Indonesia và Trung Quốc khẩu chiến sau vụ nổ súng ở Biển Đông

VOV.VN - Trái với tuyên bố của phía Trung Quốc, Hải quân Indonesia cho rằng, không có ai bị thương sau vụ nổ súng cảnh cáo ở Biển Đông.

Indonesia đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ nhất trong vài năm qua khi cam kết bảo vệ nguồn tài nguyên biển của nước này trước những vụ xâm phạm hải phận của tàu thuyền nước ngoài. Theo Quartz, Indonesia không thể ngồi yên khi nước này mất hàng tỷ USD mỗi năm vì hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.

Trực thăng trên tàu Hải quân của Indonesia. (Ảnh: Reuters)

Căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc đột ngột gia tăng sau khi tàu Hải quân Indonesia nổ súng bắn cảnh cáo tàu cá Trung Quốc khai thác trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia gần quần đảo Natuna ở Biển Đông.

Phía Trung Quốc cáo buộc vụ nổ súng của Hải quân Indonesia nhằm vào tàu cá nước này đang hoạt động trong cái gọi là “ngư trường truyền thống” của Trung Quốc ở Biển Đông làm ít nhất một ngư dân bị thương.

“Trung Quốc cực lực phản đối và lên án việc sử dụng vũ lực quá mức cần thiết. Trung Quốc kêu gọi Indonesia ngăn chặn các hành động có thể gây leo thang căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói.

Hải quân Indonesia xác nhận về vụ việc nhưng cho rằng, không có ai bị thương và rằng một tàu mang cờ Trung Quốc đã bị tạm giữ vì từ chối hợp tác với lực lượng chức năng của Indonesia.

Phía Indonesia khẳng định, không có chuyện nước này để Vùng đặc quyền kinh tế trở thành ngư trường của Trung Quốc; đồng thời cho biết sẽ xem xét hành động đánh bắt cá trái phép của tàu thuyền nước ngoài là hành vi trộm cắp.

Bộ trưởng Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti trong một tuyên bố trên trang mạng cá nhân sáng 20/6 cho rằng, hành vi đánh bắt cá trái phép là “tội phạm” và không thể có bất kỳ thỏa thuận nào giữa các quốc gia cho phép hành vi này diễn ra.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là vùng biển mở rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của một quốc gia. Trong EEZ, một nước được độc quyền về nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nguồn tài nguyên hải sản.

Trung Quốc là một trong những quốc gia tham gia ký kết UNCLOS 1982 nhưng lại đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông qua việc vẽ lên cái gọi là bản đồ “đường lưỡi bò” hết sức phi lý.

Không dừng lại ở những tuyên bố, Bắc Kinh thời gian gần đây đã và đang có những hành động quyết đoán để hiện thực hóa yêu sách vô lý của họ ở Biển Đông, trong đó có cả việc tăng cường hiện diện ở khu vực chồng lấn với Indonesia.

Tháng 3/2016, tàu tuần tra của Indonesia cố gắng để bắt giữ tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng EEZ của nước này nhưng tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã tích cực can thiệp. Hành vi nguy hiểm của Bắc Kinh dẫn tới việc Indonesia tăng cường hiện diện quân sự quanh quần đảo Natuna.

Trong tháng 5 vừa qua, tàu Indonesia một lần nữa phải làm nhiệm vụ tương tự để chặn hoạt động của các tàu cá Trung Quốc.

Hôm 13/6, trước vụ đụng độ mới nhất giữa tàu Indonesia và tàu Trung Quốc chỉ 5 ngày, Hasjim Djalal, một chuyên gia về các vấn đề hàng hải của Indonesia nói rằng, bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là vô căn cứ và Indonesia cần phải “chuẩn bị các lực lượng để bảo vệ chủ quyền” trước hành động ngang ngược của các tàu cá Trung Quốc trong vùng biển nước này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hải quân Indonesia nổ súng nhằm vào tàu Trung Quốc
Hải quân Indonesia nổ súng nhằm vào tàu Trung Quốc

VOV.VN - Hải quân Indonesia cho biết họ bắn cảnh cáo một số tàu thuyền mang cờ Trung Quốc vì đánh bắt cá trái phép gần quần đảo Natuna.

Hải quân Indonesia nổ súng nhằm vào tàu Trung Quốc

Hải quân Indonesia nổ súng nhằm vào tàu Trung Quốc

VOV.VN - Hải quân Indonesia cho biết họ bắn cảnh cáo một số tàu thuyền mang cờ Trung Quốc vì đánh bắt cá trái phép gần quần đảo Natuna.

Phán quyết của PCA ảnh hưởng thế nào đến tham vọng của Trung Quốc?
Phán quyết của PCA ảnh hưởng thế nào đến tham vọng của Trung Quốc?

VOV.VN - Tuyên bố của Trung Quốc sẽ không công nhận phán quyết của PCA khiến nhiều người lo ngại tình hình Biển Đông sẽ thêm căng thẳng.

Phán quyết của PCA ảnh hưởng thế nào đến tham vọng của Trung Quốc?

Phán quyết của PCA ảnh hưởng thế nào đến tham vọng của Trung Quốc?

VOV.VN - Tuyên bố của Trung Quốc sẽ không công nhận phán quyết của PCA khiến nhiều người lo ngại tình hình Biển Đông sẽ thêm căng thẳng.

Trung Quốc ngăn cản Philippines cắm cờ trên bãi cạn Scarborough
Trung Quốc ngăn cản Philippines cắm cờ trên bãi cạn Scarborough

VOV.VN - Một nhóm thanh niên Philippines định cắm cờ trên bãi cạn Scarborough đã bị các tàu tuần duyên của Trung Quốc cản trở trong suốt 4 giờ liền.

Trung Quốc ngăn cản Philippines cắm cờ trên bãi cạn Scarborough

Trung Quốc ngăn cản Philippines cắm cờ trên bãi cạn Scarborough

VOV.VN - Một nhóm thanh niên Philippines định cắm cờ trên bãi cạn Scarborough đã bị các tàu tuần duyên của Trung Quốc cản trở trong suốt 4 giờ liền.

Vì sao Ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung tại Trung Quốc?
Vì sao Ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung tại Trung Quốc?

VOV.VN - Việc ASEAN không ra được tuyên bố chung đã cho thấy những chia rẽ trong giải quyết các vấn đề chung dưới sức ép của Trung Quốc.

Vì sao Ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung tại Trung Quốc?

Vì sao Ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung tại Trung Quốc?

VOV.VN - Việc ASEAN không ra được tuyên bố chung đã cho thấy những chia rẽ trong giải quyết các vấn đề chung dưới sức ép của Trung Quốc.

Sự thật đằng sau “danh sách” 60 nước ủng hộ Trung Quốc
Sự thật đằng sau “danh sách” 60 nước ủng hộ Trung Quốc

VOV.VN - Nhiều nước nằm trong danh sách 60 nước ủng hộ Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông đã lên tiếng phản đối việc bỗng dưng bị “nhét” tên vào danh sách.

Sự thật đằng sau “danh sách” 60 nước ủng hộ Trung Quốc

Sự thật đằng sau “danh sách” 60 nước ủng hộ Trung Quốc

VOV.VN - Nhiều nước nằm trong danh sách 60 nước ủng hộ Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông đã lên tiếng phản đối việc bỗng dưng bị “nhét” tên vào danh sách.