Indonesia: Nội các mới và chính sách ngoại giao nước lớn tầm trung

VOV.VN - Cùng với bà Ngoại trưởng Marsudi, Indonesia sẽ tăng cường vai trò “nước lớn tầm trung” trong quan hệ quốc tế.

Ngày 26/10, Tổng thống Indonesia Jokowi đã công bố chính phủ mới với tám nữ bộ trưởng. Và lần đầu tiên nước này có nữ Ngoại trưởng - bà Retno Marsudi 52 tuổi, là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, bà nguyên là Đại sứ Indonesia tại Hà Lan. 

Tân Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi

Bạn bè rộng, không đối địch

Về chính sách đối ngoại, giới phân tích dự báo trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Jokowi, Indonesia sẽ đóng vai trò năng động hơn trong khu vực và vị thế “anh cả” trong ASEAN.

Với chủ trương vừa kế thừa và phát huy quan điểm của người tiền nhiệm: “bạn bè rộng, không đối địch”, phát huy bản sắc “quốc đảo” và “ngoại giao nước lớn hạng trung”. Ông Jokowi đã từng thể hiện trong quá trình tranh cử là dựa vào 3 nguyên tắc lớn và chủ nghĩa dân tộc của cố Tổng thống Sukarno đã từng nổi tiếng với chính sách ngoại giao 4 điểm.

Những điểm mới trong chính sách ngoại giao của Indonesia được dự báo là sẽ ưu tiên quan hệ với Trung Quốc, muốn có vai trò trung gian “hòa giải” trong các tranh chấp ở Biển Đông và có thể can dự vào Trung Đông với tư cách là quốc gia có đông dân cư Hồi giáo.

Ông Jokowi cũng tự khái quát chiến lược đối ngoại mới của mình với 4 ưu tiên: (1) Thúc đẩy khái niệm “quốc đảo” được coi là bản sắc chính sách đối ngoại chính của Indonesia; (2) thực thi “ngoại giao nước lớn hạng trung” thông qua tham dự tích cực vào các diễn đàn quốc tế; (3) xây dựng cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; (4) tăng cường vai trò các cơ quan ngoại giao Indonesia.

Theo đánh giá của Rizal Sukma, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, “Tân Tổng thống Jokowi muốn tận dụng đặc trưng của Indonesia với tư cách là trục hàng hải quốc tế để làm lợi cho người dân”.

Tiến sỹ Malcolm Cook, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore chia sẻ: “Mục tiêu của ASEAN về sự đoàn kết và vai trò trung tâm khu vực là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Indonesia. Chính vì thế, tôi cho rằng Indonesia sẽ tiếp tục cố gắng đảm nhiệm vai trò đi đầu trong ASEAN và thúc đẩy hơn nữa mục tiêu đoàn kết và trung tâm khu vực của ASEAN”.

Trong lễ nhậm chức của ông Jokowi đã có các nhà lãnh đạo nhiều nước trong khu vực và quốc tế tham dự như: Malaysia, Singapore, Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thủ tướng Australia Tony Abbott và đại diện các nước ASEAN… Với sự bảo đảm an ninh nghiêm ngặt của 24.000 cảnh sát và quân nhân Indonesia.

Trong nội các mới, vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được tân Tổng thống Jokowi lựa chọn là bà Retno Marsudi, vốn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, khiến cho các quan điểm đối ngoại mới của Indonesia được kỳ vọng là sẽ sớm thể hiện và phát huy hiệu quả.

Ngoại giao kinh tế

Ngay trong cương lĩnh tranh cử của mình, ông Jokowi đã cho rằng các Đại sứ Indonesia sẽ phải là “nhà tiếp thị tốt”. Ông còn cho rằng 80% ngoại giao của Indonesia trong tương lai sẽ liên quan đến thương mại.

Trong chính phủ mới, các vị trí chủ chốt trong các lĩnh vực kinh tế cũng được Tổng thống giao cho các nhà kỹ trị. Theo đó, ông Bambang Brodjonegoro giữ chức bộ trưởng tài chính và ông Sofyan Djalil là bộ trưởng kinh tế - đây là hai nhân vật được đánh giá là chuyên gia hàng đầu trong việc thúc đẩy nền kinh tế.

Theo nhận định của giới chuyên gia, các thị trường hiện đang kỳ vọng vào các nhà chuyên môn giàu kinh nghiệm có chân trong các bộ liên quan đến kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại, khiến chỉ số chứng khoán có thể sẽ sớm được cải thiện, đạt mức 5.300 điểm vào cuối năm nay và tăng lên 5.600 điểm trong năm 2015. 


Nội các mới của Indonesia (ảnh: Tân Hoa xã)

Với chính sách kinh tế được gọi là “Jokowinomics” đang tìm kiếm con đường chủ quyền, độc lập và bản sắc cho đất nước Indonesia. Theo đó, Indonesia sẽ là một xã hội thịnh vượng, chủ quyền chính trị, độc lập kinh tế và bản sắc văn hóa dân tộc.

Một trong những đặc trưng nổi bật của nền kinh tế Indonesia, có thể được coi là “hướng nội”, với tiêu dùng nội địa là lực đẩy chính của nền kinh tế, xuất khẩu chỉ chiếm 35% GDP trước đây, nay vẫn được tiếp tục phát huy, nhưng có thể được điều chỉnh theo hướng tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

Với tốc độ tăng dân số 5–6%/năm như hiện nay, 90 triệu dân có thể gia nhập đội ngũ người tiêu dùng vào năm 2030. Tỷ lệ tiêu dùng tăng cao sẽ kích cầu thị trường nội địa và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn đồng thời giúp bảo vệ Indonesia trước tác động của sự suy giảm kinh tế toàn cầu. 

Hơn 50% GDP của Indonesia hiện nay là từ khu vực dịch vụ, trong đó điển hình là các loại hình dịch vụ tài chính, bán lẻ và viễn thông. Indonesia cũng là quốc gia sử dụng Facebook đứng thứ 4 trên thế giới và đây là điều hứa hẹn nền tảng vững chắc cho lĩnh vực thương mại điện tử.

Với chiến lược phát triển quốc gia dựa trên ba trụ cột: “cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xây dựng chủ quyền lương thực và hiện đại hóa các nguồn năng lượng”, Indonesia hy vọng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, đáp ứng sự kỳ vọng của dư luận, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Agus Martowardojo - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi song nhịp độ sẽ không mạnh như những gì dự đoán trước đó. Vì thế, Indonesia cần cẩn trọng trong chính sách tài khóa của mình.

Trong 20 năm qua, năng suất lao động của Indonesia tăng lên đáng kể đóng góp tới 60% cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hoạt động bán buôn và bán lẻ, vận tải, viễn thông và chế tạo máy là những lĩnh vực đóng góp nhiều nhất. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7%  Indonesia cần phải tăng năng suất lao động thêm 60% so với mức hiện nay. 

Tuy nhiên, theo dự báo Indonesia nhiều khả năng sẽ vượt qua được thách thức này. Nếu như tăng sản lượng và dỡ bỏ những rào cản phát triển trong 3 lĩnh vực chủ chốt (dịch vụ tiêu dùng, nông nghiệp và khai thác tài nguyên), nền kinh tế Indonesia có thể chạm mốc 1.800 tỷ vào năm 2030. Vì thế, giới chuyên gia kinh tế coi “Jokowinomics” là chiến lược của tương lai.

Như vậy, với những quan điểm và động thái trong chính sách đối ngoại rộng mở của mình, ông Jokowi cùng với bà Ngoại trưởng Marsudi, Indonesia sẽ tăng cường vai trò “nước lớn tầm trung” trong quan hệ quốc tế, duy trì các nguyên tắc chủ động và “trung lập” trong các vấn đề toàn cầu, giữ vững vai trò đầu tàu trong ASEAN, đẩy mạnh quan hệ với các nước lớn và gia tăng vai trò trong các các cơ chế hợp tác đa phương… khiến thu hút được sự quan tâm và và kỳ vọng của dư luận trong nước, khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, hiệu quả thực sự của chính sách đối ngoại mới của tân Tổng thống Indonesia vẫn còn đang ở phía trước./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhậm chức
Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhậm chức

VOV.VN - Ngày 20/10, Tổng thống đắc cử Indonesia Joko Widodo chính thức nhậm chức sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 7 vừa qua.

Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhậm chức

Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhậm chức

VOV.VN - Ngày 20/10, Tổng thống đắc cử Indonesia Joko Widodo chính thức nhậm chức sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 7 vừa qua.

Tân Tổng thống Indonesia có cuộc gặp đầu tiên với lãnh đạo thế giới
Tân Tổng thống Indonesia có cuộc gặp đầu tiên với lãnh đạo thế giới

VOV.VN - Ngay sau lễ nhậm chức ngày 20/10, Tổng thống đắc cử Indonesia Joko Widodo đã có các cuộc gặp gỡ đầu tiên với các nhà lãnh đạo thế giới.

Tân Tổng thống Indonesia có cuộc gặp đầu tiên với lãnh đạo thế giới

Tân Tổng thống Indonesia có cuộc gặp đầu tiên với lãnh đạo thế giới

VOV.VN - Ngay sau lễ nhậm chức ngày 20/10, Tổng thống đắc cử Indonesia Joko Widodo đã có các cuộc gặp gỡ đầu tiên với các nhà lãnh đạo thế giới.

Dư luận Indonesia hy vọng đón nhận những làn gió mới
Dư luận Indonesia hy vọng đón nhận những làn gió mới

VOV.VN - Người dân Indonesia đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch cải cách mới của tân Tổng thống Joko Widodo.

Dư luận Indonesia hy vọng đón nhận những làn gió mới

Dư luận Indonesia hy vọng đón nhận những làn gió mới

VOV.VN - Người dân Indonesia đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch cải cách mới của tân Tổng thống Joko Widodo.

Tổng thống Indonesia bổ nhiệm nữ Ngoại trưởng đầu tiên
Tổng thống Indonesia bổ nhiệm nữ Ngoại trưởng đầu tiên

Nội các mới được Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo công bố bao gồm 8 phụ nữ, nhiều hơn nội các tiền nhiệm.

Tổng thống Indonesia bổ nhiệm nữ Ngoại trưởng đầu tiên

Tổng thống Indonesia bổ nhiệm nữ Ngoại trưởng đầu tiên

Nội các mới được Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo công bố bao gồm 8 phụ nữ, nhiều hơn nội các tiền nhiệm.