Kỳ 1:

Vì sao hàng loạt người châu Phi phải rời bỏ “thiên đường làm ăn” Quảng Châu (Trung Quốc)?

VOV.VN - Mảnh đất Quảng Châu là nơi dễ làm ăn và thu hút khá nhiều người châu Phi tới đây sinh sống trong vài thập kỷ qua. Nhưng đại dịch Covid-19 dường như đã thay đổi hoàn toàn thực tế này. Cộng đồng châu Phi tại thành phố Trung Quốc này giảm mạnh.

Khi đại dịch Covid-19 hoành hành ở Trung Quốc vào đầu tháng 2/2020, Youssouf Dieng đã bay về Dakar (thủ đô của Senegal) để tạm lánh.

Dieng làm thương lái ở trung tâm sản xuất Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, trong 2 thập kỷ. Khi bay về Dakar, anh phải mua một vé máy bay có giá gấp 3 lần bình thường và xin thị thực (visa) kinh doanh với thủ tục phức tạp. Khi đó, đại dịch đã đẩy hàng trăm người châu Phi ra khỏi thành phố Quảng Châu, tạo ra đợt va chạm chủng tộc bài người da đen nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, đồng thời định hình lại mô hình kinh doanh tại đây, theo hướng, các nhà máy Trung Quốc trực tiếp kết nối với khách hàng châu Phi thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

“Giờ thì mọi thứ thật yên lặng” – Dieng nói về Tiểu châu Phi – một góc của Quảng Châu được đặt tên không chính thức như vậy sau khi gia tăng các doanh nhân châu Phi tới đây để sống, ăn uống và cầu nguyện với số lượng lớn. Dieng nói tiếp: “Hiện giờ không còn mấy khách nước ngoài, tất cả các cửa hàng đều đóng cửa. Không còn doanh nghiệp nhỏ nào quanh đây”.

Quảng Châu vốn là một thỏi nam châm thu hút người từ trong nội địa Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ 21, thành phố này trở thành nơi thử nghiệm chủ nghĩa đa văn hóa ở Trung Quốc, khi các quy định nhập cư được nới lỏng cùng các nhà máy sản xuất hàng hóa giá rẻ thu hút rất nhiều doanh nghiệp châu Phi.

Hoạt động thương mại bùng phát. Vào năm 2012, có tới 100.000 người Phi ở vùng cận Sahara đổ xô tới Quảng Châu, theo cuốn sách “Người châu Phi ở Trung Quốc” của Giáo sư Adams Bodomo. Con số này khó có thể kiểm chứng nhưng vẫn phản ánh được nhận định chung là trong giai đoạn 2005-2012, thành phố này là nơi có cộng đồng châu Phi hải ngoại lớn nhất ở châu Á.

Việc kết hôn liên chủng tộc gia tăng trong cộng đồng châu Phi này. Trong bối cảnh đó, Giáo sư Bodomo phán đoán rằng theo thời gian, một nhóm thiểu số người Trung Quốc gốc Phi sẽ mở rộng, trở thành nhóm dân tộc thiểu số thứ 57 của Trung Quốc và đòi hỏi phải có quyền công dân đầy đủ. Ngày nay, viễn cảnh đó trở nên xa vời. Vào tháng 4/2020, chỉ có 4.550 người châu Phi đang sống ở Quảng Châu, theo giới chức địa phương, trong số này có cả sinh viên, nhà ngoại giao và doanh nhân.

10 tháng sau, hơn một chục chuyên gia và người châu Phi nói với CNN rằng số lượng trên còn sụt giảm thêm do có các chuyến bay hồi hương về Nigeria và Kenya và các quy định nghiêm ngặt hơn liên quan đến visa thời Covid-19 mà theo đó hầu hết người nước ngoài bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc. Những người còn ở lại đều gắn chặt với Trung Quốc do có vợ người Trung Quốc và sinh con đẻ cái tại đây.

Gordon Mathews – giáo sư và chủ nhiệm khoa Nhân chủng học tại Đại học Hong Kong Trung Quốc nói : “Đối với toàn bộ vấn đề dân châu Phi buôn bán ở Quảng Châu, tôi nghĩ rằng kỷ nguyên đó đã qua. Tôi hoài nghi việc người châu Phi sẽ có mặt trong thành phố với quy mô như trước đây”.

Chuyện kinh doanh

Một lý do dẫn tới sự sụt giảm cộng đồng châu Phi trong năm 2020 là do yếu tố kinh doanh.

Riêng năm 2019, trong số 2,95 triệu người nước ngoài nhập cảnh Trung Quốc thông qua Quảng Châu, có 358.000 người đến từ các nước châu Phi, theo giới chức địa phương. Nhiều người ghé thăm Trung Quốc trong thời gian ngắn để mua hàng của các nhà máy trong vùng, sử dụng các cư dân người Phi làm trung gian để kết nối với các thương gia bán buôn của Trung Quốc.

Khi dịch Covid-19 cản ngăn người ngoại quốc đến thăm Trung Quốc, các chủ nhà máy ở châu thổ Châu Giang – khu vực được coi là khu vực đô thị lớn nhất thế giới, phải xem xét lại mô hình kinh doanh của mình.

Nhiều người trong khu vực này, nơi có các thành phố Thâm Quyến, Quảng Châu, Phật Sơn, và Đông Quản, bắt đầu quảng cáo dịch vụ của mình thông qua các hãng thương mại điện tử khổng lồ như Alibaba. Phương thức này cho phép họ kết nối trực tiếp với các khách hàng người châu Phi hơn là đợi chờ họ tới thành phố Quảng Châu để trực tiếp đặt hàng như thường thấy trong nhiều thập kỷ.

Pat Chukwuonye Chike đã ở Quảng Châu trong gần 2 thập kỷ, sử dụng một visa kinh doanh mà anh gia hạn hàng năm. Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, anh ở lại để tránh bị chia ly với người vợ Trung Quốc cũng như 3 đứa con gốc Phi của mình. Anh đóng cửa hàng quần áo, trước kia thường có rất đông người nước ngoài ghé thăm và mở một dịch vụ phục vụ kiểu Alibaba trên mạng xã hội Facebook (mạng này bị cấm ở Trung Quốc và người sử dụng ở đây buộc phải dùng mạng ảo riêng tư thì mới vào được).

Cửa hàng trực tuyến của Pat kết nối khoảng 20 nhà máy mà anh biết với các đầu mối của ông ở Sierra Leone, Nigeria, Guinea và Ghana. Pat nói, lợi thế ở đây là các khách hàng của anh biết mình đang giao dịch với các nhà máy mà họ có thể tin tưởng. Nhưng hiện nay có hàng trăm nghìn người Trung Quốc nhập cư ở châu Phi có thể dễ dàng đặt hàng với chính các nhà máy Trung Quốc và bán lại cho người địa phương nơi họ sinh sống, và do đó đẩy người Phi ra khỏi cuộc chơi.

Tác giả Mathews nhận định: “Trung Quốc muốn tự làm trung gian, không cần dựa vào người châu Phi. Các thương lái Trung Quốc sẽ tự đi tới châu Phi thay vì để người châu Phi tới Trung Quốc”.

Căng thẳng chủng tộc

Trong nhiều thế kỷ, Quảng Châu đóng vai trò (không hoàn toàn liên tục) trung tâm đón nhận những người nhập cư, cả từ trong nội bộ Trung Quốc lẫn từ bên ngoài.

Khi các thương lái Châu Phi tới thành phố này vào đầu thập niên 2000, họ hình thành một tập thể rất dễ nhận ra, phần vì họ có xu hướng tập trung trong một hoặc hai khu vực tương đối nhỏ, phần vì người dân Trung Quốc trước đây ít thấy số lượng lớn người da đen đến như vậy.

Bên cạnh đó, người Châu Phi cũng mang theo họ các hệ giá trị không dễ dàng phù hợp với hệ thống chính trị của Trung Quốc. Nhiều người sùng tôn giáo, lập ra các nhà thờ Kitô giáo ngầm. Đôi lúc các nhà thờ này thu hút cả các giáo đoàn Trung Quốc. Mà đây lại là vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc…Bắc Kinh đã trấn áp các hoạt động tôn giáo tồn tại  ngoài vòng pháp luật.

Người châu Phi từ các nước Hồi giáo tiếp tục thực hành đạo Hồi – một tôn giáo mà Quảng Châu đã có sự kết nối dài lâu, trở thành quê hương của thánh đường Hồi giáo lâu đời nhất Trung Quốc. Quảng Châu thu hút các cộng đồng người dân tộc Hồi và người tộc Duy Ngô Nhĩ – các cộng đồng Hồi giáo thiểu số ở Trung Quốc, các cộng đồng này bắt đầu phục vụ món ăn halal cho các vị khách châu Phi mới tới sinh sống.

Nhưng trong vài năm gần đây, thái độ thù địch với cộng đồng dân cư Hồi giáo gia tăng ở Trung Quốc trong bối cảnh nổ ra nhiều vụ bạo lực liên quan đến vùng Tân Cương có đông người Duy Ngô Nhĩ sinh sống. Những người châu Phi cho biết, các nhà hàng phục vụ món halal bắt đầu xóa bỏ các dòng chữ Arab ra khỏi thực đơn và biển hiệu của mình.

Cộng đồng châu Phi đã bỏ phiếu bầu ra người đứng đầu cho mỗi dân tộc Phi ở Quảng Châu, vận động hành lang với giới chức địa phương về các vấn đề như visa. Chế độ định cư lâu dài là điều cực hiếm đối với người nước ngoài ở Trung Quốc và hầu hết các bố mẹ là người châu Phi sống trong trạng thái phải thường xuyên gia hạn các thị thực chỉ có giá trị một năm.

Những ai không gia hạn được thì đơn giản là sống quá thời hạn của thị thực, tạo ra một cộng đồng ngầm các cư dân châu Phi sống bất hợp pháp trong thành phố. Một bức điện tín bị WikiLeaks làm rò rỉ vào năm 2008 tiết lộ rằng chính phủ Trung Quốc quan tâm đến vấn đề này và đã lặng lẽ tài trợ cho nghiên cứu về tác động của cộng đồng châu Phi lên tội phạm, tôn giáo ngầm, và việc trốn thuế.

Năm 2011, giới chức tỉnh Quảng Đông đã tiến hành xử lý các trường hợp trốn ở lại, treo phần thưởng cho những người Trung Quốc tố giác những người sống chui lủi đó, và khẳng định việc các doanh nghiệp, cơ sở khách sạn và cơ sở giáo dục nào tiếp tay cho những người này là bất hợp pháp.

Hồi năm 2014, chính quyền tiến hành “làm đẹp” Tiểu châu Phi và triển khai nhiều cảnh sát tại đây.

Một số người châu Phi điều hành các kho hậu cần nói với CNN rằng cảnh sát đã lắp các camera an ninh cũng như các máy quét X-quang bên trong cơ sở của họ và gắn các thiết bị vào router Wi-Fi của họ nhằm chặn đứng việc xuất khẩu bất hợp pháp./. (Còn nữa)

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Mỹ gốc Á đoàn kết đối đầu phân biệt chủng tộc sau vụ sát hại đau lòng ở Atlanta
Người Mỹ gốc Á đoàn kết đối đầu phân biệt chủng tộc sau vụ sát hại đau lòng ở Atlanta

VOV.VN - Khi một tay súng da trắng bị buộc tội sát hại 8 người (phần lớn là phụ nữ châu Á) tại 3 tiệm massage ở khu vực Atlanta thì những người Mỹ gốc Á đã quá bơ phờ, mệt mỏi sau một năm chịu đựng các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc gắn với đại dịch Covid-19.

Người Mỹ gốc Á đoàn kết đối đầu phân biệt chủng tộc sau vụ sát hại đau lòng ở Atlanta

Người Mỹ gốc Á đoàn kết đối đầu phân biệt chủng tộc sau vụ sát hại đau lòng ở Atlanta

VOV.VN - Khi một tay súng da trắng bị buộc tội sát hại 8 người (phần lớn là phụ nữ châu Á) tại 3 tiệm massage ở khu vực Atlanta thì những người Mỹ gốc Á đã quá bơ phờ, mệt mỏi sau một năm chịu đựng các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc gắn với đại dịch Covid-19.

Hoàng gia Anh đối diện với quá khứ thực dân và thách thức phân biệt sắc tộc hiện tại
Hoàng gia Anh đối diện với quá khứ thực dân và thách thức phân biệt sắc tộc hiện tại

VOV.VN - Tiết lộ chấn động của gia đình hoàng tử Anh Harry và nữ công tước Sussex Meghan về vấn đề phân biệt sắc tộc trong Hoàng gia Anh được cho là đã khơi lại quá khứ thực dân của nước Anh...

Hoàng gia Anh đối diện với quá khứ thực dân và thách thức phân biệt sắc tộc hiện tại

Hoàng gia Anh đối diện với quá khứ thực dân và thách thức phân biệt sắc tộc hiện tại

VOV.VN - Tiết lộ chấn động của gia đình hoàng tử Anh Harry và nữ công tước Sussex Meghan về vấn đề phân biệt sắc tộc trong Hoàng gia Anh được cho là đã khơi lại quá khứ thực dân của nước Anh...

Trung Quốc lặng yên trước cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar
Trung Quốc lặng yên trước cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar

VOV.VN - Siêu cường Trung Quốc tuyên bố rằng họ không muốn có bạo lực ở Myanmar (sau cuộc đảo chính quân sự tại đây vào đầu tháng 2/2021). Đến khi nổ ra vụ trấn áp biểu tình gây chết người ở đây vào hôm 28/2, về cơ bản Trung Quốc vẫn lặng thinh.

Trung Quốc lặng yên trước cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar

Trung Quốc lặng yên trước cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar

VOV.VN - Siêu cường Trung Quốc tuyên bố rằng họ không muốn có bạo lực ở Myanmar (sau cuộc đảo chính quân sự tại đây vào đầu tháng 2/2021). Đến khi nổ ra vụ trấn áp biểu tình gây chết người ở đây vào hôm 28/2, về cơ bản Trung Quốc vẫn lặng thinh.

Đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất điện bị nghi tạo ra bẫy nợ nặng nề ở Pakistan
Đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất điện bị nghi tạo ra bẫy nợ nặng nề ở Pakistan

VOV.VN - Quốc gia Nam Á Pakistan hiện đang tìm cách đàm phán lại các khoản vay trong khuôn khổ dự án Vành đai và Con đường dẫn tới chi tiêu quá mức cho các nhà máy điện và tình trạng tốn kém do dư thừa năng lực sản xuất điện.

Đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất điện bị nghi tạo ra bẫy nợ nặng nề ở Pakistan

Đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất điện bị nghi tạo ra bẫy nợ nặng nề ở Pakistan

VOV.VN - Quốc gia Nam Á Pakistan hiện đang tìm cách đàm phán lại các khoản vay trong khuôn khổ dự án Vành đai và Con đường dẫn tới chi tiêu quá mức cho các nhà máy điện và tình trạng tốn kém do dư thừa năng lực sản xuất điện.

Tình cảnh người da đen ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào mùa dịch Covid-19
Tình cảnh người da đen ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Cộng đồng người da đen sinh sống ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã gặp nhiều căng thẳng khi các biện pháp chống Covid-19 được áp dụng tại đây.

Tình cảnh người da đen ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào mùa dịch Covid-19

Tình cảnh người da đen ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Cộng đồng người da đen sinh sống ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã gặp nhiều căng thẳng khi các biện pháp chống Covid-19 được áp dụng tại đây.

Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc

VOV.VN - Tại Mỹ, nhu cầu học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người Mỹ cảnh giác với các Viện Khổng Tử do chính quyền Trung Quốc tài trợ. Mỹ đã có các luật để đối phó với cái họ gọi là mối đe dọa an ninh từ các viện này.

Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc

Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc

VOV.VN - Tại Mỹ, nhu cầu học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người Mỹ cảnh giác với các Viện Khổng Tử do chính quyền Trung Quốc tài trợ. Mỹ đã có các luật để đối phó với cái họ gọi là mối đe dọa an ninh từ các viện này.

Phong trào Hồi giáo ly khai khiến Trung Quốc lo sợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan
Phong trào Hồi giáo ly khai khiến Trung Quốc lo sợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Việc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể làm hồi sinh Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan ly khai và sự nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – đây là những điều mà Trung Quốc rất lo sợ.

Phong trào Hồi giáo ly khai khiến Trung Quốc lo sợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

Phong trào Hồi giáo ly khai khiến Trung Quốc lo sợ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Việc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể làm hồi sinh Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan ly khai và sự nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – đây là những điều mà Trung Quốc rất lo sợ.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.