Iran và P5+1 đứng trước cơ hội lịch sử để giải quyết bất đồng hạt nhân

VOV.VN - Iran và nhóm P5+1 ngày 2/7 bước vào vòng đàm phán thứ 6 tại Vienne, Áo. Đây là cơ hội cuối cùng để các bên thống nhất thỏa thuận hạt nhân trước thời hạn chót 20/7.

Các bên đều khẳng định đây là cơ hội lịch sử để Iran và phương Tây xoa dịu mối quan hệ căng thẳng trong hơn 1 thập kỷ qua, vốn làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến mới tại Trung Đông và một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm trong khu vực.

 

Đàm phán hạt nhân ở Geneva (ảnh: Reuters)

Đứng trước cơ hội lịch sử, Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) lên tiếng rằng, các bên vẫn có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân hợp lý. Vòng thảo luận lần này bắt đầu từ ngày 2/7 và dự kiến kéo dài ít nhất đến ngày 15/7.

Tại vòng đàm phán trước đó kết thúc ngày 20/6, các bên đã có một số tiến triển trong việc soạn thảo khuôn khổ thỏa thuận cuối cùng, song chưa thu hẹp được khoảng cách giữa hai bên về những vấn đề then chốt, bao gồm khả năng làm giàu uranium của Iran, cấu trúc lò phản ứng nước nặng Arak mà phương Tây nghi ngờ có thể sản xuất bom hạt nhân.

Phía Iran, nhà đàm phán hạt nhân Abbas Araqchi nhấn mạnh, dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Iran phải là một phần của bất cứ thỏa thuận hạt nhân nào giữa nước cộng hòa Hồi giáo này và phương Tây.

Iran ngày 2/7 cũng có thông điệp khẳng định, sẵn sàng có hành động cụ thể để đảm bảo chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình, song nhắc lại rằng nước này sẽ không khuất phục với một thỏa thuận khi trừng phạt vẫn được áp đặt. Trong thông điệp video đăng tải lên Youtube, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nhấn mạnh, một thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và P5+1 sẽ là lịch sử. Ông cho rằng, các bên tham gia đàm phán phải chấm dứt “câu chuyện hoang đường” về việc Iran đang phát triển bom hạt nhân.

Ngoại trưởng Iran nói: “Trong 3 tuần tới, chúng ta hoàn toàn có cơ hội làm nên lịch sử với một thỏa thuận toàn diện cho vấn đề hạt nhân Iran. Chúng ta đã có thể giải quyết vấn đề hạt nhân từ năm 2005, nhưng Chính quyền của Tổng thống Mỹ Bush lúc đó yêu cầu Iran từ bỏ chương trình hạt nhân, đồng thời áp đặt trừng phạt mạnh mẽ. Chúng tôi đã chịu trừng phạt trong 8 năm qua. Chính phủ Iran vẫn giữ cam kết sẽ chấm dứt cuộc khủng hoảng không đáng có này vào ngày 20/7 tới. Tôi hy vọng các đối tác của chúng tôi cũng vậy”.

Hai bên đã tuyên bố mục tiêu là đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện trước hạn chót vào ngày 20/7, theo đó làm dịu quan ngại của phương Tây về chương trình hạt nhân của Iran và sẽ dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Tuy nhiên, giới phân tích và ngoại giao hoài nghi về kết quả này, khi giữa Iran và các cường quốc vẫn có khoảng cách bất đồng lớn trong các vấn đề then chốt.

Ngay trước khi bước vào vòng đàm phán mới ngày 2/7, Mỹ và Iran tiếp tục công kích và quy trách nhiệm lẫn nhau. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo, thời gian sắp hết để các nhà lãnh đạo Iran đưa ra một sự lựa chọn theo hướng ký kết một hiệp định toàn diện về chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc bãi bỏ các biện pháp cấm vận và cô lập về ngoại giao.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, từ nay đến hạn chót 20/7, hai bên vẫn có thể đạt được hiệp định với điều kiện “Iran phải thực lòng đáp ứng mối quan ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế” về chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Trong khi, P5+1 đã đề xuất một loạt biện pháp “hợp lý, dễ chấp nhận và có thể kiểm chứng được”, theo đó Iran sẽ không thể chế tạo vũ khí hạt nhân và chương trình hạt nhân của nước này chỉ hạn chế ở mục đích hòa bình.

Là một bên tham gia đàm phán, Trung Quốc ngày 2/7 cho biết, nước này ủng hộ các bên tiến tới một thỏa thuận sớm nhất có thể vì công bằng và lợi ích của nhau. Trung Quốc kêu gọi sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau tại vòng đàm phán.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Để đạt được một thỏa thuận công bằng vì lợi ích chung, các bên cần tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Các bên đồng thời phải linh hoạt và mềm dẻo trong giải quyết các bất đồng. Trung Quốc sẽ làm việc chặt chẽ với tất cả các bên để đạt được mục tiêu chung trong bàn đàm phán”.

Với các cường quốc phương Tây, việc kéo dài thời gian đàm phán cũng đồng nghĩa với lo ngại Iran có thêm thời gian để chế tạo bom hạt nhân, do đó nếu chọn giải pháp này, phương Tây muốn Iran phải giảm hoạt động của các máy ly tâm làm giàu uranium.

Nhiều nhà ngoại giao phương Tây nói rằng họ sẵn sàng cân nhắc một thỏa thuận tạm thời và gia hạn đàm phán sau ngày 20/7, nếu các bên cầm chắc khả năng sẽ đạt được một thỏa thuận toàn diện sau đó.

Đàm phán có thể kéo dài thêm vài ngày hay vài tuần, thậm chí là 6 tháng nếu các bên đạt được thỏa thuận tạm thời khả thi để làm nền tảng cho thỏa thuận cuối cùng. Trong những tuần tới đây, Iran và P5+1 có cả cơ hội và thách thức để xoa dịu căng thẳng đã kéo dài suốt 1 thập kỷ qua, mở ra một bước tiến lịch sử mới cho quan hệ giữa các nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran đã sẵn sàng cho thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với nhóm P5+1
Iran đã sẵn sàng cho thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với nhóm P5+1

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định phía Iran đã làm được phần việc quan trọng trong các cuộc đối thoại riêng rẽ với Mỹ và Pháp.

Iran đã sẵn sàng cho thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với nhóm P5+1

Iran đã sẵn sàng cho thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với nhóm P5+1

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định phía Iran đã làm được phần việc quan trọng trong các cuộc đối thoại riêng rẽ với Mỹ và Pháp.

Israel: Thỏa thuận với P5+1 không ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân
Israel: Thỏa thuận với P5+1 không ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Israel hy vọng Trung Quốc – một thành viên của P5+1 sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.

Israel: Thỏa thuận với P5+1 không ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân

Israel: Thỏa thuận với P5+1 không ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Israel hy vọng Trung Quốc – một thành viên của P5+1 sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.

Iran sẽ trở lại chính sách hạt nhân cũ nếu đàm phán với P5+1 thất bại
Iran sẽ trở lại chính sách hạt nhân cũ nếu đàm phán với P5+1 thất bại

VOV.VN - Tuyên bố của Ngoại trưởng Iran đưa ra sau khi vòng đàm phán thứ 5 giữa Tehran với nhóm P5+1 kết thúc tại Vienna, Áo.

Iran sẽ trở lại chính sách hạt nhân cũ nếu đàm phán với P5+1 thất bại

Iran sẽ trở lại chính sách hạt nhân cũ nếu đàm phán với P5+1 thất bại

VOV.VN - Tuyên bố của Ngoại trưởng Iran đưa ra sau khi vòng đàm phán thứ 5 giữa Tehran với nhóm P5+1 kết thúc tại Vienna, Áo.

Iran và P5+1 sắp bước vào vòng đàm phán nước rút
Iran và P5+1 sắp bước vào vòng đàm phán nước rút

VOV.VN - Đây được cho là vòng đàm phán then chốt khi mà thời hạn chót để các bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng đang tới gần.

Iran và P5+1 sắp bước vào vòng đàm phán nước rút

Iran và P5+1 sắp bước vào vòng đàm phán nước rút

VOV.VN - Đây được cho là vòng đàm phán then chốt khi mà thời hạn chót để các bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng đang tới gần.

Thỏa thuận hạt nhân Iran với P5+1 vẫn còn rất xa vời
Thỏa thuận hạt nhân Iran với P5+1 vẫn còn rất xa vời

VOV.VN - Sức ép từ Israel và các quốc gia Arab chắc chắn sẽ khiến đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran thêm phần phức tạp.

Thỏa thuận hạt nhân Iran với P5+1 vẫn còn rất xa vời

Thỏa thuận hạt nhân Iran với P5+1 vẫn còn rất xa vời

VOV.VN - Sức ép từ Israel và các quốc gia Arab chắc chắn sẽ khiến đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran thêm phần phức tạp.

Đàm phán hạt nhân giữa Iran và P5+1 vẫn không đạt được mục tiêu
Đàm phán hạt nhân giữa Iran và P5+1 vẫn không đạt được mục tiêu

VOV.VN - Một nhà ngoại giao Phương Tây cho biết Iran và 6 cường quốc vẫn còn "khoảng cách lớn" và Iran cần thể hiện "quan điểm thực tế" hơn.

Đàm phán hạt nhân giữa Iran và P5+1 vẫn không đạt được mục tiêu

Đàm phán hạt nhân giữa Iran và P5+1 vẫn không đạt được mục tiêu

VOV.VN - Một nhà ngoại giao Phương Tây cho biết Iran và 6 cường quốc vẫn còn "khoảng cách lớn" và Iran cần thể hiện "quan điểm thực tế" hơn.