Hội nghị Munich: Lời cảnh tỉnh trước nguy cơ “Quyền lực nước lớn“

VOV.VN - Hội nghị An ninh Munich lần này bàn về nhiều thách thức toàn cầu, trong đó sự suy giảm vị thế của phương Tây.

Ngày 16/2 sẽ là ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị An ninh Munich. Diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của hơn 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 100 Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nghị An ninh Munich lần này bàn về nhiều thách thức toàn cầu, trong đó sự suy giảm vị thế của phương Tây, hố sâu ngăn cách giữa các cường quốc do cạnh tranh “quyền lực nước lớn” tiếp tục diễn ra gay gắt.

Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: MSC. 

Không phải ngẫu nhiên nước chủ nhà Đức lại chọn chủ đề “sự yếu thế của phương Tây” là một trong những nội dung chính của Hội nghị An ninh Munich năm nay. Chủ điểm này rõ ràng đang đặt ra câu hỏi nghi ngại phải chăng “phương Tây đang tụt lại So với các cường quốc lớn khác?”; và phải chăng “cạnh tranh quyền lực nước lớn đang đẩy tất cả các nước xa nhau?”. Và với những câu hỏi này, giới phân tích cũng thể hiện những lo ngại nhất định về việc khó có thể hoàn thành các mục tiêu toàn cầu và rằng nếu tiếp tục cạnh tranh địa chính trị gay gắt như hiện nay, những thách thức toàn cầu chẳng hạn như xung đột chiến tranh hay dịch viểm phổi cấp virus Covid-19 sẽ bị lơ đi mà không có sự chung sức đồng lòng, đặc biệt là từ các nước lớn.

Nếu nhìn lại bài phát biểu khai mạc Hội nghị An ninh Munich của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, có thể thấy rõ điều đó. Trước hơn 40 nguyên thủ và hơn 100 Ngoại trưởng toàn cầu, ông Frank-Walter Steinmeier đã thẳng thừng cáo buộc Mỹ, Trung Quốc và Nga gây mất an ninh và ngờ vực trên toàn cầu bằng sự cạnh tranh "quyền lực nước lớn", vốn có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới.

Theo nhà lãnh đạo Đức, cách tiếp cận của 3 cường quốc đối với các vấn đề toàn cầu, đã tạo ra “nhiều nỗi thất vọng” lớn, bởi mỗi cường quốc chỉ chú trọng đến quyền lợi của riêng mình, chứ chẳng ai vì cái chung. Dẫn ví dụ từ Trung Quốc, nhà lãnh đạo Đức cho rằng nếu một quốc gia chỉ chấp nhận luật pháp quốc tế khi luật pháp quốc tế có lợi cho mình, thì đây là một tiền lệ không thể chấp nhận. Bởi nếu cường quốc nào cũng tự cho mình là nhất, mà không cần xét đến lợi ích chung, cũng chẳng cần tôn trọng các quốc gia khác thì mọi việc rồi sẽ đi tới đâu? Và tư duy này sẽ dẫn tới kết quả là, thế giới đứng trước đầy rẫy những bất ổn an ninh, sự đe dọa của dịch bệnh và tâm lý thờ ơ kiểu “sống chết mặc bay” tiếp tục lan tràn phổ biến.

Không thể phủ nhận rằng nhiều thập kỷ trở lại đây, tư duy “nước lớn” đang ngự trị đời sống chính trị quốc tế. Nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Donald Trump với chính sách “Nước Mỹ trước tiên” luôn đề cao những giá trị của Mỹ nhưng lại quên mất rằng nước Mỹ khó có thể đứng đơn độc trong một thế giới toàn cầu hóa đang thay đổi từng ngày. Việc Mỹ đơn phương rút ra khỏi nhiều Hiệp ước quốc tế quan trọng như Hiệp định về Biến đổi Khí hậu Paris 2016; Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015; đơn phương áp đặt Kế hoạch Hòa bình Trung Đông mà không đếm xỉa đến vai trò của Palestine hay các nước trong khu vực….khiến nhiều giá trị toàn cầu bị đảo lộn, khiến nước Mỹ bị cô lập và khiến đồng minh chán ghét.

Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, đơn phương đưa ra các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, đưa tàu thăm dò xâm phạm vùng biển của các quốc gia trong khu vực ….khiến dư luận không khỏi nghi nghờ về những tuyên bố trỗi dậy hòa bình của Bắc Kinh. Những hành động ấy, dẫu vin vào cớ gì cũng khiến cộng đồng quốc tế cảnh giác và lo ngại bởi chúng không chỉ làm đảo lộn trật tự thế giới mà còn làm gia tăng sự bất ổn toàn cầu với chủ nghĩa bảo hộ, các cuộc chiến tranh thương mại và các phong trào dân túy.

Tất nhiên, mỗi quốc gia đều có quyền xây dựng những tham vọng của riêng mình, nhưng khi tư duy “quyền lực nước lớn” lấn lướt lợi ích chung, nó sẽ đặt cộng đồng quốc tế trước nhiều rủi ro và nguy cơ an ninh toàn cầu mất kiểm soát.

Trên thực tế, dù Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56 không đưa ra những cam kết hay hành động chính trị cụ thể, song nhìn vào những  nội dung được thảo luận, có thể thấy hội nghị lần này đã và đang mang lại những thông điệp cảnh tỉnh khiến nhiều cường quốc phải suy ngẫm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị an ninh Munich: Châu Âu gửi câu trả lời cứng rắn tới Mỹ
Hội nghị an ninh Munich: Châu Âu gửi câu trả lời cứng rắn tới Mỹ

VOV.VN - Bất chấp lời kêu gọi và thậm chí là cả những cảnh báo của Mỹ, các nước châu Âu vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.

Hội nghị an ninh Munich: Châu Âu gửi câu trả lời cứng rắn tới Mỹ

Hội nghị an ninh Munich: Châu Âu gửi câu trả lời cứng rắn tới Mỹ

VOV.VN - Bất chấp lời kêu gọi và thậm chí là cả những cảnh báo của Mỹ, các nước châu Âu vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.

Vấn đề nóng thế giới tại Hội nghị An ninh Munich 2019
Vấn đề nóng thế giới tại Hội nghị An ninh Munich 2019

VOV.VN - Sự kiện an ninh này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và châu Âu. Hội nghị đã đề cập nhiều vấn đề nóng toàn cầu.

Vấn đề nóng thế giới tại Hội nghị An ninh Munich 2019

Vấn đề nóng thế giới tại Hội nghị An ninh Munich 2019

VOV.VN - Sự kiện an ninh này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và châu Âu. Hội nghị đã đề cập nhiều vấn đề nóng toàn cầu.

Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56: Cùng lúc đối phó nhiều vấn đề nóng
Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56: Cùng lúc đối phó nhiều vấn đề nóng

VOV.VN - Hội nghị được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề “nóng” trên thế giới, các thách thức toàn cầu cấp bách.

Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56: Cùng lúc đối phó nhiều vấn đề nóng

Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56: Cùng lúc đối phó nhiều vấn đề nóng

VOV.VN - Hội nghị được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề “nóng” trên thế giới, các thách thức toàn cầu cấp bách.