Indonesia phát triển công nghiệp xanh, hướng tới kinh tế bền vững

VOV.VN - Là quốc gia phát thải khí nhà kính đứng thứ 8 trên thế giới, Indonesia gần đây đã đưa ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng về mức 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn.

Để thực hiện mục tiêu này chính quyền của Tổng thống Joko Widodo đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó tiến tới một nền công nghiệp dựa vào năng lượng sạch. 

Kế hoạch xây dựng khu công nghiệp xanh

Việc Indonesia phát triển khu vực công nghiệp xanh là một phần trong chiến lược của nước này nhằm theo đuổi các mục tiêu trên và mục tiêu giảm phát thải carbon phù hợp với các cam kết về biến đổi khí hậu mà Indonesia đã đưa ra thông qua Thỏa thuận Paris. Trong cam kết của mình, Indonesia muốn giảm 29% lượng khí thải carbon tại đất nước vào năm 2030, và con số này có thể lên tới 40% nếu có sự trợ giúp quốc tế.

Tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc COP26 năm 2021 ở Glasgow, Scotland hồi đầu tháng 11 vừa qua, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã tuyên bố kế hoạch phát triển khu công nghiệp xanh mà ở đó toàn bộ hoạt động trong khu vực này sẽ sử dụng năng lượng xanh để thúc đẩy ngành công nghiệp. Tháng 12 năm nay, Indonesia sẽ khởi công xây dựng khu công nghiệp xanh tại tỉnh phía Bắc đảo Kalimantan, hòn đảo nơi Indonesia đang có kế hoạch di chuyển thủ đô tới. Theo thông báo mới đây của Tổng thống Joko Widodo, khu công nghiệp có tổng diện tích là 30.000 Ha, tăng so với dự án ban đầu là 13.000 Ha.

Về nguồn năng lượng, khu vực này sẽ phụ thuộc vào nguồn năng lượng lấy từ các nhà máy thủy điện bằng cách sử dụng dòng chảy của sông Kayan trải dài qua tỉnh. Tổng công suất điện dự kiến ​ từ nhà máy thủy điện đạt 13.000 MW. Người ta hy vọng rằng sự phát triển của nguồn năng lượng này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo ở Indonesia. Từ đó, sản phẩm từ khu công nghiệp này là sản phẩm xanh làm từ năng lượng tái tạo mới.

Hiện tại, việc xây dựng cơ sở hạ tầng dưới dạng đường giao thông đến khu công nghiệp xanh đã bắt đầu được chính quyền địa phương khởi công. Indonesia hiện vẫn chưa tiết lộ cụ thể những cơ sở nào sẽ có trong khu công nghiệp xanh, tuy nhiên chính phủ nước này đã bắt đầu cung cấp cơ hội cho các nhà đầu tư để đầu tư vào khu vực này.

Tổng thống Indonesia cho rằng, trong vòng 10 năm tới, các đối tác lớn như Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ  không còn muốn mua các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, Indonesia cần chuẩn bị để phát triển một nền công nghiệp dựa vào công nghệ mới, thân thiện với môi trường hơn. Indonesia hoàn toàn có thể làm được điều này vì đây là quốc gia có sức mạnh lớn trong lĩnh vực kinh tế xanh. Dựa trên một nghiên cứu của Think Geo Energy vào năm 2020, Indonesia chiếm vị trí thứ hai với nguồn tài nguyên địa nhiệt lớn nhất trên thế giới, với tiềm năng đạt 23,76 gigawatt (GW). Tiềm năng thủy điện bắt nguồn từ 4.400 con sông trong cả nước. Thêm vào đó, Indonesia có tiềm năng về sức gió, dòng chảy và năng lượng mặt trời. 

Ngoài ra, Indonesia đang nỗ lực thu nhút các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Do đó, với cam kết của chính phủ, hi vọng các nhà đầu tư sẽ hứng thú đầu tư vào Indonesia. Hiện nay, Indonesia ccó có một số khoản đầu tư cho một nền kinh tế xanh và xử lý tác động biến đổi khí hậu. Giữa tháng 11, Đan Mạch đã đồng ý phát triển giao thông vận tải dựa trên năng lượng xanh ở Indonesia.  Trong khi đó, Vương quốc Anh cũng có kế hoạch đầu tư lên tới 350 triệu bảng Anh trong 10 năm tới để hỗ trợ tham vọng giải quyết biến đổi khí hậu của Indonesia.

Những dự án, kế hoạch khác xây dựng thương hiệu quốc gia về một nền kinh tế xanh

Trên cương vị Chủ tịch G20 năm 2022, Indonesia đưa ra chủ đề cốt lõi là “Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn mà ở đó Indonesia sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự về xây dựng hệ thống y tế mạnh mẽ giúp phục hồi kinh tế toàn cầu. Ngoài trọng tâm y tế và phục hồi kinh tế toàn cầu, Indonesia còn dự kiến tập trung chương trình nghị sự vào vấn đề biến đổi khí hậu; phát triển bền vững, trong đó có việc chuyển dịch sử dụng năng lượng sạch có khả năng tái tạo.

Từ năm ngoái, Indonesia đã thực hiện nhiều bước đột phá, bao gồm việc sử dụng dầu diesel sinh học B-30, thử nghiệm diesel xanh D100 làm từ dầu cọ giúp tiêu thụ hơn 1 triệu tấn dầu cọ do nông dân sản xuất, cũng như lắp đặt hàng trăm nghìn tấm pin năng lượng mặt trời trong lĩnh vực gia dụng.

Tháng 8 năm nay, Indonesia  bắt đầu thực hiện dự án điện mặt trời nổi có công suất 2,2 GWp - lớn nhất ở Đông Nam Á. Ngoài ra Indonesia phát triển hệ sinh thái xe điện chạy bằng pin với mục tiêu sản xuất 600.000 pin ô tô và 1,45 triệu pin cho xe máy cho đến năm 2030. Mục tiêu này được kỳ vọng có thể giảm khoảng 3,8 triệu tấn khí thải CO2. Để khuyến khích công nghiệp hóa hệ sinh thái xe điện chạy bằng pin, Indonesia đã ban hành nhiều quy định và ưu đãi tài chính.

Cụ thể, người tiêu dùng phương tiện chạy bằng pin sẽ được áp dụng mức thuế 0%. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sẽ nhận được nhiều ưu đãi như miễn thuế, giảm phụ cấp thuế hay miễn thuế nhập khẩu. Hiện nay, các thương hiệu ô tô như Toyota, Honda hay Mitsubishi cũng đã tuyên bố cam kết đầu tư vào chương trình phát triển hệ sinh thái xe điện ở Indonesia. Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tới đây, Indonesia cũng triển khai hệ thống ô tô điện vào phục vụ Hội nghị. Theo Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga, sự hợp tác này là một hình thức đóng góp từ khu vực tư nhân vào thành công của nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Indonesia, thông qua việc sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Tổng thống Indonesia kỳ vọng các dự án kinh tế xanh trên sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới đồng thời góp phần phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng không Indonesia thực hiện “hành lang đi lại vaccine” với Singapore
Hàng không Indonesia thực hiện “hành lang đi lại vaccine” với Singapore

VOV.VN - Giữa lúc biến thể Omicron gây quan ngại thế giới, Hãng hàng không quốc gia Indonesia, Garuda, vẫn nỗ lực triển khai “hành lang đi lại vaccine” tới Singapore.

Hàng không Indonesia thực hiện “hành lang đi lại vaccine” với Singapore

Hàng không Indonesia thực hiện “hành lang đi lại vaccine” với Singapore

VOV.VN - Giữa lúc biến thể Omicron gây quan ngại thế giới, Hãng hàng không quốc gia Indonesia, Garuda, vẫn nỗ lực triển khai “hành lang đi lại vaccine” tới Singapore.

Chuyên gia Indonesia: biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng
Chuyên gia Indonesia: biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng

VOV.VN - Nhà dịch tễ học Indonesia lưu ý, tiêm chủng vaccine Covid-19 không phải để ngăn ngừa sự lây truyền mà để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tử vong do virus

Chuyên gia Indonesia: biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng

Chuyên gia Indonesia: biến thể Omicron dễ gây tổn thương cho người chưa tiêm chủng

VOV.VN - Nhà dịch tễ học Indonesia lưu ý, tiêm chủng vaccine Covid-19 không phải để ngăn ngừa sự lây truyền mà để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tử vong do virus

Hội nghị ASEM 13: Indonesia kêu gọi hợp tác để đạt mục tiêu tiêm chủng của WHO
Hội nghị ASEM 13: Indonesia kêu gọi hợp tác để đạt mục tiêu tiêm chủng của WHO

VOV.VN - Tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 13, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã kêu gọi các quốc gia châu Á và châu Âu  cùng hợp tác đối phó với đại dịch Covid-19, trong đó nỗ lực đạt mục tiêm chủng vaccine Covid-19 mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề ra.

Hội nghị ASEM 13: Indonesia kêu gọi hợp tác để đạt mục tiêu tiêm chủng của WHO

Hội nghị ASEM 13: Indonesia kêu gọi hợp tác để đạt mục tiêu tiêm chủng của WHO

VOV.VN - Tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 13, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã kêu gọi các quốc gia châu Á và châu Âu  cùng hợp tác đối phó với đại dịch Covid-19, trong đó nỗ lực đạt mục tiêm chủng vaccine Covid-19 mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề ra.