Chiến lược mới tăng hiệu lực của vaccine trong bối cảnh biến thể Omicron lan rộng

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu của Đại học California, Los Angeles (Mỹ) đã phát hiện các tế bào "T" hiếm gặp trong tự nhiên có khả năng tấn công vào protein có trong SARS-CoV-2 và các dòng virus Corona khác.

Trong bối cảnh của các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đang lây lan nhanh trên toàn cầu, nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Cell Reports cho thấy, việc bổ sung một đoạn hoặc thành phần của protein (được gọi là viral polymerase) trong vaccine COVID-19, có thể tạo ra phản ứng miễn dịch lâu dài hơn và tăng khả năng bảo vệ chống lại các biến thể mới.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện của họ sẽ mở đường cho việc điều chế một thế hệ vaccine COVID-19 mới có thể đối phó với các biến thể hiện tại như Omicron và Delta và những biến thể có thể phát sinh trong tương lai.

Được biết, hầu hết các loại vaccine COVID-19 sử dụng một phần của protein gai được tìm thấy trên bề mặt của SARS-CoV-2 để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể. Tuy nhiên, các biến thể mới hơn như Omicron và Delta, mang đột biến ở protein gai, có thể khiến các tế bào miễn dịch và kháng thể được kích hoạt bởi vaccine khó phát hiện ra và chống lại những biến thể này.

Các nhà nghiên cứu cho biết, rất có thể sẽ cần thế hệ vaccine mới để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn và phủ rộng, có khả năng đánh bại các biến thể hiện tại và những biến thể tương lai. Một trong các cách để thực hiện điều này là thêm một đoạn protein khác của virus vào vaccine hiện có. Loại protein này phải ít bị đột biến hơn so với protein gai và kích hoạt các tế bào T của hệ thống miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào protein polymerase, không chỉ được tìm thấy trong SARS-CoV-2 mà còn ở các dòng virus Corona khác, bao gồm cả những loại gây ra SARS, MERS và cảm lạnh thông thường. Các viral polymerase đóng vai trò là động cơ mà virus Corona sử dụng để sao chép. Khác với protein gai, các viral polymerase không có khả năng thay đổi hoặc đột biến, ngay cả khi virus tiến hóa.

Để xác định xem các thụ thể tế bào T của hệ thống miễn dịch của con người có khả năng nhận diện polymerase của virus hay không, các nhà nghiên cứu đã cho các mẫu máu của những người khỏe mạnh (được thu thập trước đại dịch COVID-19) tiếp xúc với kháng nguyên polymerase của virus. Họ phát hiện, thực tế, một số thụ thể tế bào T đã nhận ra polymerase. Sau đó, họ sử dụng một phương pháp gọi là “CLInt-Seq” để giải trình tự gen các thụ thể này. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu thiết kế tế bào T mang các thụ thể nhắm vào polymerase này. Điều này cho phép họ nghiên cứu khả năng nhận biết và tiêu diệt SARS-CoV-2 và các virus Corona khác của các thụ thể này.

Hiện nay, trên toàn thế giới đã có hơn 5 triệu người đã tử vong vì COVID-19. Các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể chống lại bệnh nặng, nhưng khi các biến thể mới với khả năng lây nhiễm cao hơn xuất hiện, các nhà nghiên cứu nhận thấy có thể cần phải cập nhật vaccine. Phát hiện mới của Đại học California, Los Angeles hướng tới một chiến lược có thể giúp tăng khả năng bảo vệ và khả năng miễn dịch lâu dài. Các tác giả hiện đang tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá viral polymerase như một thành phần tiềm năng của vaccine mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến thể Omicron có thể lây nhiễm cho người có hệ miễn dịch khỏe mạnh
Biến thể Omicron có thể lây nhiễm cho người có hệ miễn dịch khỏe mạnh

VOV.VN - Người có khả năng miễn dịch cực mạnh vẫn có thể nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 Omicron, bao gồm cả những người đã tiêm vaccine.

Biến thể Omicron có thể lây nhiễm cho người có hệ miễn dịch khỏe mạnh

Biến thể Omicron có thể lây nhiễm cho người có hệ miễn dịch khỏe mạnh

VOV.VN - Người có khả năng miễn dịch cực mạnh vẫn có thể nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 Omicron, bao gồm cả những người đã tiêm vaccine.

Sau khi tiêm 2 mũi vaccine, người bị nhiễm Omicron sẽ có biểu hiện như thế nào?
Sau khi tiêm 2 mũi vaccine, người bị nhiễm Omicron sẽ có biểu hiện như thế nào?

VOV.VN - Ngày càng nhiều nghiên cứu được tiến hành để chỉ ra triệu chứng của người nhiễm Omicron sau khi đã tiêm 2 hoặc 3 mũi vaccine phòng COVID-19.

Sau khi tiêm 2 mũi vaccine, người bị nhiễm Omicron sẽ có biểu hiện như thế nào?

Sau khi tiêm 2 mũi vaccine, người bị nhiễm Omicron sẽ có biểu hiện như thế nào?

VOV.VN - Ngày càng nhiều nghiên cứu được tiến hành để chỉ ra triệu chứng của người nhiễm Omicron sau khi đã tiêm 2 hoặc 3 mũi vaccine phòng COVID-19.

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?
Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

VOV.VN - Những người mắc các bệnh nền nhất định như bệnh tiểu đường cần phải thận trọng trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đang gia tăng. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

VOV.VN - Những người mắc các bệnh nền nhất định như bệnh tiểu đường cần phải thận trọng trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đang gia tăng. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Nghiên cứu Trung Quốc: Biến thể Omicron tránh được 85% kháng thể trung hòa
Nghiên cứu Trung Quốc: Biến thể Omicron tránh được 85% kháng thể trung hòa

VOV.VN - Nghiên cứu công bố mới đây của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy, biến thể Omicron có thể thoát khỏi hơn 85% các kháng thể trung hòa đã biết hiện nay và khiến hầu hết các loại thuốc kháng thể đều trở nên không hiệu quả.

Nghiên cứu Trung Quốc: Biến thể Omicron tránh được 85% kháng thể trung hòa

Nghiên cứu Trung Quốc: Biến thể Omicron tránh được 85% kháng thể trung hòa

VOV.VN - Nghiên cứu công bố mới đây của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy, biến thể Omicron có thể thoát khỏi hơn 85% các kháng thể trung hòa đã biết hiện nay và khiến hầu hết các loại thuốc kháng thể đều trở nên không hiệu quả.

Mũi tiêm tăng cường có khả năng bảo vệ đến 75% chống lại biến thể Omicron
Mũi tiêm tăng cường có khả năng bảo vệ đến 75% chống lại biến thể Omicron

VOV.VN - Dữ liệu nghiên cứu sơ bộ của Anh cho thấy, mũi tiêm tăng cường của vaccine COVID-19 tăng khả năng bảo vệ lên tới 75% chống lại biến thể Omicron.

Mũi tiêm tăng cường có khả năng bảo vệ đến 75% chống lại biến thể Omicron

Mũi tiêm tăng cường có khả năng bảo vệ đến 75% chống lại biến thể Omicron

VOV.VN - Dữ liệu nghiên cứu sơ bộ của Anh cho thấy, mũi tiêm tăng cường của vaccine COVID-19 tăng khả năng bảo vệ lên tới 75% chống lại biến thể Omicron.

Triệu chứng lạ của trẻ nhỏ nhiễm biến thể Omicron
Triệu chứng lạ của trẻ nhỏ nhiễm biến thể Omicron

VOV.VN - Nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, khoảng 15% trẻ em nhiễm biến thể Omicron có biểu hiện phát ban cùng với các triệu chứng khác.

Triệu chứng lạ của trẻ nhỏ nhiễm biến thể Omicron

Triệu chứng lạ của trẻ nhỏ nhiễm biến thể Omicron

VOV.VN - Nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, khoảng 15% trẻ em nhiễm biến thể Omicron có biểu hiện phát ban cùng với các triệu chứng khác.