Không đầu hàng Covid-19, Italy nảy ra sáng kiến biến bi kịch thành cơ hội

VOV.VN - Italy đặt hy vọng vào việc sử dụng huyết tương của bệnh nhân hồi phục sau khi mắc Covid-19 để giúp những người đang phải chống chọi với căn bệnh này.

Sáng kiến biến bi kịch thành cơ hội

Italy đã phải hứng chịu chuỗi ngày đen tối khi ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, vượt qua cả Trung Quốc – tâm chấn và là nơi khởi phát dịch bệnh, vào giữa tháng 3. Ba tuần rưỡi sau đó,  nước này xuống vị trí thứ 2, sau Mỹ.

italy-5-1584745391843-15867510622051840626714_0.jpg

Hiện giờ các bác sỹ tại Italy đang hy vọng biến nỗi đau thương này thành lợi thế. Italy đang đặt hy vọng vào việc sử dụng huyết tương của những bệnh nhân đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 để giúp đỡ những người đang phải chống chọi với căn bệnh này trong các bệnh viện.

Bác sỹ Fausto Baldanti cho biết: “Điều tốt đẹp có thể đến từ biện pháp này. Chúng tôi đã có một đợt bùng phát dịch bệnh lớn và bây giờ chúng tôi có rất nhiều người hiến tặng tiềm năng”.

Những người hồi phục sau khi mắc bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không gặp phải triệu chứng sẽ phát triển các kháng thể trong huyết tương của họ. Những kháng thể này có thể được truyền cho bệnh nhân khác, chúng có thể giúp vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 trên cơ thể người nhận.

Trong nhiều thập kỷ qua, các bác sỹ đã sử dụng huyết tương, thậm chí máu của các bệnh nhân hồi phục để điều trị cho những ca mắc mới bệnh truyền nhiễm.

Ông Baldanti là một nhà virus học tại Bệnh viện Đại học Pavia San Matteo ở khu vực phía bắc Italy – nơi chứng kiến nhiều trường hợp tử vong nhất của nước này. Ông hy vọng “việc điều trị bằng huyết tương có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự lây nhiễm ở những bệnh nhân phải điều trị trong các cơ sở chăm sóc đặc biệt”.

Đó mới chỉ là trên cơ sở lý thuyết, nhưng việc điều trị vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm tại Italy. Quá trình điều trị phụ thuộc vào sự phát triển của xét nghiệm  kháng thể chống virus SARS-CoV-2 đã được chứng minh hiệu quả, nhưng không sẵn có tại Italy.

Xét nghiệm kháng thể, còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh học, kiểm tra protein trong hệ thống miễn dịch, hay kháng thể chống virus thông qua mẫu máu. Sự hiện diện của kháng thể trong cơ thể cho thấy người bệnh ít nhất đã có khả năng miễn dịch, mặc dù các chuyên gia không chắc chắn khả năng miễn dịch mạnh đến mức nào hoặc sẽ kéo dài bao lâu.

Phát biểu với CNN, Ông Giancarlo Maria Liumbruno - Tổng giám đốc Trung tâm máu quốc gia và Viện sức khỏe quốc gia bày tỏ hy vọng xét nghiệm này sẽ sẵn có trong vài tuần tới: “Chúng tôi cần có bộ xét nghiệm huyết thanh học đã được phê chuẩn để xem liệu bệnh nhân nào đã xuất hiện kháng thể chống virus SARS-CoV-2. Chúng tôi sẽ bắt đầu lựa chọn những người hiến tặng đầu tiên vào cuối tháng 4”.

“Sáng kiến mới này sẽ cho phép chúng tôi rà soát 1,7 triệu người hiến tặng máu ở Italy để xem ai đã bị mắc bệnh hay không có triệu chứng nhưng đã phát triển các kháng thể”, chuyên gia Maria Liumbruno cho biết thêm.

Xây dựng ngân hàng huyết tương có kháng thể chống Covid-19

Theo ông Liumbruno, một khi xét nghiệm kháng thể được phê chuẩn, Italy có kế hoạch mở ngân hàng máu của nước này để tiếp nhận máu hiến tặng từ những người có kháng thể chống virus SARS-CoV-2.

Nhà virus học Fausto Baldanti giải thích, việc xét nghiệm sẽ cho phép các nhà khoa học lựa chọn những mẫu máu hiến hiệu quả nhất. “Sau khi xác định người có kháng thể chống virus hiệu quả nhất, thì sẽ sử dụng huyết tương đó để truyền cho bệnh nhân đang điều trị”.

Ở miền bắc Italy, một số bệnh viện đã thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân bằng huyết tương của người khỏi bệnh và các bệnh nhân này đã có kết quả xét nghiệm âm tính trong ít nhất 14 ngày. Huyết tương đượcc tách ra khỏi tế bào máu thông qua một quá trình gọi là plasmapheresis và được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Huyết tương cũng có thể là chìa khóa giúp điều chế ra loại thuốc chữa Covid-19 hiệu quả, ông Liumbruno nói.

Các bệnh viện tại khu vực phía bắc Italy – nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh đang hợp tác với Kedrion Biopharma, một công ty công nghệ sinh học toàn cầu có các cơ sở sản xuất ở Italy và Mỹ. Đây là một trong 4 công ty được Cơ quan Y tế Quốc gia Italy ủy quyền thực hiện phân tách huyết tương từ các ngân hàng máu.

Giám đốc phụ trách mảng y khoa của Kedrion Biopharma, ông Alessandro Gringeri cho biết, công ty đang nghiên cứu một phương pháp điều trị Covid-19 có nguồn gốc từ huyết tương, đồng thời hy vọng phương pháp này sẽ sẵn sàng trong 3 đến 6 tháng tới.  

Ông Gringeri lý giải: “Ban đầu chúng tôi sẽ sử dụng huyết tương của 100 bệnh nhân đã hồi phục để phát triển một loại thuốc tiêm qua tĩnh mạch hoặc qua bắp. Chúng tôi sẽ tạo ra một liệu pháp globulin miễn dịch (Ig)  có nguồn gốc từ huyết tương có thể được sử dụng cho cả bệnh nhân đang mắc Covid-19 và các nhân viên y tế để cung cấp miễn dịch thụ động tạm thời”.

Ông Gringeri cho biế,t công ty lên kế hoạch bắt đầu thu thập huyết tương từ các bệnh nhân hồi phục vào cuối tháng 5 và hy vọng sẽ có một liệu pháp điều trị vào cuối tháng 9/2020. Nếu lý thuyết nói trên được áp dụng thành công trong thực tiễn, bi kịch của Italy ít nhất có thể chứa đựng “hạt giống” cho một giải pháp điều trị Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việc phân nhóm các địa phương để chống dịch Covid-19 dựa trên tiêu chí nào?
Việc phân nhóm các địa phương để chống dịch Covid-19 dựa trên tiêu chí nào?

VOV.VN - Tiêu chí cụ thể để phân loại các địa phương để tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch Covid-19.

Việc phân nhóm các địa phương để chống dịch Covid-19 dựa trên tiêu chí nào?

Việc phân nhóm các địa phương để chống dịch Covid-19 dựa trên tiêu chí nào?

VOV.VN - Tiêu chí cụ thể để phân loại các địa phương để tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch Covid-19.

Nông dân Mỹ phải hủy bỏ sữa vì dịch Covid-19
Nông dân Mỹ phải hủy bỏ sữa vì dịch Covid-19

VOV.VN - Nhiều nông dân chăn nuôi bò sữa ở Mỹ phải hủy bỏ sữa do nhu cầu sụt giảm mạnh vì các trường học, nhà hàng phải tiếp tục đóng cửa để phòng dịch.

Nông dân Mỹ phải hủy bỏ sữa vì dịch Covid-19

Nông dân Mỹ phải hủy bỏ sữa vì dịch Covid-19

VOV.VN - Nhiều nông dân chăn nuôi bò sữa ở Mỹ phải hủy bỏ sữa do nhu cầu sụt giảm mạnh vì các trường học, nhà hàng phải tiếp tục đóng cửa để phòng dịch.

Cảnh báo Nhật Bản khả năng có hơn 400.000 người tử vong do Covid-19
Cảnh báo Nhật Bản khả năng có hơn 400.000 người tử vong do Covid-19

VOV.VN - Một nhóm chuyên gia cảnh báo toàn Nhật Bản sẽ có hơn 400.000 ca tử vong do dịch Covid-19 nếu như không có biện pháp mạnh mẽ kiềm chế lây lan.

Cảnh báo Nhật Bản khả năng có hơn 400.000 người tử vong do Covid-19

Cảnh báo Nhật Bản khả năng có hơn 400.000 người tử vong do Covid-19

VOV.VN - Một nhóm chuyên gia cảnh báo toàn Nhật Bản sẽ có hơn 400.000 ca tử vong do dịch Covid-19 nếu như không có biện pháp mạnh mẽ kiềm chế lây lan.