Indonesia lo ngại chạy đua vũ trang trong khu vực thông qua liên minh AUKUS

VOV.VN - Indonesia  bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc tiếp tục chạy đua vũ trang và tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua Thỏa thuận đối tác tam giác chiến lược (AUKUS) vừa được thiết lập giữa Australia, Anh và Mỹ.

Trong một tuyên bố bằng văn bản ngày 17/9, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết, Indonesia đang hết sức thận trọng theo dõi quyết định chế tạo tàu ngầm hạt nhân của chính phủ Australia với sự trợ giúp của Mỹ và Anh thông qua thỏa thuận đối tác tam giác chiến lược AUKUS. Indonesia lo ngại, thỏa thuận này sẽ thúc đẩy các cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Bộ Ngoại giao Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Australia cam kết tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và khuyến khích Australia tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực theo Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) được 62 quốc gia ký kết vào năm 1968.

Indonesia cũng kêu gọi Australia và các bên liên quan tiếp tục thúc đẩy đối thoại trong việc giải quyết các khác biệt một cách hòa bình, đặc biệt tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, trong việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.

Trước đó ngày 16/9, Ngoại trưởng Australia Marise Payne đã có cuộc điện đàm thông báo với Ngoại trưởng Indonesia, Retno Marsudi về việc phát triển tàu ngầm hạt nhân. Đầu tháng 9, Indonesia và Australia vừa tổ chức đối thoại 2+2 giữa các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước, ký kết một loạt biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác song phương và thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực.  

Indonesia cam kết tăng cường quan hệ với các nước Thái Bình Dương thông qua Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, trong khi Australia bày tỏ kỳ vọng Indonesia và Australia  trở thành mỏ neo của sự hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi đang ngày càng có nhiều tranh chấp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia Australia: Trung Quốc là lý do hình thành AUKUS
Chuyên gia Australia: Trung Quốc là lý do hình thành AUKUS

VOV.VN - Trong tuyên bố chung về việc hình thành AUKUS giữa 3 nước Australia, Anh và Mỹ không bất kỳ từ nào nhắc đến Trung Quốc nhưng nhiều nhà quan sát tại Australia đều cho rằng, Trung Quốc chính là lý do để 3 nước này đẩy mạnh quan hệ an ninh-quốc phòng trong khuôn khổ cơ chế mới.

Chuyên gia Australia: Trung Quốc là lý do hình thành AUKUS

Chuyên gia Australia: Trung Quốc là lý do hình thành AUKUS

VOV.VN - Trong tuyên bố chung về việc hình thành AUKUS giữa 3 nước Australia, Anh và Mỹ không bất kỳ từ nào nhắc đến Trung Quốc nhưng nhiều nhà quan sát tại Australia đều cho rằng, Trung Quốc chính là lý do để 3 nước này đẩy mạnh quan hệ an ninh-quốc phòng trong khuôn khổ cơ chế mới.

Gia cố chưa lâu, cây cầu xuyên Đại Tây Dương lại lung lay vì AUKUS
Gia cố chưa lâu, cây cầu xuyên Đại Tây Dương lại lung lay vì AUKUS

VOV.VN - Tức giận, đổ vỡ niềm tin và so sánh chính sách “nước Mỹ trên hết” đã trở lại là phản ứng của Pháp và EU sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên (AUKUS), ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Gia cố chưa lâu, cây cầu xuyên Đại Tây Dương lại lung lay vì AUKUS

Gia cố chưa lâu, cây cầu xuyên Đại Tây Dương lại lung lay vì AUKUS

VOV.VN - Tức giận, đổ vỡ niềm tin và so sánh chính sách “nước Mỹ trên hết” đã trở lại là phản ứng của Pháp và EU sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên (AUKUS), ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Liên minh AUKUS làm nóng cuộc đua tàu ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc
Liên minh AUKUS làm nóng cuộc đua tàu ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Tác chiến dưới nước đã nổi lên như một lĩnh vực cạnh tranh tiếp theo trong cuộc ganh đua quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh dần bắt kịp ưu thế của Mỹ trên bầu trời.

Liên minh AUKUS làm nóng cuộc đua tàu ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc

Liên minh AUKUS làm nóng cuộc đua tàu ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Tác chiến dưới nước đã nổi lên như một lĩnh vực cạnh tranh tiếp theo trong cuộc ganh đua quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh dần bắt kịp ưu thế của Mỹ trên bầu trời.