Kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc: Thách thức với chủ nghĩa đa phương

VOV.VN - Kỳ đại hội năm nay quy tụ được số lượng nhà lãnh đạo thế giới tham dự đông đảo nhất, cho thấy chủ nghĩa đa phương vẫn đóng vai trò quan trọng.

Ngày 25/9 (theo giờ New York, Mỹ), tại thành phố New York sẽ chính thức khai mạc Kỳ họp thường niên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 73, nhằm thảo luận và giải quyết những vấn đề cấp bách toàn cầu, từ vấn đề hạt nhân Iran, Triền Tiên tới kinh tế thế giới.

Trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ. 

Đây được xem là kỳ đại hội quy tụ được số lượng nhà lãnh đạo thế giới tham dự đông đảo nhất, cho thấy chủ nghĩa đa phương vẫn đóng vai trò quan trọng trong điều phối các mối quan hệ quốc tế.

Năm nay, dự kiến sẽ có hơn 130 nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, Mỹ, cao hơn nhiều so với 114 nhà lãnh đạo hồi năm ngoái. Đây là một con số có ý nghĩa biểu tượng cao, được Liên Hợp Quốc kỳ vọng sẽ là minh chứng rõ nhất cho thấy, chủ nghĩa đa phương không hoàn toàn “bị mất phương hướng”, mà sẽ là động lực để tạo ra những đột phá lớn trong giải quyết các cuộc khủng hoảng lớn hiện nay như Syria, Yemen, Libya hay vấn đề hạt nhân Iran.      

Là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên có phát biểu tại kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục ý tưởng về một thế giới theo cách riêng như ông vẫn đang thúc đẩy kể từ khi lên nắm quyền đầu năm ngoái. Trong khi đó, bài phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng là một trong những phát biểu đáng chú ý trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp Đại Hội đồng. Bởi không giống như Người đứng đầu nước Mỹ, Tổng thống Pháp lại luôn coi “nước Pháp là đại diện cho một chủ nghĩa đa phương mạnh mẽ.”

Một sự kiện đáng chú ý diễn ra trong tuần này, cho thấy quyết tâm thúc đẩy cơ chế đa phương đó là “Hội nghị thượng đỉnh Một hành tinh” lần thứ 2 do Pháp chủ trì nhằm huy động các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức phi chính phủ tăng cường cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Được tổ chức hồi cuối năm ngoái tại thủ đô Paris, Pháp, “Hội nghị thượng đỉnh Một hành tinh” lần thứ nhất là câu trả lời cho quyết định của Tổng thống Donald Trump khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Pháp mới đây, Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian bày tỏ tin tưởng, nỗ lực phục hồi cơ chế đa phương quốc tế sẽ nhận được sự hưởng ứng mạnh của các “cường quốc có thiện chí”, cũng như “các quốc gia gắn bó với cuộc chơi dân chủ, với pháp quyền, với nhu cầu hợp tác quốc tế”.

Trong kỳ họp Đại Hội đồng năm nay, Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh Nelson Mandela vì hòa bình, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Nam Phi. Từ tháng 5 năm ngoái, Nam Phi và Cộng hòa Ireland đã được trao trọng trách đàm phán về một tuyên bố chính trị chung nhằm thúc đẩy sự gắn bó của tổ chức và các quốc gia thành viên với hòa bình, nhân quyền. Một tuyên bố có ý nghĩa biểu tượng cao khi càng ngày càng có nhiều tiếng nói lên tiếng lên án các cuộc tấn công vào chủ nghĩa đa phương.

“Vào thời điểm chủ nghĩa đa phương đang phải hứng chịu các cuộc tấn công từ mọi phía, hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhà lãnh đạo Nelson Mandela như lời kêu gọi rõ ràng nhất về tự do, đoàn kết và hòa bình”, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Moussa Faki nói.

Còn theo ông Manuel Lafont Rapnouil, thuộc Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại, chủ nghĩa đa phương là một công cụ hữu hiệu để điều phối mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề này lại đang trở nên đáng lo ngại, với sự trỗi dậy của cuộc canh trạnh giữa các nước lớn, cũng như việc Mỹ rút khỏi các cơ chế hợp tác quốc tế. Việc từ bỏ các cam kết chính trị (như thỏa thuận hạt nhân Iran hay thỏa thuận khí hậu), từ bỏ các cam kết tài chính (như việc Mỹ ngừng một số khoản đóng góp tài chính cho Liên Hợp Quốc) đang làm phức tạp hơn khả năng của các nước xây dựng một cơ chế hợp tác đa phương.

Tuy nhiên, chuyên gia này một lần nữa nhấn mạnh, chủ nghĩa đa phương cũng từng trải qua các cuộc khủng hoảng, đặc biệt năm 2003-2004, với việc Mỹ đưa quân sang Iraq. Chính vì thế, kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 73 này được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết những vấn đề của chủ nghĩa đa phương, cũng như những vấn đề cấp bách toàn cầu từ hạt nhân Iran, Triều Tiên tới kinh tế thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Canada và Mỹ đàm phán không chính thức về NAFTA tại Liên Hợp Quốc
Canada và Mỹ đàm phán không chính thức về NAFTA tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Thời hạn chót mà chính quyền Mỹ đặt ra cho các cuộc đàm phán lại về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là cuối tháng 9.

Canada và Mỹ đàm phán không chính thức về NAFTA tại Liên Hợp Quốc

Canada và Mỹ đàm phán không chính thức về NAFTA tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Thời hạn chót mà chính quyền Mỹ đặt ra cho các cuộc đàm phán lại về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là cuối tháng 9.

Những điều ít biết về kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Những điều ít biết về kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Khoảng 130 nhà lãnh đạo thế giới tuần này có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc để thảo luận vấn đề toàn cầu, từ giải trừ hạt nhân của Triều Tiên tới kinh tế thế giới.

Những điều ít biết về kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Những điều ít biết về kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Khoảng 130 nhà lãnh đạo thế giới tuần này có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc để thảo luận vấn đề toàn cầu, từ giải trừ hạt nhân của Triều Tiên tới kinh tế thế giới.

Liên Hợp Quốc “thua cuộc” trong cuộc chiến chống nạn đói tại Yemen
Liên Hợp Quốc “thua cuộc” trong cuộc chiến chống nạn đói tại Yemen

VOV.VN - Các cơ quan viện trợ quốc tế đang thua trong cuộc chiến chống nạn đói ở Yemen, nơi được dự báo sẽ có thêm 3,5 triệu người có nguy cơ chết đói.

Liên Hợp Quốc “thua cuộc” trong cuộc chiến chống nạn đói tại Yemen

Liên Hợp Quốc “thua cuộc” trong cuộc chiến chống nạn đói tại Yemen

VOV.VN - Các cơ quan viện trợ quốc tế đang thua trong cuộc chiến chống nạn đói ở Yemen, nơi được dự báo sẽ có thêm 3,5 triệu người có nguy cơ chết đói.

Tổng thống Mỹ sẵn sàng gặp đại diện của Iran tại Liên Hợp Quốc
Tổng thống Mỹ sẵn sàng gặp đại diện của Iran tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Mỹ hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận với Iran về các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Tổng thống Mỹ sẵn sàng gặp đại diện của Iran tại Liên Hợp Quốc

Tổng thống Mỹ sẵn sàng gặp đại diện của Iran tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Mỹ hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận với Iran về các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.