Indonesia yêu cầu Trung Quốc làm rõ cáo buộc thuyền viên bị ngược đãi

VOV.VN - Hãng tin MBC đã dẫn chứng cáo buộc của các thuyền viên Indonesia trên tàu Trung Quốc về việc bị đối xử tệ hại và bị bóc lột sức lao động.

Ngày hôm nay (7/5), Bộ Ngoại giao Indonesia triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để làm rõ về các cáo buộc liên quan đến việc các thuyền viên Indonesia  trên tàu cá Trung Quốc bị ngược đãi đến chết và bị ném xuống biển.

19.jpeg
Ảnh minh họa: CNN Indonesia.

Giám đốc Cục Bảo vệ Công dân và Luật pháp, Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Judha Nugraha cho biết, lệnh triệu tập được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại công hàm ngoại giao của phía Indonesia về sự việc trên một cách không thoả đáng.

Hãng tin MBC của Hàn Quốc, ngày 6/5 đã đăng tải một video do các thuyền viên Indonesia quay lại hình ảnh thi thể một thuyền viên bị ném xuống biển. Trong bản tin, hãng tin MBC cũng dẫn chứng cáo buộc của các thuyền viên Indonesia về việc bị đối xử tệ hại và bị bóc lột sức lao động khi phải làm việc từ 18-30 tiếng trên hai tàu cá Long Xin 605 và Tian Yu 8 của Trung Quốc, mà không có thời gian nghỉ ngơi. Hậu quả là một thuyền viên trên tàu Long Xin 605 bị ốm và tử vong. Thi thể của thuyền viên này đã bị ném xuống biển. Hai con tàu sau đó đã neo đậu tại thành phố Busan, Hàn Quốc.

Đại sứ quán Indonesia tại Bắc Kinh đã gửi công hàm yêu cầu làm rõ sự việc trên. Đáp lại công hàm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, việc ném thi thể xuống biển được thực hiện theo thông lệ hàng hải quốc tế, để bảo vệ sức khỏe của các thuyền viên khác do các thuyền viên này đã bị một bệnh truyền nhiễm. Phản hồi này được phía Indonesia cho là không thoả đáng. Do vậy, Ông Judha Nugraha nhấn mạnh, chính phủ Indonesia rất quan tâm đến việc bảo hộ các thuyền viên Indonesia là nạn nhân trên tàu cá Trung Quốc và sẽ tiếp tục triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để làm rõ lí do.

Trong số 46 thuyền viên, có một người tử vong sau khi được cấp cứu tại bệnh viện ở Busan, Hàn Quốc vì bệnh viêm phổi, một số thuyền viên khác quyết định tiếp tục hành trình, trong khi các thuyền viên còn lại sẽ được hồi hương sau khi phía Hàn Quốc hoàn thành quy trình kiểm dịch Covid-19. Bộ Ngoại giao Indonesia yêu cầu chủ tàu, cơ quan/đại lý lao động ở Indonesia có trách nhiệm phối hợp trong việc bảo vệ người lao động nhập cư Indonesia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Indonesia quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông
Indonesia quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Indonesia bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông giữa bối cảnh thế giới đang phải đối phó với dịch Covid-19.

Indonesia quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông

Indonesia quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Indonesia bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông giữa bối cảnh thế giới đang phải đối phó với dịch Covid-19.

Dịch Covid-19 tại Indonesia có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7
Dịch Covid-19 tại Indonesia có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7

VOV.VN - Chính phủ Indonesia dự đoán đại dịch virus Corona (Covid-19) có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7.

Dịch Covid-19 tại Indonesia có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7

Dịch Covid-19 tại Indonesia có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7

VOV.VN - Chính phủ Indonesia dự đoán đại dịch virus Corona (Covid-19) có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7.

Lớp học Radio mùa Covid-19 của Đài phát thanh quốc gia Indonesia
Lớp học Radio mùa Covid-19 của Đài phát thanh quốc gia Indonesia

VOV.VN - “Học cùng RRI” của Đài phát thanh Quốc gia RRI đang trở thành chương trình phát thanh hàng đầu của Indonesia giữa đại dịch Covid-19.

Lớp học Radio mùa Covid-19 của Đài phát thanh quốc gia Indonesia

Lớp học Radio mùa Covid-19 của Đài phát thanh quốc gia Indonesia

VOV.VN - “Học cùng RRI” của Đài phát thanh Quốc gia RRI đang trở thành chương trình phát thanh hàng đầu của Indonesia giữa đại dịch Covid-19.