Israel - Việt Nam hợp tác giới thiệu lãnh tụ Hồ Chí Minh và David Ben-Gurion

VOV.VN - Nhân dân Israel và Việt Nam sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng David Ben-Gurion qua sự hợp tác giữa 2 cơ quan thuộc 2 nước.

Chiều 8/9, một lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bảo tàng Hồ Chí Minh của Việt Nam và Viện Di sản Ben-Gurion của Israel đã diễn ra đồng thời theo phương thức trực tuyến tại 2 đầu cầu ở 2 nước.

Thỏa thuận này nhằm giúp công chúng 2 nước có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng David Ben-Gurion - hai vị lãnh tụ lập quốc tương ứng của Việt Nam và Israel.

Theo thỏa thuận mới ký kết, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Viện Di sản Ben-Gurion sẽ cùng tiến hành các đề án nghiên cứu văn hóa, khoa học trong lĩnh vực bảo tàng học, thực hiện trao đổi đoàn, đặc biệt là trao đổi triển lãm về hai nhà lãnh đạo vĩ đại của hai quốc gia. Cụ thể trong năm 2021, hai bên sẽ phối hợp tổ chức triển lãm tại hai cơ quan này để giới thiệu chéo về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng David Ben-Gurion với công chúng tương ứng của hai nước.

Lễ ký kết thỏa thuận tại Hà Nội có sự tham gia của Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà, Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar, cùng đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch Việt Nam. Trong khi đó bên điểm cầu Midreshet Ben-Gurion ở Israel, tham dự sự kiện này có Giám đốc Viện Di sản Ben-Gurion Eitan Donyets và Đại sứ Việt Nam tại Israel Đỗ Minh Hùng.

Hồ Chí Minh và David Ben-Gurion đều mang khát vọng cháy bỏng là giành độc lập cho dân tộc mình. Hai nhà lãnh đạo tình cờ gặp gỡ tại một khách sạn ở Paris (Pháp) vào năm 1946 (thời gian diễn ra Hội nghị Fontainebleau) và trở thành những người bạn của nhau, chia sẻ với nhau hoài bão về giành độc lập cho dân tộc.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Israel Nadav Eshcar cho biết: “Hai người gặp nhau không chính thức vài đêm, trò chuyện rất lâu, chia sẻ kinh nghiệm của mình và tìm thấy nhiều điểm chung... Nhiều năm sau, Ben-Gurion khẳng định người bạn Việt Nam (tức Hồ Chí Minh – PV) đã đưa ra đề nghị là Ben-Gurion lập một chính phủ lưu vong ở Hà Nội (lúc đó Nhà nước Israel chưa ra đời – PV)”.

Về phần mình, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, ông Vũ Mạnh Hà, cho hay: “Hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ với nhau về hoài bão và tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng nhà nước độc lập cho mỗi dân tộc. Sau này, hai vị lãnh tụ đều thành công và dành cho nhau những tình cảm quý trọng”.

Tại đầu cầu Midreshet Ben-Gurion, Đại sứ Việt Nam tại Israel Đỗ Minh Hùng đã phát biểu về mối quan hệ Việt Nam-Israel bắt đầu từ mối quan hệ Hồ Chí Minh – David Ben-Gurion, đồng thời đề xuất sáng kiến dựng một bức tượng Hồ Chí Minh tại nơi ở của Thủ tướng David Ben-Gurion trên sa mạc, để hai người bạn tiếp tục ở bên nhau.

Cũng trong buổi lễ trực tuyến này, Viện Di sản Ben-Gurion thực hiện chuyến tham quan trực tuyến di tích nơi ở của Thủ tướng David Ben-Gurion tại Sde Boker, Israel, nơi ông chuyển về sinh sống sau khi giã từ sự nghiệp chính trị của mình.

David Ben-Gurion (sinh năm 1886 và qua đời vào năm 1973) là người khai sinh Nhà nước Israel vào ngày 14/5/1948. Ông nhậm chức Thủ tướng Israel vào năm 1949 và là vị thủ tướng đầu tiên của Israel. Dưới sự lãnh đạo của Ben-Gurion, Israel đã vượt qua nhiều thời kỳ gian khó khi bị cô lập và đạt được tiến bộ lớn về khoa học và công nghệ. Người dân Israel rất kính trọng và yêu quý David Ben-Gurion.

David Ben-Gurion có vóc dáng thấp nhưng lại mang trong mình một ý chí lớn và tầm nhìn xa. Từ trẻ, ông đã nuôi hoài bão xây dựng được một nhà nước độc lập cho người Do Thái, chấm dứt cuộc sống lưu vong của dân tộc mình ở khắp thế giới. Ông coi trọng giai cấp công nhân và chú trọng đến tổ chức công đoàn của người Do Thái. Đến khi rút lui khỏi chính trị, ông về sống giản dị tại ngôi nhà trên sa mạc.

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm phía sau lăng Hồ Chủ tịch là nơi nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, Viện Di sản Ben-Gurion nằm trên sa mạc Negev ở phía nam Israel. Cơ sở này được thành lập vào năm 1975 nhằm phổ biến di sản của Thủ tướng Ben-Gurion, đưa tầm nhìn của ông tới các thế hệ tương lai. Viện hiện quản lý Nhà Ben-Gurion ở Sde Boker và bảo tàng về ông – bảo tàng mở cửa cho khách đến tham quan.

Vài hình ảnh nữa về buổi lễ: 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?
Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

VOV.VN - Israel và UAE vừa bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sau đột phá này, Israel sẽ còn lập quan hệ ngoại giao với những nước Arab nào nữa?

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

Israel sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Arab nào nữa sau UAE?

VOV.VN - Israel và UAE vừa bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sau đột phá này, Israel sẽ còn lập quan hệ ngoại giao với những nước Arab nào nữa?

Vai trò sống còn của tình báo Mossad đối với an ninh của Israel
Vai trò sống còn của tình báo Mossad đối với an ninh của Israel

VOV.VN - Từ khi ra đời, Israel đã nằm trong vòng vây của nhiều nước muốn bóp chết quốc gia này. Để trụ được, họ phải trông cậy vào cả IDF lẫn tình báo Mossad.

Vai trò sống còn của tình báo Mossad đối với an ninh của Israel

Vai trò sống còn của tình báo Mossad đối với an ninh của Israel

VOV.VN - Từ khi ra đời, Israel đã nằm trong vòng vây của nhiều nước muốn bóp chết quốc gia này. Để trụ được, họ phải trông cậy vào cả IDF lẫn tình báo Mossad.

Israel đặc biệt coi trọng Việt Nam, đánh giá cao tính cách người Việt
Israel đặc biệt coi trọng Việt Nam, đánh giá cao tính cách người Việt

VOV.VN - Đại sứ Israel tại Việt Nam cho biết, nhiều người Israel thấy có nhiều tương đồng giữa Israel và Việt Nam. Họ coi Việt Nam như một Israel ở Đông Á.

Israel đặc biệt coi trọng Việt Nam, đánh giá cao tính cách người Việt

Israel đặc biệt coi trọng Việt Nam, đánh giá cao tính cách người Việt

VOV.VN - Đại sứ Israel tại Việt Nam cho biết, nhiều người Israel thấy có nhiều tương đồng giữa Israel và Việt Nam. Họ coi Việt Nam như một Israel ở Đông Á.

Tạm ước Việt-Pháp 14/9/1946: Hồ Chí Minh chân thành muốn hòa bình
Tạm ước Việt-Pháp 14/9/1946: Hồ Chí Minh chân thành muốn hòa bình

VOV.VN - Ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất năm 1946, Hồ Chí Minh vẫn kiên nhẫn làm mọi thứ có thể để cứu vãn nền hòa bình mong manh giữa Việt Nam và Pháp.

Tạm ước Việt-Pháp 14/9/1946: Hồ Chí Minh chân thành muốn hòa bình

Tạm ước Việt-Pháp 14/9/1946: Hồ Chí Minh chân thành muốn hòa bình

VOV.VN - Ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất năm 1946, Hồ Chí Minh vẫn kiên nhẫn làm mọi thứ có thể để cứu vãn nền hòa bình mong manh giữa Việt Nam và Pháp.