Khủng hoảng chính trị ở Brazil có liên quan tới vụ bê bối Petrobras

VOV.VN - Bộ trưởng Giáo dục Brazil Aloizio Mercadante vừa bị tố cáo tìm cách che đậy thông tin về vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí Petrobras.

Đây là diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng chính trị tại Brazil trong bối cảnh nền kinh tế nước này suy yếu và ngày càng có nhiều cuộc biểu tình phản đối Chính phủ.

Thượng nghị sĩ Delcidio Amaral, người đang bị tạm giam để phục vụ điều tra vụ Petrobras đã tố cáo ông Mercadante tìm cách hối lộ để ông này không hợp tác với cơ quan tư pháp.

Bộ trưởng Giáo dục Brazil Aloizio Mercadante đang trở thành tâm điểm liên quan đến vụ bê bối tham nhũng tại tập đoàn Petrobras. Ảnh AP

Trong một đoạn băng ghi âm do báo chí Brazil công bố, thông qua cố vấn của ông Amaral, ông Mercadante đã khuyên ông Amaral không được “bất cẩn”, giữ im lặng và đợi sự giúp đỡ.

Tuy nhiên, tại buổi họp báo diễn ra cùng ngày, ông Mercadante khẳng định đoạn băng ghi âm đã được biên tập lại và được ghi lại vào một bối cảnh hoàn toàn khác, song thừa nhận đã gặp cố vấn của ông Amaral. Bộ trưởng Giáo dục cũng bác bỏ cáo buộc ông này có ý định hối lộ ông Amaral.

Theo lời khai của ông Mercadante trước cơ quan tư pháp, trong danh sách dài những chính trị gia dính líu tới vụ Petrobras còn có Nghị sĩ Aécio Neves, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Brazil (PSDB) đối lập, từng thua bà Dilma Rousseff trong cuộc tổng tuyển cử hồi năm 2014 và cũng là người thúc đẩy việc bãi nhiệm Tổng thống đương nhiệm.

Những tình tiết trên là diễn biến mới nhất trong vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras bị phanh phui từ tháng 3/2014 làm rúng động chính trường và tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển về lâu dài của Brazil.

Vụ tham nhũng tại Petrobras bị phanh phui sau khi ông Roberto Costa, Giám đốc Cung ứng của Tập đoàn này, khai báo nhận tiền hối lộ từ mạng lưới rửa tiền quy mô lớn do những doanh nghiệp xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Brazil là đối tác của tập đoàn này cấu kết thành lập.

Theo cảnh sát, đường dây này đã dùng khoảng 4 tỷ USD hối lộ hàng loạt chính trị gia và quan chức lãnh đạo của Petrobras. Ngay sau khi vụ bê bối được phanh phui đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối Chính phủ.

Vụ biểu tình mới nhất nổ ra hôm 13/3 với  hơn 2,4 triệu người trên khắp Brazil tham gia nhằm phản đối Chính phủ và yêu cầu Tổng thống Rousseff từ chức bởi tình trạng kinh tế khó khăn và cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại nước này.

Một người biểu tình nói: "Các chính trị gia của bất kỳ các đảng phái nào cũng phải là mục tiêu tiếp theo của cuộc điều tra. Tôi nhận thấy cả bên đảng cầm quyền và phe đối lập đều có liên quan đến vụ bê bối tại Petrobras. Vì vậy, họ cần phải xuất hiện trong danh sách điều tra”.

Tuy nhiên, bất chấp những áp lực gia tăng trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại nước này, Tổng thống Rousseff tuyên bố sẽ không từ chức: “Từ chức là một hành động tự nguyện. Những người muốn tôi từ chức không nhận ra rằng, không có cơ sở thực tiễn để yêu cầu tôi rời khỏi cương vị mà tôi đang nắm giữ. Vì vậy sẽ không có cơ hội cho những vụ lợi chính trị và tôi sẽ không rời khỏi vị trí của mình khi không có những lý do xác đáng”.

Tuy vậy, hiện bà Rousseff đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong đó có việc  Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) trong liên minh cầm quyền của Tổng thống Rousseff ngày 15/3 thông báo trong vòng 30 ngày tới sẽ đưa ra quyết định về việc có tiếp tục ở lại trong thành phần của Chính phủ hiện nay hay không.

Hiện bà Rousseff đang phải đối đầu trước nguy cơ bị đưa ra xét xử trước một phiên tòa chính trị tại Quốc hội nhằm cách chức Tổng thống. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm bà Rousseff, Phó Tổng thống Michel Temer và cũng là Chủ tịch Đảng Phong trào Dân chủ Brazil  sẽ là người giữ chức Tổng thống tạm quyền tới hết nhiệm kỳ của Chính phủ vào cuối năm 2018.

Tổng thống Rousseff hiện không còn kiểm soát được tình hình đất nước, bởi vậy bà không còn khả năng để tập hợp bất cứ sự ủng hộ nào cũng như tìm được lối thoát cho nền kinh tế đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

3 triệu người biểu tình đòi Tổng thống Brazil từ chức
3 triệu người biểu tình đòi Tổng thống Brazil từ chức

VOV.VN - Ngày 13/3, gần 3 triệu người trên khắp Brazil đã xuống đường tham gia cuộc tuần hành lớn yêu cầu Tổng thống Dilma Rousseff từ chức.

3 triệu người biểu tình đòi Tổng thống Brazil từ chức

3 triệu người biểu tình đòi Tổng thống Brazil từ chức

VOV.VN - Ngày 13/3, gần 3 triệu người trên khắp Brazil đã xuống đường tham gia cuộc tuần hành lớn yêu cầu Tổng thống Dilma Rousseff từ chức.

Brazil bắt giữ sếp lớn của Facebook vì bị từ chối cung cấp dữ liệu
Brazil bắt giữ sếp lớn của Facebook vì bị từ chối cung cấp dữ liệu

Người bị Cảnh sát Brazil bắt giữ là Phó Chủ tịch Facebook phụ trách khu vực Mỹ Latinh, ông Diego Dzodan

Brazil bắt giữ sếp lớn của Facebook vì bị từ chối cung cấp dữ liệu

Brazil bắt giữ sếp lớn của Facebook vì bị từ chối cung cấp dữ liệu

Người bị Cảnh sát Brazil bắt giữ là Phó Chủ tịch Facebook phụ trách khu vực Mỹ Latinh, ông Diego Dzodan

“Cơn bão” chính trị nổi lên ở Brazil sau khi Cựu Tổng thống bị bắt giữ
“Cơn bão” chính trị nổi lên ở Brazil sau khi Cựu Tổng thống bị bắt giữ

VOV.VN - Ngày 4/3, cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã bị tạm giữ để thẩm vấn về một vụ án tham nhũng lớn tại đất nước này.

“Cơn bão” chính trị nổi lên ở Brazil sau khi Cựu Tổng thống bị bắt giữ

“Cơn bão” chính trị nổi lên ở Brazil sau khi Cựu Tổng thống bị bắt giữ

VOV.VN - Ngày 4/3, cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã bị tạm giữ để thẩm vấn về một vụ án tham nhũng lớn tại đất nước này.

Bất chấp sức ép, Tổng thống Brazil khẳng định không từ chức
Bất chấp sức ép, Tổng thống Brazil khẳng định không từ chức

VOV.VN - Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cho biết, bà không có ý định bỏ mặc đất nước trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Bất chấp sức ép, Tổng thống Brazil khẳng định không từ chức

Bất chấp sức ép, Tổng thống Brazil khẳng định không từ chức

VOV.VN - Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cho biết, bà không có ý định bỏ mặc đất nước trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.