tộc Trung Hoa. Và Trung Quốc đã hạ quyết tâm không để bị hăm dọa như thế trong tương lai.

Trung Quốc đã cho nổ thiết bị hạt nhân đầu tiên của mình vào ngày 16/10/1964. Cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão sau đó, Trung Quốc bắt đầu công khai thách thức trật tự thế giới hiện hành.

Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự thế giới chuyển từ nhị cực (với cuộc đối đầu Mỹ- Xô) thành đơn cực (do Mỹ đứng đầu). Nay Trung Quốc đang nổi lên thành lực lượng thách thức ưu thế đó của Mỹ, cả về quân sự và kinh tế.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã vượt Mỹ về năng lực lấy lòng chiến lược đối với các nước nghèo thông qua các chương trình đầu tư (như đầu tư vào châu Phi, vào Trung Đông, và dự án Vành đai và Con đường).

So sánh năng lực quân sự Mỹ và Trung Quốc

Hiện tại và trong tương lai gần, Trung Quốc không thể sánh được với Mỹ về ưu thế áp đảo trong tư cách cường quốc hải quân số 1 thế giới. Hải quân Trung Quốc năm 2023 có thể được đánh giá ở mức “hải quân xanh lá cây”. Trung Quốc phải mất ít nhất 2 thập kỷ nữa mới đuổi kịp hải quân Mỹ, với khoảng 10 chiếc tàu sân bay và một hạm đội tàu ngầm có năng lực hạt nhân. Phải qua một chặng đường dài nữa, hải quân Trung Quốc mới trở thành lực lượng nước xanh sâu.

Ấn Độ là một quốc gia hạt nhân nhưng không thể gọi là một đồng minh của Mỹ. Pakistan nằm gần Trung Quốc nhưng sẽ khó theo Mỹ chống Trung Quốc. Như vậy chỉ còn 2 nước gần Trung Quốc mà Mỹ có thể tính tới trong cuộc cạnh tranh nước lớn, đó là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nếu Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Hàn Quốc, điều đó sẽ vấp phải phản ứng tức thì của Triều Tiên. Do vậy, Nhật Bản là sự lựa chọn duy nhất của Mỹ.

Khả năng Nhật Bản hạt nhân hóa để ứng phó với Trung Quốc

Liệu Nhật Bản có lựa chọn phát triển vũ khí hạt nhân trong thời gian tới? Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều vấn đề, đặc biệt là tranh chấp đối với một số hải đảo, có thể thúc đẩy Nhật Bản đi theo hướng này.

Chính sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) của Trung Quốc ở Biển Đông cũng là điều không thể chấp nhận được với Nhật Bản.

>> Xem thêm: Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

Nhật Bản không phải là đối thủ quân sự của Trung Quốc vào lúc này, trừ phi Nhật Bản lựa chọn phương án phát triển vũ khí hạt nhân. Nếu Nhật Bản trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, điều đó sẽ thay đổi ma trận an ninh ở châu Á và cả toàn cầu trong chốc lát. Khi ấy sức răn đe hạt nhân và tài chính của Trung Quốc sẽ không còn như ở mức hiện nay.

Một khi xảy ra kịch bản Nhật Bản được hạt nhân hóa, Trung Quốc sẽ buộc phải xem xét lại học thuyết hạt nhân của mình, chính sách đường 9 đoạn, và chủ trương ngoại giao kinh tế để gây ảnh hưởng với các nước nghèo.

Hiện Trung Quốc áp dụng chính sách “không sử dụng trước” đối với vũ khí hạt nhân của họ. Nhưng trong tình huống Nhật Bản là quốc gia hạt nhân, Trung Quốc có thể phải điều chỉnh học thuyết hạt nhân của mình theo hướng “sẽ dùng khi phát hiện có vấn đề nguy hiểm”.

Nhật Bản còn có một động cơ nữa để hạt nhân hóa, đó là vô hiệu hóa áp lực tấn công hạt nhân từ Triều Tiên.

Nhật Bản có năng lực công nghệ để sản xuất vũ khí hạt nhân nếu họ lựa chọn như vậy. Ít nhất 25% lượng điện sản xuất ở Nhật Bản là do các lò phản ứng hạt nhân của nước này cung cấp. Xây dựng một tổ hợp máy ly tâm làm giàu urani là điều nằm trong tầm tay của Nhật Bản. Chương trình vũ trụ của Nhật Bản cũng mang đẳng cấp thế giới. Công cụ phóng cũng là thứ đã sẵn sàng đối với họ.

Để tấn công mục tiêu ở Trung Quốc, Nhật Bản chỉ cần một tên lửa đạn đạo tầm xa. Bên cạnh  đó, không quân Nhật Bản cũng là lực lượng tối tân. Với việc sắp mua số lượng lớn chiến đấu cơ đa nhiệm F-35, Nhật Bản có thêm một phương tiện hiệu quả để ném bom hạt nhân lên lãnh thổ đối phương. Nhật Bản không cần đến nhân tố thứ 3 trong bộ ba hạt nhân, đó là tàu ngầm hạt nhân do khoảng cách tương đối gần giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Dù chưa được công nhận, Nhật Bản có một tàu sân bay hoặc ít nhất là công nghệ để đóng một con tàu như vậy.

Trên thực tế, với trình độ chuyên môn của Nhật Bản trong việc thu nhỏ gần như mọi thứ và mức độ tinh vi cực cao trong lĩnh vực điện tử, Nhật Bản có thể trở thành quốc gia hạt nhân đầu tiên sở hữu một “hệ thống phóng vũ khí hạt nhân gắn trên UAV”.

Các tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân có thể đặt trên bất cứ đảo nào trong vô số hòn đảo của Nhật Bản, đặc biệt là ở miền Bắc nước này.

Ngoài năng lực nội tại của mình, Nhật Bản cũng có thể nhận thêm sự hỗ trợ công nghệ hạt nhân từ phía Mỹ. Xác suất Mỹ chấp nhận giúp đỡ Nhật Bản về mặt này là không nhỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga
Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc
Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?
Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?
Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?
Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

VOV.VN - Năng lực công nghệ gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc đã trở thành một trong các vấn đề trong quan hệ song phương giữa nước này và Mỹ.

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

VOV.VN - Năng lực công nghệ gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc đã trở thành một trong các vấn đề trong quan hệ song phương giữa nước này và Mỹ.

Dư luận Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân bản địa
Dư luận Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân bản địa

VOV.VN - Một học giả tại Trung tâm Triều Tiên thuộc Viện Sejong (Hàn Quốc) vừa đề xuất vũ trang hạt nhân cho Hàn Quốc nhằm ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tiến tới từng bước phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Dư luận Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân bản địa

Dư luận Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân bản địa

VOV.VN - Một học giả tại Trung tâm Triều Tiên thuộc Viện Sejong (Hàn Quốc) vừa đề xuất vũ trang hạt nhân cho Hàn Quốc nhằm ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tiến tới từng bước phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Nhật Bản áp dụng “ngoại giao ninja” ứng phó với Trung Quốc
Nhật Bản áp dụng “ngoại giao ninja” ứng phó với Trung Quốc

VOV.VN - Dù vẫn dùng chiếc ô an ninh của Mỹ, Nhật Bản có xu hướng lựa chọn ngoại giao ninja mang tính tổng hợp để ứng phó với Trung Quốc đang ngày một cứng rắn.

Nhật Bản áp dụng “ngoại giao ninja” ứng phó với Trung Quốc

Nhật Bản áp dụng “ngoại giao ninja” ứng phó với Trung Quốc

VOV.VN - Dù vẫn dùng chiếc ô an ninh của Mỹ, Nhật Bản có xu hướng lựa chọn ngoại giao ninja mang tính tổng hợp để ứng phó với Trung Quốc đang ngày một cứng rắn.

Trung Quốc đang mô phỏng mô hình đối ngoại của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20?
Trung Quốc đang mô phỏng mô hình đối ngoại của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20?

VOV.VN - Khi kinh tế mạnh lên, Trung Quốc bộc lộ dấu hiệu thực thi chính sách đối ngoại theo hướng cứng rắn, “mở rộng”, giống đế chế Nhật Bản năm xưa.

Trung Quốc đang mô phỏng mô hình đối ngoại của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20?

Trung Quốc đang mô phỏng mô hình đối ngoại của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20?

VOV.VN - Khi kinh tế mạnh lên, Trung Quốc bộc lộ dấu hiệu thực thi chính sách đối ngoại theo hướng cứng rắn, “mở rộng”, giống đế chế Nhật Bản năm xưa.