Hội nghị khí hậu Lima nhất trí bước đệm cho thỏa thuận lịch sử ở Paris

VOV.VN - Thế giới cần phải cắt giảm lượng khí thải từ 40 đến 70% từ nay tới năm 2050 và lượng khí thải cần trở về con số O vào cuối thế kỷ này.

Sau khi buộc phải kéo dài thời gian thương lượng thêm 2 ngày tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở thủ đô Lima của Peru, sáng sớm nay, các nhà đàm phán đến từ hơn 190 quốc gia đã thông qua một dự thảo thỏa thuận.

Ô nhiễm môi trường và trái đất ấm lên do khí thải từ nhà máy (ảnh: Guardianlv)
Dự thảo này, còn được gọi là “Lời kêu gọi cho hành động về khí hậu tại Lima”, sẽ lần đầu tiên yêu cầu tất cả các quốc gia, các nền kinh tế mới nổi cũng như các quốc gia giàu có, cần hành động nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.

Thỏa hiệp này được xem là bước đi quan trọng đầu tiên nhằm hướng tới việc hình thành một thỏa thuận lịch sử về chống biến đổi khí hậu toàn cầu, dự kiến được thông qua tại Paris vào cuối năm sau, thay thế cho Nghị định thư Kyoto mặc dù các nhà đàm phán tại Lima thừa nhận rằng, còn rất nhiều công việc khó khăn mà các nước phải làm trước Hội nghị Paris.

Bản dự thảo vừa được thông qua là bản dự thảo thứ 4 được đệ trình tại Hội nghị khí hậu ở Lima. Bản dự thảo này được thông qua chỉ vài giờ sau khi các bản dự thảo trước đó bị các quốc gia đang phát triển bác bỏ do cho rằng các nước giàu đang lẩn tránh trách nhiệm của họ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Văn bản dự thảo mới yêu cầu các nước đệ trình kế hoạch quốc gia nhằm giải quyết tình trạng ấm lên toàn cầu trước thời hạn chót vào ngày 31/3/2015. Liên Hợp Quốc sau đó sẽ xem xét các cam kết này trước Hội nghị thượng đỉnh Paris vào năm tới, nhằm đánh giá những tác động kết hợp của các cam kết này trong quá trình chống biến đối khí hậu và xác định xem liệu các cam kết hành động của các nước có đủ để kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên dưới 2 độ C so với thời tiền công nghiệp hay không.

Bản dự thảo cuối cùng nhấn mạnh rằng, các quốc gia có trách nhiệm khác nhau trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Do đó, nó được cho là đã phần nào xoa dịu lo ngại của các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, vốn cho rằng, các văn bản dự thảo trước đó đặt gánh nặng quá lớn cho các nền kinh tế mới nổi so với các nước giàu, trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra, dự thảo này đề cập rõ ràng rằng, các nước giàu sẽ phải cung cấp hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển trong cuộc chiến cam go này.

Dự thảo vừa được nhất trí cũng làm sống lại một cam kết đã được nhất trí tại các cuộc đàm phán về khí hậu tại Ba Lan vào năm ngoái, theo đó, một cơ chế thiệt hại sẽ được thiết lập, nhằm giúp các quốc đảo đang phải đối mặt với nguy cơ lụt lội và nước biển dâng ứng phó với những ảnh hưởng tài chính của việc tăng nhiệt độ.

Bộ trưởng Môi trường Peru Manuel Vidal cho biết, bản dự thảo này mặc dù chưa phải là toàn diện, song nó có thể làm hài lòng tất cả các quốc gia đang có mặt tại Lima: “Văn bản này không phải là hoàn hảo, song nó tôn trọng quan điểm của tất cả các bên. Với văn bản này, tất cả chúng ta đều là người chiến thắng, không có ngoại lệ nào cả. Tôi đảm bảo điều này.”

Tuy nhiên, các nhóm hoạt động về môi trường đã chỉ trích thỏa thuận này là không hiệu quả, cho rằng nó có thể làm suy yếu các nguyên tắc quốc tế về khí hậu. Theo các chuyên gia, dự thảo mới không bắt buộc các quốc gia phải đưa ra các cam kết cụ thể về việc họ sẽ làm thế nào để đáp ứng các mục tiêu cắt giảm phát thải.

Người đứng đầu Sáng kiến chương trình quĩ khí hậu thế giới, bà Sam Smith cho biết: “Đây là một văn bản yếu. Theo đó, các nước sẽ tự nguyện đệ trình mức cắt giảm phát thải mà họ muốn. Và bức tranh lớn hơn là, khi họ làm điều này, rất khó để biết liệu chúng ta có thực sự có khả năng để tránh được biến đổi khí hậu hay không. Chúng ta đang đi trên một con đường vô cùng khó khăn tới Paris nếu chúng ta muốn có một thỏa thuận tốt mang tính toàn cầu.”

Cánh cửa cho việc hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đang nhanh chóng đóng lại. Nhiệt độ toàn cầu tăng đang gây ra những tác động lâu dài, từ băng tan khiến mực nước biển dâng đến sự mất mát của các loài. Cho đến nay, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 0,8 độ C và các loại khí gây hại cho môi trường vẫn liên tục phát thải mỗi năm. Để có thể đảo ngược xu hướng ấm lên, trước khi nhiệt độ tăng 2 độ C, thế giới cần phải cắt giảm lượng khí thải từ 40 đến 70% từ nay tới năm 2050 và lượng khí thải cần trở về con số O vào cuối thế kỷ này. Mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi các quốc gia phải chung tay thực hiện một sự thay đổi bền vững, lâu dài và mang tính toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên thủ các quốc gia cam kết chống biến đổi khí hậu
Nguyên thủ các quốc gia cam kết chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Theo LHQ, lãnh đạo các quốc gia đã sẵn sàng ký kết Công ước khung về biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ được ký vào năm 2015 tại Paris, Pháp.

Nguyên thủ các quốc gia cam kết chống biến đổi khí hậu

Nguyên thủ các quốc gia cam kết chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Theo LHQ, lãnh đạo các quốc gia đã sẵn sàng ký kết Công ước khung về biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ được ký vào năm 2015 tại Paris, Pháp.

EU đạt thỏa thuận quan trọng về chống biến đổi khí hậu
EU đạt thỏa thuận quan trọng về chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - 28 nước thành viên Liên minh châu Âu khẳng định quyết tâm cắt giảm 40% lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến năm 2030.

EU đạt thỏa thuận quan trọng về chống biến đổi khí hậu

EU đạt thỏa thuận quan trọng về chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - 28 nước thành viên Liên minh châu Âu khẳng định quyết tâm cắt giảm 40% lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến năm 2030.

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp

VOV.VN -Tổ chức Nông dân Thế giới cho rằng biến đổi khí hậu khiến năng suất cây trồng giảm và gây ra các kiểu thời tiết khó dự báo.

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp

VOV.VN -Tổ chức Nông dân Thế giới cho rằng biến đổi khí hậu khiến năng suất cây trồng giảm và gây ra các kiểu thời tiết khó dự báo.

Đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc khai mạc tại Peru
Đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc khai mạc tại Peru

VOV.VN - Hôm qua (1/12), Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc khai mạc tại Lima, Peru.

Đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc khai mạc tại Peru

Đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc khai mạc tại Peru

VOV.VN - Hôm qua (1/12), Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc khai mạc tại Lima, Peru.

Hội nghị Liên Hợp Quốc chống biến đổi khí hậu đối mặt nguy cơ đổ vỡ
Hội nghị Liên Hợp Quốc chống biến đổi khí hậu đối mặt nguy cơ đổ vỡ

VOV.VN - Trung Quốc yêu cầu sửa đổi dự thảo cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính để phản ánh sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Hội nghị Liên Hợp Quốc chống biến đổi khí hậu đối mặt nguy cơ đổ vỡ

Hội nghị Liên Hợp Quốc chống biến đổi khí hậu đối mặt nguy cơ đổ vỡ

VOV.VN - Trung Quốc yêu cầu sửa đổi dự thảo cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính để phản ánh sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Hiệp định chống biến đổi khí hậu 2015 khó ngăn được nhiệt độ tăng
Hiệp định chống biến đổi khí hậu 2015 khó ngăn được nhiệt độ tăng

VOV.VN - Các bằng chứng khoa học mới cảnh báo thế giới sẽ hứng chịu nhiều trận bão, lũ, nắng nóng, cũng như sự gia tăng của  axit đại dương.

Hiệp định chống biến đổi khí hậu 2015 khó ngăn được nhiệt độ tăng

Hiệp định chống biến đổi khí hậu 2015 khó ngăn được nhiệt độ tăng

VOV.VN - Các bằng chứng khoa học mới cảnh báo thế giới sẽ hứng chịu nhiều trận bão, lũ, nắng nóng, cũng như sự gia tăng của  axit đại dương.

 Bão Hagupit làm tăng tính khẩn cấp của cuộc đàm phán khí hậu
Bão Hagupit làm tăng tính khẩn cấp của cuộc đàm phán khí hậu

VOV.VN - " Tôi muốn gửi lời kêu gọi khẩn cấp và thiết tha này tới tất cả các nhà đàm phán đang có mặt tại đây, hãy đừng bỏ lỡ cơ hội đạt được một thỏa thuận về biến đổi khí hậu."

 Bão Hagupit làm tăng tính khẩn cấp của cuộc đàm phán khí hậu

Bão Hagupit làm tăng tính khẩn cấp của cuộc đàm phán khí hậu

VOV.VN - " Tôi muốn gửi lời kêu gọi khẩn cấp và thiết tha này tới tất cả các nhà đàm phán đang có mặt tại đây, hãy đừng bỏ lỡ cơ hội đạt được một thỏa thuận về biến đổi khí hậu."