Lịch trình Tổng thống Mỹ công du Trung Đông

VOV.VN - Hôm nay (13/7), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu chuyến công du Trung Đông dự kiến kéo dài 4 ngày nhằm nỗ lực đưa Israel và Saudi Arabia xích lại gần nhau, đồng thời giải quyết các thách thức về an ninh năng lượng và lương thực.

Hôm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu chuyến thăm chính thức khu vực Trung Đông với sự tháp tùng của Ngoại trưởng Anthony Blinken, trong đó các chặng dừng chân bao gồm Israel, khu vực Bờ Tây và Saudi Arabia. Chính quyền Mỹ cho biết, mục tiêu chuyến công du Trung Đông đầu tiên của ông Biden trên cương vị Tổng thống, là đạt được sự ổn định, giảm chiến tranh và khủng bố tại khu vực, ngoài việc giải quyết vấn đề an ninh năng lượng vào thời điểm cuộc chiến Nga - Ukraine đang tác động mạnh tới thị trường năng lượng toàn cầu.

Tổng thống Joe Biden sẽ dừng chân 2 ngày tại Israel, nơi ông có các cuộc gặp với Thủ tướng, Tổng thống và Lãnh đạo phe đối lập của Israel. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Israel, UAE và Ấn Độ để tập trung vào vấn đề an ninh lương thực.

Sau Israel, Tổng thống Biden sẽ có cuộc gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại Bờ Tây, trước khi lên đường thăm Saudi Arabia, nơi ông sẽ gặp Quốc vương Salman bin Abdulaziz, Thái tử Muhammad bin Salman, và tham gia hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh cùng ba nước là Ai Cập, Jordan và Iraq.

Trong chuyến thăm, Tổng thống Mỹ sẽ nỗ lực để duy trì và củng cố lệnh ngừng bắn mong manh ở Yemen, đồng thời làm sâu sắc hơn sự hội nhập của Israel trong khu vực, cung cấp hỗ trợ vật chất cho người dân Palestine và bảo vệ tầm nhìn về giải pháp hai nhà nước.

Ông Biden cũng sẽ tham vấn và phối hợp với các đồng minh về mối đe dọa nhiều mặt do Iran gây ra, trong đó có chương trình hạt nhân; đồng thời thuyết phục các đồng minh vùng Vịnh tăng sản lượng khai thác dầu để ổn định thị trường năng lượng thế giới.

Trước đó, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Jake Sullivan đã nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn chuyến công du Trung Đông của Tổng thống Mỹ, nhằm nâng cao vai trò của Mỹ trong một khu vực có tầm quan trọng chiến lược, và nỗ lực xây dựng một khu vực hòa bình và ổn định hơn, có lợi cho an ninh quốc gia và lợi ích của Mỹ trong nhiều năm tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ kỳ vọng gì ở “Trung Đông mới” khi ông Biden thăm Israel, Saudi Arabia?
Mỹ kỳ vọng gì ở “Trung Đông mới” khi ông Biden thăm Israel, Saudi Arabia?

VOV.VN - Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden tới Israel và Saudi Arabia mang nhiều thông điệp và kỳ vọng về một “Trung Đông mới”.

Mỹ kỳ vọng gì ở “Trung Đông mới” khi ông Biden thăm Israel, Saudi Arabia?

Mỹ kỳ vọng gì ở “Trung Đông mới” khi ông Biden thăm Israel, Saudi Arabia?

VOV.VN - Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden tới Israel và Saudi Arabia mang nhiều thông điệp và kỳ vọng về một “Trung Đông mới”.

Vì sao Mỹ không có sự ủng hộ của Trung Đông trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
Vì sao Mỹ không có sự ủng hộ của Trung Đông trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

VOV.VN - Sự “im hơi lặng tiếng” của nhiều nước Trung Đông giống như “gáo nước lạnh” dội vào các nỗ lực của Mỹ nhằm vận động đồng minh và đối tác ủng hộ cho Ukraine.

Vì sao Mỹ không có sự ủng hộ của Trung Đông trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

Vì sao Mỹ không có sự ủng hộ của Trung Đông trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

VOV.VN - Sự “im hơi lặng tiếng” của nhiều nước Trung Đông giống như “gáo nước lạnh” dội vào các nỗ lực của Mỹ nhằm vận động đồng minh và đối tác ủng hộ cho Ukraine.

Liệu Israel còn trông cậy vào Mỹ để bảo vệ an ninh của mình giữa Trung Đông?
Liệu Israel còn trông cậy vào Mỹ để bảo vệ an ninh của mình giữa Trung Đông?

VOV.VN - Khi Mỹ - đồng minh số 1 của Israel, giảm dần sự hiện diện ở Trung Đông, nhà nước Do Thái có thể phải tìm kiếm các dàn xếp an ninh mới và các đồng minh mới nhằm bảo đảm sự sinh tồn và các lợi ích quốc gia của mình.

Liệu Israel còn trông cậy vào Mỹ để bảo vệ an ninh của mình giữa Trung Đông?

Liệu Israel còn trông cậy vào Mỹ để bảo vệ an ninh của mình giữa Trung Đông?

VOV.VN - Khi Mỹ - đồng minh số 1 của Israel, giảm dần sự hiện diện ở Trung Đông, nhà nước Do Thái có thể phải tìm kiếm các dàn xếp an ninh mới và các đồng minh mới nhằm bảo đảm sự sinh tồn và các lợi ích quốc gia của mình.