Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 9

VOV.VN - Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 9 Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã khai mạc sáng 4/9 tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, và Nam Phi tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị. Ảnh: CCTV

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, trải qua 10 năm tác hợp, mặc dù có sự cách trở về vị trí địa lý nhưng các nước thành viên BRICS vẫn tăng cường hợp tác, thực hiện mục tiêu cùng thắng. Để hợp tác có được những bước phát triển nhanh chóng như hiện nay chính là việc tìm ra con đường hợp tác đúng đắn.

Ông Tập Cận Bình khẳng định, trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi phức tạp, hợp tác giữa các nước BRICS đóng vai trò rất quan trọng. Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác kinh tế, hợp tác tài chính, tăng cường liên lạc, kết nối, hợp tác về năng lực sản xuất...

Ông Tập Cận Bình nói: "Các nước thành viên cũng cần đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên, thị trường, lao động trong nước để đẩy mạnh kết nối các chiến lược phát triển, phản đối chủ nghĩa bảo hộ, đẩy mạnh cải cách trong điều hành kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh giao lưu văn hoá, giao lưu nhân dân".

Nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin cho rằng cần mở rộng và đi sâu hợp tác thực chất trong các lĩnh vực, xây dựng một nền kinh tế thế giới mở, phản đối chủ nghĩa bảo hộ. Tổng thống Nga nhấn mạnh, BRICS cần phát huy vai trò mang tính xây dựng, duy trì hoàn bình, ổn định trên thế giới trong bối cảnh quôc tế và khu vực có nhiều điểm nóng.

Tại hội nghị năm nay, ngoài 5 nước thành viên của BRICS, nước chủ nhà Trung Quốc còn đưa ra cơ chế đối thoại với các nước đang phát triển khi mời thêm 5 đại diện là các nước Ai Cập, Mexico, Guinea, Tajikistan và Thái Lan.

Trung Quốc gọi đây là cơ chế BRICS +,  qua đó, thúc đẩy hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển, đây như một bước chuẩn bị cho việc mở rộng nhóm trong tương lai gần nhằm tăng cường vai trò và tầm ảnh hưởng của BRICS trên trường quốc tế, trong đó Trung Quốc sẽ đóng vai trò chủ đạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bên lề BRICS: Ông Putin ký thỏa thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ?
Bên lề BRICS: Ông Putin ký thỏa thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ?

VOV.VN - Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi dự kiến ký kết nhiều thỏa thuận quốc phòng, trong đó có thỏa thuận chuyển giao hệ thống tên lửa S-400 bên lề BRICS.

Bên lề BRICS: Ông Putin ký thỏa thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ?

Bên lề BRICS: Ông Putin ký thỏa thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ?

VOV.VN - Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi dự kiến ký kết nhiều thỏa thuận quốc phòng, trong đó có thỏa thuận chuyển giao hệ thống tên lửa S-400 bên lề BRICS.

Hội nghị BRICS bế mạc: Tăng cường hợp tác nội khối và chống khủng bố
Hội nghị BRICS bế mạc: Tăng cường hợp tác nội khối và chống khủng bố

VOV.VN - Từ “khủng bố” ngập tràn trong hội nghị lần này của khối BRICS. Nga thì đề cập nhiều đến Syria. Các bên cũng đạt được nhiều thỏa thuận về kinh tế.

Hội nghị BRICS bế mạc: Tăng cường hợp tác nội khối và chống khủng bố

Hội nghị BRICS bế mạc: Tăng cường hợp tác nội khối và chống khủng bố

VOV.VN - Từ “khủng bố” ngập tràn trong hội nghị lần này của khối BRICS. Nga thì đề cập nhiều đến Syria. Các bên cũng đạt được nhiều thỏa thuận về kinh tế.

Hội nghị BRICS: Vấn đề hạt nhân Triều Tiên bất ngờ thành chủ đạo
Hội nghị BRICS: Vấn đề hạt nhân Triều Tiên bất ngờ thành chủ đạo

VOV.VN - Vấn đề Triều Tiên được cho là sẽ lấn lướt chủ đề chính sau khi Triều Tiên thông báo đã thử thành công bom H có khả năng gắn vào tên lửa tầm xa.

Hội nghị BRICS: Vấn đề hạt nhân Triều Tiên bất ngờ thành chủ đạo

Hội nghị BRICS: Vấn đề hạt nhân Triều Tiên bất ngờ thành chủ đạo

VOV.VN - Vấn đề Triều Tiên được cho là sẽ lấn lướt chủ đề chính sau khi Triều Tiên thông báo đã thử thành công bom H có khả năng gắn vào tên lửa tầm xa.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS chỉ còn mang tính biểu tượng?
Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS chỉ còn mang tính biểu tượng?

VOV.VN - BRICS đang phải đối mặt với câu hỏi rằng liệu nó có thực sự trở thành một đối trọng mới với phương Tây trong trật tự kinh tế thế giới hay không.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS chỉ còn mang tính biểu tượng?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS chỉ còn mang tính biểu tượng?

VOV.VN - BRICS đang phải đối mặt với câu hỏi rằng liệu nó có thực sự trở thành một đối trọng mới với phương Tây trong trật tự kinh tế thế giới hay không.