Lào khánh thành đường sắt cao tốc đầu tiên

VOV.VN - Chiều 3/12, tại thủ đô Vientiane, Lào, diễn ra Lễ khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung đầu tiên của nước này. Đây là dự án có ý nghĩa lịch sử, là niềm tự hào, ước mơ của nhân dân các dân tộc Lào.

Tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Vientiane của Lào tới biên giới Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động sau 5 năm triển khai, tuyến đường sắt có tổng chiều dài hơn 400km với tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ USD, được xây dựng theo cơ chế hợp tác công tư (PPP); xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT) và cơ chế hợp tác giữa chính phủ với chính phủ (G to G).

Theo mô hình đầu tư này, chính phủ Lào và Trung Quốc đã nhất trí thành lập công ty liên doanh giữa hai nước với tỷ lệ 30-70%. Phát biểu tại lễ khánh thành bằng hình thức trực truyến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith nhấn mạnh.

Đây là bước đột phá trong lĩnh vực giao thông vận tải của đất nước Lào. Việc đưa đường sắt vào khai thác có ý nghĩa lịch sử, mang tính chiến lược, hiện thực hóa giấc mơ biến Lào từ một nước không có biển thành một quốc gia kết nối ở khu vực, đặc biệt kết nối Lào với các quốc gia láng giềng theo hành lang kinh tế Bắc - Nam; Đông - Tây. Đây là tiền đề quan trọng giúp Lào ra khỏi nhóm các quốc gia kém phát triển, trở thành nước đang phát triển.

Tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung Quốc gồm 33 nhà ga, trong đó 21 ga sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn đầu và 12 ga sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. Dự kiến ban đầu sẽ có 18 chuyến tàu, gồm 4 chuyến chở khách và 14 chuyến hàng hóa, sau đó sẽ mở rộng lên tối đa 39 chuyến/ngày khi tất cả nhà ga đi vào hoạt động.

Hoạt động vận tải hành khách sẽ diễn ra vào buổi sáng, trong khi việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện vào ban đêm. Dự kiến, tuyến đường sắt sẽ cắt giảm chi phí vận tải khoảng 30 - 40% so với đi bằng đường bộ và sẽ rút ngắn thời gian đi từ thủ đô Vientiane, Lào tới biên giới Trung Quốc từ 48 tiếng xuống còn gần 3 tiếng và chỉ mất 1 đêm để tới Côn Minh của Trung Quốc.

Các nhà hoạch định kinh tế Lào đánh giá dự án đường sắt sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Lào, các hoạt động thương mại sẽ trở nên thuận tiện và mạnh mẽ hơn, đồng thời tăng cường sự kết nối và phục hồi kinh tế của Lào thời kỳ hậu đại dịch COVID-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án đường sắt cao tốc Thái Lan-Trung Quốc bị trì hoãn
Dự án đường sắt cao tốc Thái Lan-Trung Quốc bị trì hoãn

VOV.VN - Dự kiến công việc sẽ được triển khai trở lại khi tình hình dịch Covid-19 có dấu hiệu cải thiện.

Dự án đường sắt cao tốc Thái Lan-Trung Quốc bị trì hoãn

Dự án đường sắt cao tốc Thái Lan-Trung Quốc bị trì hoãn

VOV.VN - Dự kiến công việc sẽ được triển khai trở lại khi tình hình dịch Covid-19 có dấu hiệu cải thiện.

Ngành đường sắt của Đức thiệt hại 1,3 tỷ euro vì lũ lụt
Ngành đường sắt của Đức thiệt hại 1,3 tỷ euro vì lũ lụt

VOV.VN - Công ty vận hành đường sắt quốc gia Đức ngày 24/7 ước tính, trận lũ lụt lịch sử xảy ra hồi tuần trước đã gây thiệt hại 1,3 tỷ euro (tương đương 1,5 tỷ USD) cho mạng lưới đường sắt nước này.

Ngành đường sắt của Đức thiệt hại 1,3 tỷ euro vì lũ lụt

Ngành đường sắt của Đức thiệt hại 1,3 tỷ euro vì lũ lụt

VOV.VN - Công ty vận hành đường sắt quốc gia Đức ngày 24/7 ước tính, trận lũ lụt lịch sử xảy ra hồi tuần trước đã gây thiệt hại 1,3 tỷ euro (tương đương 1,5 tỷ USD) cho mạng lưới đường sắt nước này.

Quá tải bệnh nhân Covid-19, Ấn Độ huy động toa xe đường sắt làm nơi chữa trị
Quá tải bệnh nhân Covid-19, Ấn Độ huy động toa xe đường sắt làm nơi chữa trị

VOV.VN - Bộ Đường sắt Ấn Độ cho biết đã huy động thêm các toa xe khách đã hoán cải thành các phòng chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tới 4 bang để hỗ trợ công tác điều trị.

Quá tải bệnh nhân Covid-19, Ấn Độ huy động toa xe đường sắt làm nơi chữa trị

Quá tải bệnh nhân Covid-19, Ấn Độ huy động toa xe đường sắt làm nơi chữa trị

VOV.VN - Bộ Đường sắt Ấn Độ cho biết đã huy động thêm các toa xe khách đã hoán cải thành các phòng chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tới 4 bang để hỗ trợ công tác điều trị.