Dạy và học trực tuyến ở Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn

VOV.VN - Đến nay, khoảng 280.000 học sinh các cấp học tại thành phố Đà Nẵng đã học trực tuyến hơn 1 tuần sau lễ khai giảng. Việc dạy học trực tuyến gây nhiều khó khăn cho phụ huynh, giáo viên và học sinh, đặc biệt với học sinh cấp tiểu học.

“Thứ nhất là mạng yếu, thứ 2 là con không học liền mạch được với những kiến thức cô giáo giảng, thứ 3 là con không giơ tay phát biểu được, thứ 4 là lớp ồn quá.”

Đó là những khó khăn mà Trần Khả Nhi, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phan Thanh, thành phố Đà Nẵng gặp phải trong lúc học trực tuyến. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều học sinh học trực tuyến do giãn cách xã hội.

Một tuần nay, gia đình chị Võ Thu Mai, ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, không có máy vi tính để 2 con, một đứa lớp 2 và đứa lớp 5 tham gia học trực tuyến. Vậy là, chị đành cho cậu con trai lấy sách vở của năm lớp 4, ôn tập lại kiến thức, nhường tivi cho con gái học trên truyền hình.

Chị Mai lo lắng: “Điện thoại của tôi thì lúc được lúc không. Còn mạng internet do gia đình chưa có tiền đóng phí nên cũng đã bị cắt, cháu học không online được. Vì vậy, nhà trường có gửi tài liệu về nhà cho cháu học để kịp chương trình”.

Hiện nay với cấp tiểu học, khi học trực tuyến, các em cần có phụ huynh bên cạnh để hướng dẫn.

Chị Nguyễn Thị Xuân Ngọc, ở phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nêu thực tế: “Học trực tuyến với điều kiện phụ huynh ở nhà. Khi dịch đỡ, công ty cho đi làm trở lại thì mình phải đi làm chứ làm sao ở nhà kèm con học được. Cho nên, học trực tuyến là phải có phụ huynh kèm, không có thì học bằng phương pháp này thì rất khó khăn”.

Dạy học trực tuyến không phải là phương thức mới với học sinh Đà Nẵng, bởi vì năm ngoái, khi dịch Covid-19 bùng phát, các trường học ở thành phố này đã triển khai học tập bằng hình thức này. Tuy nhiên, việc triển khai phương pháp dạy học trực tuyến tiếp tục có nhiều bất cập. Năm học mới, trường Tiểu học Hai Bà Trưng, quận Sơn, Trà có hơn 1.500 học sinh thì hơn 50 em không đủ điều kiện tham gia học trực tuyến.

Cô Lê Thị Thêu, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hai Bà Trưng cho biết, dạy trực tuyến rất vất vả khi thời gian chuẩn bị bài nhiều hơn, phải liên lạc với phụ huynh trước để dạy thử nghiệm và cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn cho học sinh.

“Khi các em tham gia học tập trực tuyến, để mà ngồi trật tự, im lặng trong một thời gian dài như vậy thì thực sự rất khó với các em. Bên cạnh đó, để cùng thực hiện một thao tác như nghe, nhìn và thực hành để nắm bắt những kiến thức khi học trực tuyến thì càng khó khăn”.

Trước những thách thức của học trực tuyến, các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã chủ động đưa ra nhiều phương án hỗ trợ học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cũng chỉ đạo các trường học trong thời gian này chỉ tập trung ôn tập kiến thức cho học sinh.

Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết, trong tình hình dịch Covid-19 kéo dài thì việc học trực tuyến là phương án tối ưu:  “Chúng tôi dự kiến, từ ngày 20/9, có khả năng Đà Nẵng sẽ tổ chức dạy học trực tiếp. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình diễn biến dịch trên địa bàn thành phố, lúc đó, sẽ có kế hoạch tổ chức ôn tập, củng cố những phần nội dung kiến thức đã học qua trực tuyến trước đó, giúp các em lấy lại kiến thức cũng như tổ chức kiểm tra đánh giá sau khi các em đi học”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ
Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, khi dạy trực tuyến, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch kết hợp hài hòa giữa các môn học, không để học sinh quá tải về kiến thức và thời gian học tập. Đặc biệt cần tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh trong mỗi tiết học cũng như thời gian ngoài giờ.

Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ

Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, khi dạy trực tuyến, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch kết hợp hài hòa giữa các môn học, không để học sinh quá tải về kiến thức và thời gian học tập. Đặc biệt cần tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh trong mỗi tiết học cũng như thời gian ngoài giờ.

Khoảng 70.000 học sinh ở Bình Dương không có máy tính để học trực tuyến
Khoảng 70.000 học sinh ở Bình Dương không có máy tính để học trực tuyến

VOV.VN - Ngày 15/9 tới, tất cả học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ khai giảng năm học mới 2021-2022 và học trực tuyến trong tháng 9 và tháng 10.

Khoảng 70.000 học sinh ở Bình Dương không có máy tính để học trực tuyến

Khoảng 70.000 học sinh ở Bình Dương không có máy tính để học trực tuyến

VOV.VN - Ngày 15/9 tới, tất cả học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ khai giảng năm học mới 2021-2022 và học trực tuyến trong tháng 9 và tháng 10.

Làm gì để học trực tuyến không còn chật vật với cả cha mẹ và học sinh?
Làm gì để học trực tuyến không còn chật vật với cả cha mẹ và học sinh?

VOV.VN - Dù bước sang năm thứ 2 học trực tuyến, nhưng không ít phụ huynh, học sinh vẫn gặp khó khăn, trong đó có những vấn đề về thiết bị học, phương pháp học trực tuyến và cả vấn đề cân bằng tâm lý cho trẻ khi phải ở nhà quá nhiều.

Làm gì để học trực tuyến không còn chật vật với cả cha mẹ và học sinh?

Làm gì để học trực tuyến không còn chật vật với cả cha mẹ và học sinh?

VOV.VN - Dù bước sang năm thứ 2 học trực tuyến, nhưng không ít phụ huynh, học sinh vẫn gặp khó khăn, trong đó có những vấn đề về thiết bị học, phương pháp học trực tuyến và cả vấn đề cân bằng tâm lý cho trẻ khi phải ở nhà quá nhiều.