Kamala Harris – Người phụ nữ vượt mọi rào cản và làm nên lịch sử

VOV.VN - Kamala Harris là người phụ nữ đầu tiên, người da màu và người gốc Nam Á đầu tiên trở thành phó tổng thống đắc cử của nước Mỹ.

Chiến thắng làm nên lịch sử của Thượng nghị sĩ California Kamala Harris đại diện cho hàng triệu phụ nữ trong khối nhân khẩu học vốn thường bị xem nhẹ. Bà sẽ trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử hơn 200 năm của Mỹ .

Harris đã đăng tải trên Twitter đoạn video bà gọi điện cho ông Joe Biden ngay sau khi CNN tuyên bố người đắc cử tổng thống Mỹ.

“Chúng ta đã làm được, Joe. Ông sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ”, Harris nói với nụ cười rạng rỡ.

Chiến thắng của ông Biden và bà Harris được các báo đưa tin sau cuộc kiểm phiếu kéo dài ở các bang chiến địa quan trọng. Đặc biệt, việc trở thành phó tổng thống đắc cử đánh dấu một đỉnh cao mới trong sự nghiệp “vượt mọi rào cản” của bà Harris, từ luật sư quận San Francisco đến tổng chưởng lý California, và nữ Thượng nghị sĩ Mỹ da màu thứ 2 của Mỹ.

“Việc tôi ở đây tối nay là minh chứng cho sự cống hiến của các thế hệ trước tôi. Những người phụ nữ và những người đàn ông đã tin tưởng mãnh liệt vào lời hứa bình đẳng, tự do và công lý cho tất cả mọi người”, Harris nói trong bài phát biểu chấp nhận đề cử tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ hồi tháng 8/2020, đề cập đến những phụ nữ như Constance Baker Motley, Fannie Lou Hamer và Shirley Chisholm.

Bà Harris theo học Đại học Howard, một trường đại học có lịch sử nhiều người da màu theo học ở Washington. Trong thời gian ở đây, nơi bà gia nhập hội nữ sinh Alpha Kappa Alpha, nơi đã định hình sâu sắc tầm nhìn chính trị của bà.

“Bạn không bị giới hạn bởi ý tưởng của bất kỳ ai về việc là người da đen. Bạn có thể là một sinh viên mỹ thuật và cũng có thể là lớp trưởng. Bạn có thể là người đứng đầu câu lạc bộ khoa học. Bạn có thể là thành viên của một hội nữ sinh, hay bạn muốn vào trường luật. Những điều đó đều khuyến khích bạn là chính mình”, Harris nói với Dana Bash của CNN hồi tháng 9.

Kamala Harris - Người truyền cảm hứng

Là một phụ nữ da màu và gốc Nam Á trong một môi trường có người da trắng chiếm đa số, Kamala Harris trong hành trình đến Nhà Trắng là một người tiên phong. Và cử tri đã chú ý tới điều đó.

“Cháu có cảm giác những cô gái da màu như cháu có thể tranh cử chức lớp trưởng, thậm chí làm những việc lớn giống như cô ấy”, Paris Bond, 14 tuổi nói với CNN về Kamala Harris hồi tháng 8.

Katerina Shadrach, một cô bé da trắng và gốc Nam Á 11 tuổi, nói với CNN tại một sự kiện vào tháng 8/2019 rằng Kamala Harris là hình mẫu lý tưởng của cô bé.

Bên trong nhà thi đấu chật cứng, Shadrach đứng ở bên rìa của sự kiện, bên cạnh cha mình, trên tay cầm cuốn hồi ký “Những sự thật mà chúng ta nắm giữ” của Harris, khi cô bé đợi Thượng nghị sĩ bước lên sân khấu.

Shadrach đã nói với Harris sau sự kiện đó rằng, cô bé mơ trở thành một thượng nghị sĩ giống như bà.

Harris đã nói với cô bé rằng “miễn là cháu đặt hết tâm trí vào điều đó và làm hết sức mình, thì cháu có thể hoàn thành mục tiêu của mình”.

Sự hiện diện đơn thuần của Kamala Harris cũng đã mang lại rất nhiều ý nghĩa cho nhiều người, ở mọi lứa tuổi, những người nhìn thấy chính mình ở bà.

Khi chờ Harris bước lên sân khấu tại một cuộc vận động ở Asheville, Bắc Carolina, vào tháng 10/2020, Elinor Earl, 77 tuổi, cho biết bà chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thấy một phụ nữ da đen giống như bà sẽ nổi lên và trở thành một nhân vật tiếng tăm như Harris.

“Không phải ở độ tuổi của tôi. Thật tuyệt vời khi được gặp cô ấy. Tôi sẽ không bỏ lỡ điều đó vì bất cứ gì khác trên đời”, Earl nói với CNN.

Người phụ nữ vượt mọi rào cản

Harris sinh năm 1964 ở Oakland, California. Mẹ bà, Shyamala Gopalan Harris - một người Ấn Độ nhập cư, là một nhà nghiên cứu về ung thư vú. Bà Shyamala qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2009. Cha của Harris, Donald, là một giáo sư kinh tế người Mỹ gốc Jamaica. Cha mẹ bà Harris đều là những nhà hoạt động dân quyền.

Harris lớn lên ở Bay Area nhưng thường xuyên đến Ấn Độ để thăm đại gia đình. Năm 12 tuổi, bà và em gái Maya, cùng mẹ chuyển đến Montréal – nơi có đa số là người da trắng. ở Montréal, mẹ bà giảng dạy tại Đại học McGill và nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Do Thái.

Sau khi tốt nghiệp Howard năm 1986 và tốt nghiệp trường Luật Hastings của Đại học California năm 1989, Harris làm việc tại văn phòng công tố Quận Alameda với tư cách là trợ lý luật sư quận. Từ đó, bà bắt đầu con đường chính trị của mình.

Năm 2003, Harris là người phụ nữ da màu đầu tiên trở thành luật sư quận San Francisco ở California. Năm 2010, bà trở thành phụ nữ màu đen đầu tiên được bầu làm tổng chưởng lý California. Năm 2016, bà trở thành phụ nữ da màu thứ hai được bầu làm thượng nghị sĩ Mỹ.

Kamala Harris thường nói về cuộc sống “vượt mọi rào cản” đó của mình trong chiến dịch vận động giành xuất đề cử chính của đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống.

Mẹ của Harris từng nói với bà rằng: “Kamala, con có thể là người đầu tiên làm nhiều việc, nhưng hãy chắc chắn rằng con không phải là người cuối cùng”./.

Video Harris gọi điện cho ông Joe Biden ngay sau khi CNN tuyên bố người đắc cử tổng thống Mỹ.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ai sẽ thay thế vị trí của bà Kamala Harris ở Thượng viện Mỹ?
Ai sẽ thay thế vị trí của bà Kamala Harris ở Thượng viện Mỹ?

VOV.VN - Với việc bà Kamala trở thành Phó Tổng thống đắc cử của Mỹ, vị trí của bà tại Thượng viện sẽ do người khác đảm nhiệm.

Ai sẽ thay thế vị trí của bà Kamala Harris ở Thượng viện Mỹ?

Ai sẽ thay thế vị trí của bà Kamala Harris ở Thượng viện Mỹ?

VOV.VN - Với việc bà Kamala trở thành Phó Tổng thống đắc cử của Mỹ, vị trí của bà tại Thượng viện sẽ do người khác đảm nhiệm.

Những gì sẽ diễn ra từ nay cho tới ngày Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên thệ nhậm chức?
Những gì sẽ diễn ra từ nay cho tới ngày Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên thệ nhậm chức?

VOV.VN - Tổng thống đắc cử của Mỹ sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021 và từ giờ cho tới lúc đó, sẽ có rất nhiều việc diễn ra.

Những gì sẽ diễn ra từ nay cho tới ngày Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên thệ nhậm chức?

Những gì sẽ diễn ra từ nay cho tới ngày Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên thệ nhậm chức?

VOV.VN - Tổng thống đắc cử của Mỹ sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021 và từ giờ cho tới lúc đó, sẽ có rất nhiều việc diễn ra.

Tập trung xây lại “Bức tường xanh” mang lại "trái ngọt" cho ông Joe Biden
Tập trung xây lại “Bức tường xanh” mang lại "trái ngọt" cho ông Joe Biden

VOV.VN - Ngay từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc chiến dịch tranh cử Tổng thống, Joe Biden tập trung vào việc xây dựng lại “bức tường xanh” và điều này đã đem lại chiến thắng cho ông.

Tập trung xây lại “Bức tường xanh” mang lại "trái ngọt" cho ông Joe Biden

Tập trung xây lại “Bức tường xanh” mang lại "trái ngọt" cho ông Joe Biden

VOV.VN - Ngay từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc chiến dịch tranh cử Tổng thống, Joe Biden tập trung vào việc xây dựng lại “bức tường xanh” và điều này đã đem lại chiến thắng cho ông.