Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến tranh hạt nhân sau khi INF bị xóa sổ

VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 1/8 bày tỏ lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ông cảnh báo thế giới sẽ mất đi “một chiếc phanh vô giá” nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân sau khi Nga và Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào ngày 1/8.

(Ảnh minh họa, của War on the Rocks)

Phát biểu với báo chí tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, người đứng đầu thể chế đa phương lớn nhất thế giới nhấn mạnh, dù với bất kỳ kịch bản nào, các bên cũng cần tránh những bước đi gây mất ổn định và khẩn trương tìm kiếm thỏa thuận về một con đường chung mới nhằm kiểm soát vũ khí quốc tế.

Ông Guterres nói: “Tôi lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt giúp ổn định châu Âu và chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Mối đe dọa do các tên lửa đạn đạo đặt ra không hề giảm, mà thậm chí còn gia tăng. Tôi kêu gọi mạnh mẽ Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START) mới nhằm mang lại sự ổn định và tạo thời gian đàm phán về các biện pháp kiểm soát vũ khí trong tương lai”.

INF và START là hai thỏa thuận quan trọng giữa Mỹ và Nga về kiểm soát vũ khí. Mỹ chính thức rút khỏi INF vào ngày 1/8 (theo giờ Mỹ). Quyết định sẽ chỉ được thu hồi nếu Nga hủy bỏ tên lửa tầm trung mới Novator 9M729, mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho là vi phạm các điều khoản của Hiệp ước. Tuy nhiên, khả năng này khó có thể xảy ra, bởi Chính phủ Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Mỹ và NATO, khẳng định tên lửa này được phát triển phù hợp với các nghĩa vụ của Nga được nêu trong văn kiện.

Cùng ngày, tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Mass hối thúc Nga và Mỹ bảo vệ những gì còn lại của khuôn khổ quốc tế về kiểm soát vũ khí. Theo ông, với sự kết thúc của INF, châu Âu mất đi một phần sự đảm bảo đối với an ninh của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau
Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

VOV.VN - Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan làm dấy lên quan ngại về chiến tranh hạt nhân. Bài học Chiến tranh Lạnh cho thấy, điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

VOV.VN - Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan làm dấy lên quan ngại về chiến tranh hạt nhân. Bài học Chiến tranh Lạnh cho thấy, điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

Vì sao Triều Tiên không mạo hiểm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ?
Vì sao Triều Tiên không mạo hiểm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ?

VOV.VN - Triều Tiên không dễ dàng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn hoặc thậm chí giới hạn chương trình hạt nhân của nước này.

Vì sao Triều Tiên không mạo hiểm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ?

Vì sao Triều Tiên không mạo hiểm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ?

VOV.VN - Triều Tiên không dễ dàng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn hoặc thậm chí giới hạn chương trình hạt nhân của nước này.

Chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên vẫn có thể, đối thoại là cần thiết
Chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên vẫn có thể, đối thoại là cần thiết

VOV.VN - Việc Tổng thống Trump bước qua lằn ranh ở khu DMZ mới chỉ giảm nhẹ chứ chưa loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân tàn khốc giữa Mỹ và Triều Tiên.

Chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên vẫn có thể, đối thoại là cần thiết

Chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên vẫn có thể, đối thoại là cần thiết

VOV.VN - Việc Tổng thống Trump bước qua lằn ranh ở khu DMZ mới chỉ giảm nhẹ chứ chưa loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân tàn khốc giữa Mỹ và Triều Tiên.

Trung Quốc và Liên Xô từng suýt bước vào chiến tranh hạt nhân
Trung Quốc và Liên Xô từng suýt bước vào chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Chúng ta đã nghe tới những lần Mỹ và Liên Xô suýt bị kéo vào chiến tranh hạt nhân với nhau. Giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng từng có nguy cơ đó.

Trung Quốc và Liên Xô từng suýt bước vào chiến tranh hạt nhân

Trung Quốc và Liên Xô từng suýt bước vào chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Chúng ta đã nghe tới những lần Mỹ và Liên Xô suýt bị kéo vào chiến tranh hạt nhân với nhau. Giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng từng có nguy cơ đó.

Nước Anh từng lo sợ bị tấn công hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh
Nước Anh từng lo sợ bị tấn công hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Chính quyền Anh đã chuẩn bị 1 kịch bản đầy thảm khốc khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào thời kỳ đối đầu giữa phe tư bản và phe XHCN năm 1981.

Nước Anh từng lo sợ bị tấn công hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh

Nước Anh từng lo sợ bị tấn công hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Chính quyền Anh đã chuẩn bị 1 kịch bản đầy thảm khốc khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào thời kỳ đối đầu giữa phe tư bản và phe XHCN năm 1981.

Triều Tiên và Hàn Quốc nếu thống nhất, vũ khí hạt nhân sẽ đi đâu?
Triều Tiên và Hàn Quốc nếu thống nhất, vũ khí hạt nhân sẽ đi đâu?

VOV.VN - Khả năng Triều Tiên và Hàn Quốc thống nhất tuy khó nhưng không phải là không thể. Khi ấy kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ được giải quyết ra sao?

Triều Tiên và Hàn Quốc nếu thống nhất, vũ khí hạt nhân sẽ đi đâu?

Triều Tiên và Hàn Quốc nếu thống nhất, vũ khí hạt nhân sẽ đi đâu?

VOV.VN - Khả năng Triều Tiên và Hàn Quốc thống nhất tuy khó nhưng không phải là không thể. Khi ấy kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ được giải quyết ra sao?