IATA lạc quan về triển vọng tươi sáng của ngành hàng không quốc tế

VOV.VN - Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) khẳng định, ngành hàng không toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong năm 2017 và dự báo là cả năm 2018.

Hội nghị Thượng đỉnh hàng không thế giới hôm 4/6 khai mạc tại thành phố Sydney, Australia. Tại hội nghị, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) khẳng định, dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức song, ngành hàng không toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong năm 2017 và dự báo là cả năm 2018.

Tổng giám đốc điều hành Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), ông Alexandre de Juniac.  

Theo báo cáo được Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) công bố sáng 4/6, trong năm 2017, các hãng hàng không thành viên của Hiệp hội đã chuyên chở 4,1 tỷ lượt hành khách, 60 triệu tấn hàng hóa, chiếm 1/3 giá trị hàng hóa lưu thông toàn cầu. Ngành hàng không toàn thế giới cũng đang sử dụng một lực lượng lao động lên tới 2,79 triệu người.

Về lợi nhuận, năm 2017, ngành hàng không toàn thế giới đã thu về khoản lãi trị giá 38 tỷ USD. Trong đó Bắc Mỹ hiện là khu vực có có giá trị tăng trưởng cao nhất với lợi nhuận đạt tới 15 tỷ USD, chiếm 44% lợi nhuận của ngành trên toàn thế giới do liên tục thực hiện tái cơ cấu trong nhiều năm qua.

Tuy chỉ đứng thứ 3 về lợi nhuận với giá trị đạt 10,1 tỷ USD nhưng các hãng hàng không khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lại là nơi có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất về cả nhu cầu và năng lực vận chuyển với tỷ lệ tương ứng là 9,5% và 8,8%.  

Bên cạnh mức tăng trưởng tích cực, ngành hàng không thế giới cũng đạt được thành tựu đáng kể khi trong năm 2017, không có hành khách nào thiệt mạng trong tổng số 34,9 triệu chuyến bay trong năm.

Để đạt được những thành tựu này, ngành hàng không thế giới đã vượt qua những khó khăn lớn trong năm qua. Đầu tiên phải kể đến là việc tăng giá nhiên liệu vốn chiếm đến 21,4% tổng chi phí của các hãng trong năm ngoái (lên đến 144 tỷ USD) cũng làm cho lợi nhuận của các hãng hàng không giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, do sự gia tăng mạnh về nhu cầu đi lại bằng hàng không của người dân nên ngành hàng không vừa phải tuyển thêm nhân viên đồng thời phải tăng lương nhằm giữ chân nhân viên. Trong năm 2017, các hãng hàng không trên thế giới phải chi 171 tỷ USD cho việc trả lương cho nhân viên, tăng 2% so với năm 2016.

Là thành viên của IATA từ năm 2006, Vietnam Airlines cũng đang đạt được những kết quả kinh doanh khả quan số lượng hành khách chuyên chở trong quý I năm nay tăng 5%, lên gần 5 triệu lượt khách. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.460 tỷ đồng, tăng 6,2% so với kế hoạch. Trong đó, lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ đạt gần 875 tỷ đồng, tăng trên 30% so với cùng kỳ.

Đánh giá về triển vọng phát triển của ngành hàng không thế giới năm 2018, ông Alexandre de Juniac, Tổng Giám đốc điều hành Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) nhận định, năm 2018, ngành hàng không thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức lợi nhuận đạt 33,8 tỷ USD do nhu cầu hành khách tăng 7% và nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng tăng 4%.

Tuy nhiên, do giá nhiên liệu năm 2018 nhảy vọt, nên các hãng dự kiến sẽ phải chi khoảng 26,1 tỷ USD cho việc mua nhiên liệu. Cùng với việc gia tăng nhiều chi phí khác như đầu tư mua tàu bay mới, tăng lương, thuê thêm nhân viên… nên lợi nhuận giảm, đạt mức trung bình chỉ thu lãi 7,76 USD/hành khách trong năm 2018.

Nhiên liệu tăng giá là khó khăn lớn đối với ngành hàng không trong năm 2018 nhưng Tổng Giám đốc điều hành IATA, ông Alexandre de Juniac lại cho rằng, thách thức lớn nhất mà ngành này phải đối mặt trong thời gian tới đó là sự tái điều tiết dần dần của các chính phủ đối với ngành này thông qua việc áp đặt thêm các quy định khiến cho việc đi lại bằng đường hàng không của hành khách trở có thể trở nên khó khăn hơn.

Thách thức thứ hai mà ông Alexandre de Juniac nhắc đến đó chính là việc đảm bảo sự thống nhất trong tiêu chuẩn toàn cầu trong hàng không để duy trì chất lượng dịch vụ và tạo thuận lợi cho hành khách. Trong lĩnh vực này, IATA đang lên kế hoạch kết nối hệ thống thông tin toàn cầu để hành khách có thể kiểm soát được thực tế hành trình của hành lý.

Song song với đó, IATA cũng đang nghiên cứu cách thức để giúp hành khách không phải xuất trình giấy tờ tùy thân quá nhiều lần bằng việc sử dụng công nghệ nhận dạng sinh trắc học tại các cửa lên tàu bay.

Thách thức thứ ba chính là việc làm thế nào để ngành hàng không toàn cầu có thể mức tăng trưởng có thể chấp nhận được trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như giá nhiên liệu tăng, quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp và có nhiều yếu tố bất ngờ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cấp lại Giấy phép kinh doanh hàng không chung cho Globaltrans Air
Cấp lại Giấy phép kinh doanh hàng không chung cho Globaltrans Air

VOV.VN- Theo Bộ Giao thông vận tải, Globaltrans Air được phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại ở cả khu vực nội địa và quốc tế.

Cấp lại Giấy phép kinh doanh hàng không chung cho Globaltrans Air

Cấp lại Giấy phép kinh doanh hàng không chung cho Globaltrans Air

VOV.VN- Theo Bộ Giao thông vận tải, Globaltrans Air được phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại ở cả khu vực nội địa và quốc tế.

So sánh thu nhập của phi công 2 hãng hàng không Việt
So sánh thu nhập của phi công 2 hãng hàng không Việt

Thu nhập bình quân của phi công Vietjet Air lên tới 180 triệu/tháng thì thu nhập của đồng nghiệp bên phía Vietnam Airlines là 121 triệu/tháng.

So sánh thu nhập của phi công 2 hãng hàng không Việt

So sánh thu nhập của phi công 2 hãng hàng không Việt

Thu nhập bình quân của phi công Vietjet Air lên tới 180 triệu/tháng thì thu nhập của đồng nghiệp bên phía Vietnam Airlines là 121 triệu/tháng.

Ảnh: Xem nhận diện thương hiệu của 15 hãng hàng không
Ảnh: Xem nhận diện thương hiệu của 15 hãng hàng không

VOV.VN-Nhiều hãng hàng không trên thế giới không ngại chi ngân sách vào việc thiết kế logo, sơn máy bay theo chủ đề nhằm tạo dựng hình ảnh riêng của hãng.

Ảnh: Xem nhận diện thương hiệu của 15 hãng hàng không

Ảnh: Xem nhận diện thương hiệu của 15 hãng hàng không

VOV.VN-Nhiều hãng hàng không trên thế giới không ngại chi ngân sách vào việc thiết kế logo, sơn máy bay theo chủ đề nhằm tạo dựng hình ảnh riêng của hãng.

Chuyên gia hàng không kết luận vụ MH370 do phi công cố ý tự tử
Chuyên gia hàng không kết luận vụ MH370 do phi công cố ý tự tử

VOV.VN - Một nhóm các chuyên gia hàng không quốc tế đã kết luận rằng, chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia mất tích bí ẩn là do phi công chủ ý tự tử.

Chuyên gia hàng không kết luận vụ MH370 do phi công cố ý tự tử

Chuyên gia hàng không kết luận vụ MH370 do phi công cố ý tự tử

VOV.VN - Một nhóm các chuyên gia hàng không quốc tế đã kết luận rằng, chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia mất tích bí ẩn là do phi công chủ ý tự tử.

Hàng không có thể chịu rủi ro do căng thẳng thương mại toàn cầu
Hàng không có thể chịu rủi ro do căng thẳng thương mại toàn cầu

VOV.VN - Những căng thẳng thương mại quốc tế gần đây đang đe dọa đến ngành công nghiệp hàng không và sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Hàng không có thể chịu rủi ro do căng thẳng thương mại toàn cầu

Hàng không có thể chịu rủi ro do căng thẳng thương mại toàn cầu

VOV.VN - Những căng thẳng thương mại quốc tế gần đây đang đe dọa đến ngành công nghiệp hàng không và sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.