Iran lo ngại vũ khí hóa học Syria rơi vào tay phiến quân

VOV.VN -Tổng thống Iran chỉ trích các nước hậu thuẫn phe đối lập là “đổ thêm dầu vào lửa” ở Syria

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba (24/9), Tân Tổng thống Iran Hasan Rowhani nói rằng mối nguy hiểm lớn nhất ở Trung Đông là việc vũ khí hóa học có thể lọt vào tay "các nhóm khủng bố cực đoan" ở Syria, và ông chỉ trích các nước hậu thuẫn phe đối lập là “đổ thêm dầu vào lửa” cuộc nội chiến ở nước này.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Rowhani cũng bày tỏ sự cởi mở, sẵn sàng đàm phán với các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran và tọa đàm với Mỹ sau nhiều thập kỷ “đóng băng” mối quan hệ.

Tổng thống Iran Hasan Rowhani phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (Ảnh AP)



Chỉ mới vài tuần trước, Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc tấn công quân sự vào Syria để trả đũa cho cuộc tấn công vũ khí hóa học ngày 21/8 mà Mỹ luôn đổ lỗi cho chế độ của ông Bashar Assad. Nhưng sau đó Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận chuyển giao vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế để ngăn chặn cuộc tấn công quân sự, ít nhất là cho thời điểm này.

Tổng thống Iran Rowhani gọi sự thắng cử của mình trong mùa hè vừa qua là một "sự lựa chọn khôn ngoan đầy hy vọng, hợp lý và dung hòa". Ông nói rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết thông qua sự tôn trọng lẫn nhau và từ chối bạo lực và chủ nghĩa cực đoan.

Nhưng lời phát biểu của ông lại gợi nhớ đến những lời lẽ chống Mỹ của Tổng thống tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad. Cựu Tổng thống Iran đã chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ thể hiện quyền lực của mình và kêu gọi một trật tự thế giới mới mà không có siêu cường Mỹ.

Nhưng đồng thời, ông cũng gửi đi dấu hiệu cho thấy có thể thỏa hiệp. Ông đã mở ra cơ hội đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước mình cũng như đàm phán với Mỹ để giải quyết những vấn đề khác biệt.

Không giống như cựu Tổng thống Ahmadinejad, người từng dọa san phẳng Israel, đương kim Tổng thống Rowhani không bao giờ nêu tên Israel trong lời phát biểu của mình. Nhưng ông cũng chỉ trích mạnh mẽ việc “chiếm đóng” Palestine, ông nói: "Không thể mô tả được các tội ác và sự gây hấn chống lại người dân Palestine vô tội".

Israel chỉ trích Tổng thống Iran là “đạo đức giả”

Đoàn đại biểu của Israel đã bỏ về để phản đối khi ông Rowhani phát biểu, tương tự như khi Tổng thống Ahmadinejad phát biểu tại Liên Hợp Quốc mấy năm trước.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cáo buộc Tổng thống Iran Rowhani là "đạo đức giả". Ông tuyên bố sau bài phát biểu rằng Iran tham gia vào việc giết hại dân thường ở Syria – ám chỉ việc Iran hậu thuẫn chế độ của ông Bashar Assad - và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới.

Tại Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Chiến lược và Tình báo Israel Yuval Steinitz gọi sự hùng biện của ông Rowhani là "trò chơi lừa dối". Ông nói: "Ông Rowhani đến đây hôm nay để lừa gạt thế giới và tiếc là nhiều người đã sẵn sàng để bị lừa".

Ông Steinitz nói thêm rằng Iran đã chẳng thay đổi gì kể từ khi ông Rowhani được bầu vào tháng Sáu vừa qua.

"Không có thay đổi gì, thậm chí chẳng có cái máy ly tâm nào được dừng lại", ông nói, đề cập các hoạt động làm giàu uranium của Iran.

Cho đến nay, Liên Hợp Quốc đã áp đặt 4 lệnh trừng phạt Iran vì từ chối ngừng làm giàu uranium - một quá trình có thể được sử dụng để làm nhiên liệu cho cả vũ khí hạt nhân và năng lượng hạt nhân. Mỹ và các đồng minh còn thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn nhắm tới mục tiêu phong tỏa việc thực hiện chuyển tiền quốc tế và xuất khẩu dầu của Iran.

"Các biện pháp trừng phạt bất công,... thiếu tính nhân đạo và chống lại hòa bình", ông Rowhani nói. "Mục tiêu của các biện pháp đó không phải là các quốc gia và thể chế chính trị, mà đúng hơn, mục tiêu là những người dân thường, những người dân đang là nạn nhân của những biện pháp trừng phạt đó".

Tổng thống Iran Hasan Rowhani gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (Ảnh AP)


Iran khẳng định quyền làm giàu uranium vì mục đích hòa bình

Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn cáo buộc Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ hoàn toàn vì mục đích hòa bình - một điểm mà Tổng thống Rowhani nhắc đi nhắc lại: "Điều này đã và sẽ luôn luôn là mục đích của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran".

Đàm phán hạt nhân giữa Iran và 6 cường quốc thế giới đã bị trì hoãn nhiều tháng qua nhưng Iran đã đồng ý tham gia một cuộc họp mới vào thứ Năm tới đây bên lề cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ông Rowhani cũng tái khẳng định quyền của Iran được làm giàu uranium theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Với điều kiện các cường quốc phải công nhận quyền của Iran và khẳng định các chương trình hạt nhân là chỉ vì mục đích hòa bình, ông Rowhani nói rằng Iran "sẵn sàng tham gia ngay các cuộc đàm phán trong thời gian xác định và đảm bảo hiệu quả".

"Vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác không có chỗ trong chiến lược an ninh và quốc phòng của Iran, và nó cũng đi ngược lại với tín ngưỡng tôn giáo và đạo đức căn bản của chúng tôi", ông Rowhani tuyên bố. "Vì lợi ích quốc gia, chúng tôi sẽ loại bỏ bất kỳ mối quan ngại nào về chương trình hạt nhân hòa bình của Iran".

Tổng thống Iran Rowhani đề cao việc Syria sẵn sàng chấp nhận các điều ước quốc tế về cấm sử dụng vũ khí hóa học. Dù không nêu tên cụ thể quốc gia nào, song ông cảnh báo: "mối đe dọa” sử dụng tấn công quân sự vào Syria là “bất hợp pháp và không hiệu quả", và sẽ "chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực và khủng hoảng trong khu vực".

Ông Rowhani cho biết ông đã nghe kỹ bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba và cũng sẵn lòng đàm phán với Mỹ.

"Để kết thúc được bất đồng, chúng ta cần cư xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế", ông Rowhani nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga yêu cầu tiêu hủy cả vũ khí hóa học của phiến quân Syria
Nga yêu cầu tiêu hủy cả vũ khí hóa học của phiến quân Syria

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga cho rằng, tất cả vũ khí hóa học ở Syria đều phải loại bỏ, không loại trừ phe đối lập.

Nga yêu cầu tiêu hủy cả vũ khí hóa học của phiến quân Syria

Nga yêu cầu tiêu hủy cả vũ khí hóa học của phiến quân Syria

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga cho rằng, tất cả vũ khí hóa học ở Syria đều phải loại bỏ, không loại trừ phe đối lập.

Tân Tổng thống Iran từ chối gặp song phương Tổng thống Mỹ
Tân Tổng thống Iran từ chối gặp song phương Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Nhà Trắng đề xuất tổ chức một cuộc gặp giữa ông Obama và Tổng thống Rowhani bên lề khóa họp lần thứ 68 của Đại Hội đồng LHQ.

Tân Tổng thống Iran từ chối gặp song phương Tổng thống Mỹ

Tân Tổng thống Iran từ chối gặp song phương Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Nhà Trắng đề xuất tổ chức một cuộc gặp giữa ông Obama và Tổng thống Rowhani bên lề khóa họp lần thứ 68 của Đại Hội đồng LHQ.

Syria: Cuộc chiến chưa có hồi kết
Syria: Cuộc chiến chưa có hồi kết

VOV.VN - Theo ông Ban Ki - moon, giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột hiện nay tại Syria chỉ có thể là bằng con đường chính trị.

Syria: Cuộc chiến chưa có hồi kết

Syria: Cuộc chiến chưa có hồi kết

VOV.VN - Theo ông Ban Ki - moon, giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột hiện nay tại Syria chỉ có thể là bằng con đường chính trị.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu nghị quyết về Syria
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu nghị quyết về Syria

(VOV) - Dự thảo nghị quyết này thậm chí được cho là còn cứng rắn hơn những trước đó.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu nghị quyết về Syria

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu nghị quyết về Syria

(VOV) - Dự thảo nghị quyết này thậm chí được cho là còn cứng rắn hơn những trước đó.

Iran không muốn Mỹ can thiệp vào vấn đề hạt nhân
Iran không muốn Mỹ can thiệp vào vấn đề hạt nhân

Trong khi đó, Mỹ muốn tạo điều kiện cho Iran nếu nước này chứng minh chương trình hạt nhân thuần túy vì mục đích hòa bình.

Iran không muốn Mỹ can thiệp vào vấn đề hạt nhân

Iran không muốn Mỹ can thiệp vào vấn đề hạt nhân

Trong khi đó, Mỹ muốn tạo điều kiện cho Iran nếu nước này chứng minh chương trình hạt nhân thuần túy vì mục đích hòa bình.

Phái đoàn thanh sát viên Liên Hợp Quốc trở lại Syria
Phái đoàn thanh sát viên Liên Hợp Quốc trở lại Syria

VOV.VN -Phái đoàn trở lại Syria để hoàn tất quá trình điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.

Phái đoàn thanh sát viên Liên Hợp Quốc trở lại Syria

Phái đoàn thanh sát viên Liên Hợp Quốc trở lại Syria

VOV.VN -Phái đoàn trở lại Syria để hoàn tất quá trình điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.

Brazil lên tiếng chỉ trích Mỹ tại Đại Hội đồng LHQ
Brazil lên tiếng chỉ trích Mỹ tại Đại Hội đồng LHQ

VOV.VN - Tổng thống Brazil Dilma Rousseff chỉ trích việc Mỹ tiến hành do thám Brazil.

Brazil lên tiếng chỉ trích Mỹ tại Đại Hội đồng LHQ

Brazil lên tiếng chỉ trích Mỹ tại Đại Hội đồng LHQ

VOV.VN - Tổng thống Brazil Dilma Rousseff chỉ trích việc Mỹ tiến hành do thám Brazil.

Iran đồng ý xúc tiến đàm phán hạt nhân với P5+1
Iran đồng ý xúc tiến đàm phán hạt nhân với P5+1

VOV.VN - Chính phủ mới của Iran đã đồng ý xúc tiến đàm phán với các cường quốc trên thế giới về chương trình hạt nhân Iran.

Iran đồng ý xúc tiến đàm phán hạt nhân với P5+1

Iran đồng ý xúc tiến đàm phán hạt nhân với P5+1

VOV.VN - Chính phủ mới của Iran đã đồng ý xúc tiến đàm phán với các cường quốc trên thế giới về chương trình hạt nhân Iran.

Đại hội đồng LHQ khai mạc phiên họp lần thứ 68
Đại hội đồng LHQ khai mạc phiên họp lần thứ 68

VOV.VN - Phiên họp lần này tập trung thảo luận các chủ đề về sự phục hồi kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, cải tổ LHQ, vấn đề Syria…

Đại hội đồng LHQ khai mạc phiên họp lần thứ 68

Đại hội đồng LHQ khai mạc phiên họp lần thứ 68

VOV.VN - Phiên họp lần này tập trung thảo luận các chủ đề về sự phục hồi kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, cải tổ LHQ, vấn đề Syria…

Mỹ sẵn sàng mở một chương mới trong ngoại giao với Iran
Mỹ sẵn sàng mở một chương mới trong ngoại giao với Iran

VOV.VN -Ông Obama thúc giục Tổng thống Iran có bước đi cụ thể nhằm giải quyết những tranh cãi lâu nay về chương trình hạt nhân.

Mỹ sẵn sàng mở một chương mới trong ngoại giao với Iran

Mỹ sẵn sàng mở một chương mới trong ngoại giao với Iran

VOV.VN -Ông Obama thúc giục Tổng thống Iran có bước đi cụ thể nhằm giải quyết những tranh cãi lâu nay về chương trình hạt nhân.