Trận đánh có 25 quân nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô

VOV.VN - Thể hiện chủ nghĩa anh hùng tập thể, 25 cán bộ, chiến sĩ Hồng quân đã quả cảm đẩy lùi các đợt tấn công của quân Đức vượt trội về quân số và vũ khí.

Tình thế bất lợi

Đầu năm 1943, Hồng quân Liên Xô xóa sổ đội quân 300 nghìn người của Paulus gần Stalingrad, các cánh quân Mặt trận Voronezh, Bryansk và Tây Nam đã đánh bại các lực lượng chính của Tập đoàn quân B; các thành phố Belgorod và Kharkov được giải phóng, quân Liên Xô áp sát sông Dnieper.

Việc chiếm giữ các cứ điểm đầu cầu trên dòng sông này được Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô nhận định cực là kỳ quan trọng, giúp hoàn thành việc giải phóng hoàn toàn đất nước vào mùa hè năm 1943. Tuy nhiên, say sưa với chiến thắng, các chiến lược gia Liên Xô đã đánh giá quá cao sức mạnh của tập đoàn quân và sư đoàn vốn chưa được bổ sung quân số, cung cấp đầy đủ và đúng lúc nhiên liệu cho xe-máy và đạn dược để chiến đấu.

01.jpg
Các chiến sĩ Hồng quân đã có cuộc chiến không cân sức với quân Đức; Nguồn: tvzvezda.ru

Thống chế Manstein dạn dày chiến trận của Đức đã quyết định tận dụng điểm yếu của quân đội Liên Xô, điều khẩn cấp các sư đoàn từ châu Âu sang Liên Xô hòng tạo ra một cái bẫy. Bộ chỉ huy Đức cũng đã củng cố lực lượng của họ bằng cách bổ sung quân số và chiến cụ mới nhất, bao gồm cả xe tăng hạng nặng Tiger.

Theo ý tưởng của Meinstein, các sư đoàn xe tăng từ phía nam được chia thành hai mũi, đánh xuyên cắt các mặt trận Voronezh và Tây Nam và tập kết ở phía đông Kharkov. Kết quả là, ba quân đoàn Liên Xô sẽ bị bao vây, nhằm trả thù cho thất bại ở Stalingrad và lấy lại khí thế cho binh sĩ. Cuộc phản công của quân Đức bắt đầu vào ngày 19/2/1943, nhưng bộ chỉ huy Liên Xô bị nhầm là đó là một phần chiến dịch của Hitler nhằm bảo vệ các đơn vị ở Dnieper; nhiều đơn vị của Hồng có cơ ngày càng sa sâu hơn vào cái bẫy đã giăng sẵn.

Cuộc chiến không cân sức

Taranovka là một khu dân cư, là đầu mối giao thông quan trọng - nơi có tuyến đường sắt Tranovka-Zmiev đi qua, thuộc khu vực Kharkov, Mặt trận Tây Nam - nơi quân Đức có quân số gấp hai lần, máy bay gấp ba lần so với Hồng quân. Trên bản đồ tác chiến, lực lượng phòng thủ Taranovka, rất ấn tượng, gồm Lữ đoàn Xe tăng Độc lập số 179, Đại đội 3 của Sư đoàn Kỵ binh số 11, Trung đoàn Bộ binh số 78 được tăng cường hai khẩu đội từ Trung đoàn Pháo binh Cận vệ số 53 thuộc Sư đoàn Bộ binh Cận vệ số 25.

Tuy nhiên, tất cả các đơn vị này vừa phải chịu tổn thất nặng nề. Lữ đoàn 179 chỉ có 10 xe tăng và các đại đội bộ binh cơ giới có tổng cộng 30-40 người. Tình hình tại Trung đoàn cận vệ số 78 cũng không khá hơn, chỉ có không quá 200 tay súng. Ngày 2/3/1943, Trung đội 1 (Đại đội 8 thuộc Trung đoàn Bộ binh 78, Sư đoàn Bộ binh Cận vệ số 25, Tập đoàn quân số 6, Mặt trận Tây Nam) của Trung úy Shironin nhận nhiệm vụ phòng thủ tại tuyến đường sắt Tranovka-Zmiev gần Taranovka.

02.jpg
Trung đội “Shironins” đã thể hiện xuất sắc chủ nghĩa yêu nước và anh hùng tập thể; Nguồn: historygreatrussia.ru

Để chống lại các xe tắng và bộ binh phát xít Đức, những người lính trung đội bắt đầu đào công sự, bố trí các ổ súng và vị trí chiến đấu. Ngày 5/3/1943, Đức Quốc xã đã cho máy bay ném bom vào các vị trí phòng ngự Liên Xô, sau đó tung 35 xe tăng và xe bọc thép của sư đoàn xe tăng 6 cùng bộ binh, từ bên sườn phải đánh chiếm đầu mối đường sắt do trung đội của trung úy Shironin án ngữ. Đây là hướng tấn công chính của quân Đức hòng chiếm địa bàn này để nã pháo tấn công Kharkov.

Chiến công bất tử

Nhưng người Đức đã không thành công ngay lập tức trong việc vượt qua tuyến phòng thủ, những người lính Xô viết đã dũng cảm chống trả lại bằng súng chống tăng, trung liên và súng máy. Xe tăng tiếp cận bị tấn công bằng lựu đạn và chai chứa hỗn hợp cháy. Vào thời điểm quân Đức đột nhập vào vị trí trung đội, chỉ huy của một trong những tiểu đội là Chuẩn úy Sergey Nechipurenko đã cùng với khẩu pháo 45mm, mà kíp chiến đấu đã hy sinh do bị đánh bom, hạ gục hai chiếc xe tăng. Một số chiến sĩ của trung đội hy sinh thân mình, lao lên, ném lựu đạn dưới xe tăng địch.

Trung đội có 25 cán bộ chiến sĩ, gồm một Trung úy, hai Chuẩn úy, một Thượng sĩ, năm Trung sĩ và mười sáu Binh nhì dưới sự chỉ huy của Trung úy Shironin đã tiêu diệt 16 xe tăng, một khẩu pháo tấn công và hơn 100 lính Đức, giữ vững vị trí của mình đến khi lực lượng chi viện đến tiếp ứng vào buổi tối. Và chỉ sau đó, mới biết, bảy người lính bị thương nặng, bao gồm Peter Shironin, vẫn sống sót, nhưng cuối cùng lại phải vào các bệnh viện khác nhau. Nhờ họ mới biết đến chi tiết của trận đánh này.

03.jpg
Trung úy Anh hùng Liên Xô Shironin; Nguồn: Shironin

Ba ngày sau, quân đội Liên Xô buộc phải rút khỏi Taranovka, nhưng sự hy sinh của trung đội Peter Shironin không phải là vô ích. Sức mạnh xe tăng của Đức bị kìm hãm và phân tán ra hàng trăm điểm như Taranovka. Quân Đức vẫn có thể chiếm được Kharkov, nhưng chúng đã thất bại trong việc bao vây để tiêu diệt quân đội Liên Xô. Và vào mùa hè năm 1943, tại vòng cung Kursk, chính các đơn vị Hồng quân này đã gây ra một thất bại nặng nề đối với quân đội Đức, từ đó giai đoạn cuối cùng giải phóng đất nước Xô viết bắt đầu. Với thành tích không để lính Đức Quốc xã chọc thủng phòng tuyến, 25 cán bộ chiến sĩ đã được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô vào ngày 18/3/1943. Tất cả họ được gọi là "Shironins" - tên của người chỉ huy - cũng là biểu tượng của lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người lính Xô viết.

Pyotr Nikolayevich Shironin (sinh 1909, quê ở tỉnh Vyatka nay là thành phố Kirs, tỉnh Kirov) là Trung úy, Trung đội trưởng, từng tốt nghiệp một trường Cao đẳng sư phạm và làm giáo viên. Tháng 3/1942, Pyotr được tổng động viên vào Hồng quân, tham gia huấn luyện tại Trường Bộ binh Leningrad số 2, tại thành phố Glazov, Cộng hòa Xô viết tự trị Udmurt và từ năm 1943, chỉ huy Trung đội 1 bất tử. Sau khi điều trị vế thương, được xuất ngũ và là thương binh hạng 2, Shironin trở về quê nhà, tiếp tục dạy học và sau đó, trở thành Hiệu trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

11 nữ xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất của Liên Xô
11 nữ xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất của Liên Xô

VOV.VN - Trong 800 nghìn nữ quân nhân tham gia chiến đấu trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô, nhiều người là lính bắn tỉa nổi tiếng thiện xạ.

11 nữ xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất của Liên Xô

11 nữ xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất của Liên Xô

VOV.VN - Trong 800 nghìn nữ quân nhân tham gia chiến đấu trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô, nhiều người là lính bắn tỉa nổi tiếng thiện xạ.

Thảm họa Kyshtym - "Chernobyl" đầu tiên của Liên Xô
Thảm họa Kyshtym - "Chernobyl" đầu tiên của Liên Xô

VOV.VN - Ở Liên Xô từng xảy ra một thảm khọa hạt nhân khác - thảm họa Kyshtym, với mức độ nghiêm trọng đứng chỉ sau Chernobyl và Fukushima-1.

Thảm họa Kyshtym - "Chernobyl" đầu tiên của Liên Xô

Thảm họa Kyshtym - "Chernobyl" đầu tiên của Liên Xô

VOV.VN - Ở Liên Xô từng xảy ra một thảm khọa hạt nhân khác - thảm họa Kyshtym, với mức độ nghiêm trọng đứng chỉ sau Chernobyl và Fukushima-1.

Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã?
Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã?

VOV.VN - Mỹ và Anh cũng định công phá Berlin nhưng rốt cuộc chỉ có quân đội Liên Xô mới thực hiện được việc đánh chiếm thành phố này trong Thế chiến 2.

Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã?

Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã?

VOV.VN - Mỹ và Anh cũng định công phá Berlin nhưng rốt cuộc chỉ có quân đội Liên Xô mới thực hiện được việc đánh chiếm thành phố này trong Thế chiến 2.