Hội nghị tài trợ Syria: Syria cần tiền hơn thuốc súng

VOV.VN - Liên minh Châu Âu ( EU) và Liên Hợp Quốc (UN) hôm 24/4 đồng bảo trợ tổ chức Hội nghị các nhà tài trợ cho Syria tại Brussels, Bỉ.

Các đại biểu của hơn 85 quốc gia và tổ chức sẽ tham gia hội nghị 2 ngày, thảo luận những vấn đề quan trọng của cuộc khủng hoảng Syria, bao gồm các vấn đề chính trị, nhân đạo và khu vực. Với cuộc nội chiến Syria đã bước vào năm thứ 8, giới quan sát cho rằng, hỗ trợ tài chính là điều cần thiết, nhưng tìm kiếm một giải pháp chính trị mới là cách duy nhất để đảm bảo tương lai bền vững cho người dân quốc gia Arab đang chìm trong hỗn loạn này.

Trẻ em Syria tại trại tị nạn Ash'ari , khu vực Đông Ghouta. Ảnh: AFP.

Với chủ đề “Hỗ trợ cho tương lai của Syria và khu vực”, hội nghị nhằm duy trì cam kết quốc tế trong việc hỗ trợ cho người dân Syria và các nước đang giúp đỡ người dân Syria sơ tán, tạo cơ hội để thảo luận tình hình chính trị tại quốc gia Arab ở cấp toàn cầu.

Phiên họp có sự tham gia của khoảng 200 đại diện tổ chức phi chính phủ từ Syria và khu vực, sẽ đối thoại với các cơ quan Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng các nước đang hỗ trợ người tị nạn Syria cũng như các nhà tài trợ quốc tế. Trong khi đó, phiên họp cấp Bộ trưởng ngày 25/4 sẽ đề cập những lĩnh vực quan trọng của cuộc xung đột bao gồm vấn đề nhân đạo, chính trị và khôi phục kinh tế tại một số khu vực. 

Đây là hội nghị tài trợ cho Syria lần thứ 3, với hi vọng sẽ mang lại sự thay đổi cho hàng triệu người dân Syria đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột. Tại hội nghị năm 2017, các nước đã cam kết hỗ trợ 5,6 tỉ euro cho Syria trong năm 2017, cùng 3,47 tỉ euro cho năm 2018-2020 dành cho những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Mục tiêu của hội nghị năm nay là tiếp tục nhận được mức hỗ trợ tương đương với năm 2017, song các nhà tổ chức vẫn hi vọng sẽ đạt được mức cao hơn. Những nhà tài trợ lớn nhất cho Syria hiện nay là Mỹ, Liên minh Châu Âu, Norway và Nhật Bản. Phát biểu khi đang ở thăm Mỹ hôm 23/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định, nước này và các đồng minh muốn có một vai trò quan trọng trong nỗ lực tái thiết Syria sau khi đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng ( IS).

 “Chúng ta sẽ phải xây dựng một Syria mới sau chiến tranh. Theo quan điểm của tôi, sau khi đánh bại được nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, Mỹ, Pháp và các đồng minh cùng tất cả các nước khác trong khu vực cùng với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cần đóng vai trò và thể hiện tiếng nói của mình, tạo ra một Syria mới, đảm bảo người dân Syria có thể tự quyết định được tương lai của mình”, ông Macron nói.

Hỗ trợ tài chính cho người dân Syria là điều vô cùng cần thiết trong thời điểm hiện nay khi cuộc nội chiến đã bước sang năm thứ 8. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, có tới hơn 13 triệu người Syria cần hỗ trợ nhân đạo, trong đó 6,3 triệu người không được đảm bảo về lương thực và 5,3 triệu người không có nơi ở an toàn. Đặc biệt, có tới 35% các hộ gia đình Syria đang phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo an toàn.

Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, chỉ đổ tiền vào Syria là chưa đủ khi người dân Syria vẫn phải sống trong nỗi lo sợ của chiến tranh. Hội nghị tài trợ cho Syria diễn ra ngay sau khi Mỹ và các đồng minh không kích các trung tâm nghiên cứu khoa học của Syria, khiến dư luận lo ngại về một cuộc chiến toàn diện hơn giữa các cường quốc liên quan.

Do đó, các nhà ngoại giao cho rằng, hội nghị về Syria không chỉ là nơi dành cho những cam kết tài chính, mà cần thúc đẩy các nỗ lực cho tiến trình chính trị tìm kiếm hòa bình cho Syria. Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini hi vọng, hội nghị sẽ gửi đi thông điệp rõ ràng của cộng đồng quốc tế là các chiến dịch quân sự cần phải dừng lại để nhường chỗ cho tiến trình hòa giải chính trị. Với quan điểm tương tự, Trung Quốc - một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng khẳng định, giải pháp chính trị là cách duy nhất để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Syria hiện nay.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nhấn mạnh: “Một giải pháp quân sự sẽ không thể giải quyết được vấn đề của Syria hiện nay. Tôi nghĩ giải pháp chính trị là lựa chọn thực tế duy nhất. Bất cứ nỗ lực nào để viện cớ sử dụng vũ lực cũng có thể làm gia tăng căng thẳng khu vực và phức tạp thêm tình hình”. 

Theo nguồn tin EU, Ngoại trưởng các nước như Kuwait, Barahn, UAE, Qatar, Jordan, Lebanon sẽ tham dự hội nghị. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu Nga và Iran - 2 quốc gia đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, có tham dự hội nghị hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh kiệt quệ và tang thương đau xé lòng ở Syria 7 năm xung đột
Hình ảnh kiệt quệ và tang thương đau xé lòng ở Syria 7 năm xung đột

VOV.VN - Khung cảnh đổ nát, tang thương và chết chóc đến xé lòng bao trùm nhiều vùng đất ở Syria sau 7 năm xung đột.

Hình ảnh kiệt quệ và tang thương đau xé lòng ở Syria 7 năm xung đột

Hình ảnh kiệt quệ và tang thương đau xé lòng ở Syria 7 năm xung đột

VOV.VN - Khung cảnh đổ nát, tang thương và chết chóc đến xé lòng bao trùm nhiều vùng đất ở Syria sau 7 năm xung đột.

 5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria
5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

VOV.VN - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Syria có nguy cơ kéo Mỹ vào cuộc xung đột quy mô lớn, không lối thoát ở Trung Đông.

 5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

VOV.VN - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Syria có nguy cơ kéo Mỹ vào cuộc xung đột quy mô lớn, không lối thoát ở Trung Đông.

Lý do khiến Pháp “theo chân” Mỹ dội hỏa lực vào Syria
Lý do khiến Pháp “theo chân” Mỹ dội hỏa lực vào Syria

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, phối hợp với Mỹ tấn công Syria sẽ giúp Pháp thực hiện cam kết sát cánh với đồng minh, khẳng định vị trí trên bàn cờ Trung Đông.

Lý do khiến Pháp “theo chân” Mỹ dội hỏa lực vào Syria

Lý do khiến Pháp “theo chân” Mỹ dội hỏa lực vào Syria

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, phối hợp với Mỹ tấn công Syria sẽ giúp Pháp thực hiện cam kết sát cánh với đồng minh, khẳng định vị trí trên bàn cờ Trung Đông.

Vì sao Pháp phải níu chân Mỹ và đồng minh ở lại Syria bằng mọi giá?
Vì sao Pháp phải níu chân Mỹ và đồng minh ở lại Syria bằng mọi giá?

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron cho rằng, ngay cả khi cuộc chiến chống IS kết thúc, Pháp, Mỹ cùng đồng minh vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ kiến tạo một Syria mới.

Vì sao Pháp phải níu chân Mỹ và đồng minh ở lại Syria bằng mọi giá?

Vì sao Pháp phải níu chân Mỹ và đồng minh ở lại Syria bằng mọi giá?

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron cho rằng, ngay cả khi cuộc chiến chống IS kết thúc, Pháp, Mỹ cùng đồng minh vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ kiến tạo một Syria mới.

Mỹ bí mật cài tiêm kích F-22 tấn công Syria, giỡn mặt phòng không Nga
Mỹ bí mật cài tiêm kích F-22 tấn công Syria, giỡn mặt phòng không Nga

VOV.VN - Mỹ, Anh, Pháp không chỉ huy động dàn vũ khí khủng, trong đó có máy bay F-22 tấn công Syria, mà còn áp dụng chiến thuật tác chiến mới để đạt mục tiêu.

Mỹ bí mật cài tiêm kích F-22 tấn công Syria, giỡn mặt phòng không Nga

Mỹ bí mật cài tiêm kích F-22 tấn công Syria, giỡn mặt phòng không Nga

VOV.VN - Mỹ, Anh, Pháp không chỉ huy động dàn vũ khí khủng, trong đó có máy bay F-22 tấn công Syria, mà còn áp dụng chiến thuật tác chiến mới để đạt mục tiêu.