Trung Quốc gọi “Năm Mùi” là Năm Dê hay Năm Cừu?

VOV.VN - Báo chí phương Tây loay hoay tìm cách dịch “Năm Mùi” của Trung Quốc sang tiếng Anh. Người Trung Quốc vốn không có từ đơn để phân biệt cừu và dê.

Năm nay (2015), người dân Việt Nam chúng ta đón nhận năm Mùi hay năm Con Dê. Thế nhưng bên Trung Quốc họ lại gọi năm mới Âm lịch là Dương Niên (羊年), và người phương Tây (Anh, Mỹ) dịch nó thành Year of the Goat, Year of the Ram, hoặc Year of the Sheep (tức là năm Con Dê, năm Cừu đực, hoặc năm Con Cừu). Vậy thì đối với người Trung Quốc, năm mới Âm lịch mà chúng ta vừa bước sang đích xác là năm con gì?

Hình tượng Cừu ở Hong Kong trong dịp Tết âm lịch (ảnh: Getty Images)
Thực sự thì người Anh và Mỹ có phần lúng túng khi dịch năm Âm lịch của người Trung Quốc sang tiếng Anh. Đối với người Việt cũng vậy nhưng vì chúng ta có sẵn khái niệm Mùi nên thường dễ dàng chọn phương án dịch hơn (đối với người Việt, năm Mùi chỉ là năm Dê).

Con vật thứ 8 trong 12 con giáp của Trung Quốc là Dương. Nếu nói về động vật thì từ “Dương” trong tiếng Hán bao hàm cả 2 con vật trong chi cừu (Ovis), đó là con dê và con cừu. Nói cách khác, chữ “Dương” không phân biệt cụ thể hai giống loài này.

Khi cần phân biệt cụ thể, người Trung Quốc dùng thêm định tố phía trước để phân biệt, ví dụ “Sơn Dương” (山羊) để chỉ dê và “Miên Dương” (綿羊) để chỉ cừu.

Tuy nhiên bản thân người Trung Quốc không bận tâm lắm đến việc phân biệt dê và cừu khi nói tới năm mới âm lịch.

Dựa trên các biểu tượng gắn bó với “Dương Niên” (羊年) thì thấy người Trung Quốc dùng cả hình ảnh cừu và dê! Như trong năm nay, cả cừu và dê xuất hiện trong các bức tranh và vật phẩm trang trí.

Nhưng báo chí phương Tây trong dịp Tết này đã đăng nhiều bài viết mổ xẻ về việc dịch “Dương Niên” sang tiếng Anh như thế nào. Bản thân các hãng truyền thông đối ngoại bằng tiếng Anh của Trung Quốc cũng tỏ ra băn khoăn về cách dịch và phải nhờ đến các chuyên gia để phán xử.

Và các chuyên gia thì có nhiều thuyết khác nhau và những cách nhìn nhận khác nhau.

Hình tượng con "Dương" ở  Trung Quốc (ảnh: AFP)
Trên tờ New York Times, Zhao Shu - chuyên gia văn hóa dân gian tại Viện Văn hóa và Lịch sử Bắc Kinh, cho rằng việc tranh cãi trên là “ngớ ngẩn” vì hai bên có lối tư duy khác nhau. Theo ông này, Trung Quốc có tư duy tổng hợp, nhấn mạnh đến sự hài hòa, còn phương Tây thì cứ mải mê phân tích, từ “dương” thành dê và cừu, trong cừu lại phân loại tỉ mỉ thành nhiều loại nhỏ hơn như cừu đực, cừu cái, cừu non... Ông Shu cho rằng, sinh vật “Dương” trong tiếng Hán là biểu tượng chung cho sự sung túc và may mắn.

(Thực ra ở đây còn có một yếu tố khác nữa là phương Tây vốn có truyền thống chăn nuôi du mục, với cừu là một vật nuôi chủ lực, nên trong ngôn ngữ của họ có rất nhiều từ về loài cừu, tương tự như trong tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ gạo như gạo, lúa, thóc, cơm,… Văn hóa cừu ảnh hưởng đến cả tôn giáo của phương Tây (con chiên tức là con cừu) cũng tương tự trong văn hóa Việt, khái niệm “đạo” về mặt ngôn ngữ học có liên quan đến “gạo” của xứ trồng lúa nước.)

Tờ Beijing Daily thậm chí khẳng định, văn hóa Trung Quốc không phải là văn hóa Rồng hay Hổ, mà là văn hóa Dương.

Theo Tân Hoa xã, cả 2 loài gia súc đều xuất hiện tại Trung Quốc từ rất lâu. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ học, người ta cho rằng ở Trung Quốc, loài dê có từ cách đây 3.700 năm, còn loài cừu là từ cách đây hơn 5.000 năm. Và cả hai đều có gốc gác từ Iran cách đây khoảng 10.000 năm. Cừu được đưa từ Tây Á vào Trung Quốc thông qua tuyến đường bộ có trước cả “Con đường Tơ lụa” nổi tiếng.

Như vậy cừu xuất hiện ở Trung Quốc trước cả dê. Một chuyên gia khác, Huang Yang, nói với Tân Hoa xã rằng cả hai loài này đều thấy xuất hiện trên giáp cốt văn và các hiện vật từ thời tiền sử.

Thế nhưng trong văn hóa Trung Quốc, hình tượng dê nổi bật hơn cả.

Theo ông Huang, khái niệm 12 con giáp có từ thời nhà Hán, mà thời đó, dê phổ biến hơn cừu, và nơi nào người Hán sống thì dê được nuôi nhiều hơn cả. Huang cho biết, cừu chủ yếu xuất hiện ở vùng đồng cỏ phía bắc Trung Quốc.

Fang Binggui, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở thành phố Phúc Châu (Trung Quốc) thì cho rằng cách giải thích 12 con giáp tùy thuộc theo khu vực: Người ở miền bắc Trung Quốc có thiên hướng coi “Dương” là cừu, còn ở miền nam thì có xu hướng coi đó là dê.

Những con thú nhồi bông hình dê (ảnh: SCMP)
Trong khi đó, trên tờ South China Morning Post có trụ sở ở Hong Kong), vị giáo sư Ho Che-wah – trưởng khoa ngữ văn Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc, khẳng định rằng dựa trên văn hóa ẩm thực, nhiều khả năng “Dương” trong 12 con giáp Trung Hoa chính là dê.

Giáo sư Ho nói: “Ở Trung Quốc cổ đại, người ta ăn thịt 6 loài động vật – ngựa, bò, dê, lợn, chó và gà. Do vậy, dê chính là một con trong 12 con giáp”.

Theo South China Morning Post, dê có vị trí cao hơn so với 5 loài động vật kia. Trong quá khứ, chỉ người giàu và giới quý tộc mới có điều kiện ăn thịt dê.

Giáo sư Ho khẳng định, người Trung Quốc xưa chủ yếu nuôi cừu để cung cấp len chứ không ăn thịt. Thay vào đó, họ ăn thịt dê.

Ông Ho (đồng thời là một học giả về Hán văn cổ) cho biết các từ tốt đẹp đều gắn với dê. Như chữ Mỹ trên giáp cốt văn trông giống một người được trang sức bằng sừng dê.

Nói chung văn hóa Hán tôn sùng dê. Như học giả triều Hán là Đổng Trọng Thư đã nêu ra 3 đức tính tốt mà người dân nên học từ loài dê.

Trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc, một công dân mạng viết thế này: “Trong năm con Dương, tôi muốn làm một chú dê có ý chí mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng chứ không phải chú cừu yếu ớt”.

Đài CNN dẫn lời Isaac Yue - giảng viên tại Đại học Tổng hợp Hong Kong, chiết tự như sau: “Trong chữ Dương (羊) có 2 nét giống cặp sừng của dê”.

Ngoài ra, bài báo trên trang web CNN cũng nêu thêm chi tiết, đó là ở Việt Nam (hàng xóm Trung Quốc) thì dứt khoát chỉ có năm Con Dê mà thôi/.

Cùng một tác giả:

>> Phản biện Trần Đăng Khoa về tiếng Việt lệch chuẩn

>> Thi hoa hậu: Phụ nữ Việt đang ngày càng quyền lực

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực
Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị.

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị.

Độc lập dân tộc của Việt Nam trước các nước lớn
Độc lập dân tộc của Việt Nam trước các nước lớn

VOV.VN - Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.

Độc lập dân tộc của Việt Nam trước các nước lớn

Độc lập dân tộc của Việt Nam trước các nước lớn

VOV.VN - Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”
Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

VOV.VN - Ám ảnh sợ ngọng và “ép tiếng theo chữ” có thực sự khoa học và hữu ích?

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

VOV.VN - Ám ảnh sợ ngọng và “ép tiếng theo chữ” có thực sự khoa học và hữu ích?

Người dân Trung Quốc thập niên 1950 ăn Tết Âm lịch ra sao?
Người dân Trung Quốc thập niên 1950 ăn Tết Âm lịch ra sao?

VOV.V - Trải qua nhiều “hiện đại hóa” và nỗ lực phát triển kinh tế thị trường, Trung Quốc nay đã khác trước nhiều.

Người dân Trung Quốc thập niên 1950 ăn Tết Âm lịch ra sao?

Người dân Trung Quốc thập niên 1950 ăn Tết Âm lịch ra sao?

VOV.V - Trải qua nhiều “hiện đại hóa” và nỗ lực phát triển kinh tế thị trường, Trung Quốc nay đã khác trước nhiều.