Iran đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đe dọa nước này có thể sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với phương Tây.

Trong một thông điệp đề cập đến các yêu cầu của Israel và Mỹ đối với các báo cáo hạt nhân của Iran và IAEA, Bộ trưởng Ngoại giao Iran nói rằng sự kiên nhẫn của Iran đang cạn kiệt. Đại sứ thường trực Iran tại các tổ chức quốc tế tại Vienna, Áo, Kazem Gharibabadi trước đó cho biết báo cáo mới của IAEA một lần nữa là một lý do mạnh mẽ về cam kết của Iran.

Ngoại trưởng Iran đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với phương Tây. Ảnh: IRNA.

Ông nói thêm rằng giống như trong báo cáo thứ 13, trong bản báo cáo thứ 14 đưa ra vào ngày 22/2 vừa qua, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)Yukiya Amano đã nhắc lại thực tế rằng IAEA đã tiếp tục theo dõi và xác minh các cam kết của Iran dựa trên các điều khoản của Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).

Tại cuộc họp của Hội đồng IAEA tại thủ đô Vienna của Áo mới đây, Tổng Giám đốc IAEA tái khẳng định rằng Iran đang tiếp tục tôn trọng các cam kết thỏa thuận hạt nhân và thực hiện đầy đủ các cam kết.

Dự kiến ngày 6/3, tại Vienna, Áo, cuộc họp ủy ban chung về Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) sẽ được tổ chức. Cuộc họp sẽ được đồng chủ trì bởi Tổng thư ký của Ủy ban đối ngoại châu Âu Helga Schmid và Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi với sự tham dự của thứ trưởng ngoại giao Đức, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Trước đó, các cuộc họp chuyên gia song phương và đa phương giữa Iran và các phái đoàn của các bên khác đã diễn ra từ ngày 3/3. Các cuộc họp tập trung vào tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp dụng lại các biện pháp trừng phạt cũng như cách thức thực hiện các cam kết của các bên còn lại.

Iran và Nhóm P5+1 bao gồm Nga, Anh, Trung Quốc, Mỹ, Pháp và Đức đã đạt được thỏa thuận vào giữa năm 2015 để giải quyết vấn đề hạt nhân của Tehran và các biện pháp trừng phạt đối với nước này. Vào ngày 8/5/2018, Mỹ tuyên bố rút khỏi JCPOA và bị các bên khác lên án. Các bên liên quan còn lại đã cam kết cùng duy trì thỏa thuận quốc tế mang tính bước ngoặt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran để ngỏ khả năng rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử
Iran để ngỏ khả năng rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử

VOV.VN - Ngoại trưởng Iran đã để ngỏ khả năng này trong bối cảnh thỏa thuận hạt nhân lịch sử đang trên bờ vực đổ vỡ sau khi Mỹ rút lui.

Iran để ngỏ khả năng rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử

Iran để ngỏ khả năng rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử

VOV.VN - Ngoại trưởng Iran đã để ngỏ khả năng này trong bối cảnh thỏa thuận hạt nhân lịch sử đang trên bờ vực đổ vỡ sau khi Mỹ rút lui.

Các cường quốc thảo luận cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
Các cường quốc thảo luận cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Các nước sẽ tiếp tục tìm biện pháp hạn chế tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran.

Các cường quốc thảo luận cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran

Các cường quốc thảo luận cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Các nước sẽ tiếp tục tìm biện pháp hạn chế tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran.

Liên minh châu Âu khẳng định hỗ trợ thỏa thuận hạt nhân Iran
Liên minh châu Âu khẳng định hỗ trợ thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - EU vẫn tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran và đảm bảo rằng Tehran có thể nhận được những lợi ích kinh tế từ thỏa thuận này.

Liên minh châu Âu khẳng định hỗ trợ thỏa thuận hạt nhân Iran

Liên minh châu Âu khẳng định hỗ trợ thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - EU vẫn tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran và đảm bảo rằng Tehran có thể nhận được những lợi ích kinh tế từ thỏa thuận này.

Iran sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế châu Âu không hiệu quả
Iran sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế châu Âu không hiệu quả

VOV.VN - Iran cảnh báo sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế hợp tác với châu Âu không hiệu quả.

Iran sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế châu Âu không hiệu quả

Iran sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế châu Âu không hiệu quả

VOV.VN - Iran cảnh báo sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu cơ chế hợp tác với châu Âu không hiệu quả.