Lý do sâu xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ không ngại thách thức Nga ở Nagorno-Karabakh

VOV.VN - Sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh xuất phát từ cuộc cạnh tranh khí đốt với Nga.

Nguyên nhân sâu xa

Một cố vấn cấp cao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhận định rằng: "Nga không phải đồng minh nhưng cũng không phải kẻ thù. Dù vậy, chúng tôi không thể đàm phán nếu chúng tôi quá phụ thuộc vào họ, đặc biệt khi chạm đến vấn đề năng lượng".

"Chúng tôi có những lợi ích quan trọng cần bảo vệ, cũng giống như bất kỳ nước lớn nào khác", cố vấn này cho hay.

Tại khu vực Nam Kavkaz, ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ là 2 đường ống dẫn khí, trong đó có 1 đường ống dự kiến sẽ vận chuyển khí tự nhiên từ Azerbaijan tới các quốc gia châu Âu chỉ trong vòng một vài tuần.

Cơ sở hạ tầng quan trọng này nằm ở khu vực Nagorno-Karabakh đang xảy ra tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia trong khi một đường ống khác nằm dọc tỉnh Tavush của Armenia.

Tháng trước, xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đã leo thang chưa từng có với những giao tranh dữ dội ở khu vực này. Cố vấn cấp cao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không phủ nhận việc đưa lính đánh thuê từ Syria tới để hỗ trợ Azerbaijan, đồng thời nhận định: "Chúng tôi không thể rời mắt khỏi những gì đang diễn ra với những đường ống của chúng tôi ở Kavkaz, đặc biệt là khu vực Tavush, nơi xảy ra một vài cuộc giao tranh trong năm qua”.

Theo lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ, thời gian kéo dài cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh với châu Âu về việc chia sẻ các lợi ích an ninh và tài chính ở Nam Caucasus (Nam Kavkaz).

Ngày 6/10, cố vấn Tổng thống Azerbaijan Hikmet Hajiyev cho biết cuộc pháo kích của Armenia diễn ra chỉ cách đoạn đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC) 10 mét.

Được coi là đường ống dẫn dầu trực tiếp đầu tiên giữa Biển Caspia bao quanh là đất liền và Địa Trung Hải, đường ống BTC có khả năng xuất khẩu 1 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Đa số thị phần (30,1%) là do công ty năng lượng Anh BP sở hữu, trong khi các công ty dầu khí nhà nước của Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đồng sở hữu hơn 31,5%. Một số công ty châu Âu cũng nắm thị phần ở đây.

Chạy song song là Đường ống Nam Kavkaz do BP vận hành, có khả năng vận chuyển 25 triệu mét khối khí tự nhiên mỗi năm từ mỏ Shah Deniz của Azerbaijan ở khu vực Biển Caspia tới các khách hàng ở Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Việc hoàn thành Đường ống xuyên biển Adriatic (TAP) sẽ giúp vận chuyển khí tự nhiên từ mỏ dầu khổng lồ Shah Deniz II ở Azerbaijan tới châu Âu. Đường ống dài 878 km này cũng kết nối với Đường ống xuyên Anatolia (TANAP) ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp tại Kipoi, đi qua Hy Lạp, Albania và Biển Adriatic trước khi đến miền nam Italy.

Là một phần quan trọng trong Hành lang khí đốt phương Nam, TAP có ý nghĩa quan trọng cả về mặt chiến lược và kinh tế với châu Âu khi cung cấp một lộ trình đáng tin nhằm tiếp cận với nguồn khí tự nhiên mới.

Công ty BP của Anh khẳng định: "Việc hoàn thiện TAP sẽ giúp cho Shah Deniz hoàn thiện những bước cuối cùng được yêu cầu để bắt đầu việc cung cấp khí đốt kéo dài 25 năm từ Azerbaijan tới các khách hàng ở Italy, Hy Lạp và Bulgaria theo kế hoạch vào cuối năm 2020".

Không ngại “châm dầu vào lửa”

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã nhận định với người đứng đầu Hội đồng châu Âu trong một cuộc điện đàm rằng Armenia đang khiến kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung khí đốt nhằm tránh phụ thuộc vào Nga trở nên bấp bênh hơn.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với Nga trong các đường ống dẫn khí Turkstream 1 và 2 để vận chuyển khí đốt của Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu, nhưng các dự án này chỉ đem đến rất ít lợi nhuận và còn phải chịu tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Điều này ngày càng thúc đẩy đồng minh Azerbaijan của Thổ Nhĩ Kỳ đặt cược vào cuộc cạnh tranh với Nga ở thị trường châu Âu.

Ngày 14/10, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cũng đưa ra nhận định tương tự với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, cáo buộc "Armenia đang cố gắng tấn công và kiểm soát các đường ống của chúng tôi".

Giữa lúc nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lao đao vì cuộc khủng hoảng tiền tệ ngày càng tồi tệ, các nhà hoạch định chính sách ở quốc gia này bày tỏ sự ngạc nhiên khi các đồng minh châu Âu không đứng về phía Ankara ở Kavkaz.

Enes Bayraklı, giám đốc nghiên cứu về châu Âu tại SETA, tổ chức nghiên cứu lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập đầu những năm 2000 do cố vấn trưởng của ông Erdogan là Ibrahim Kalm khởi xướng cho rằng, Ankara mới là đồng minh thực sự của châu Âu và ông không hiểu vì sao Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủng hộ cho Armenia.

"Thổ Nhĩ Kỳ mới là một đồng minh thực sự. Chúng tôi không hiểu hành động của Pháp đối với vấn đề Armenia. Việc này thậm chí không phải xuất phát từ bất kỳ lợi ích chiến lược nào. Armenia không nằm trong khu vực ảnh hưởng của châu Âu", ông Bayraklı đánh giá.

Chuyên gia này cũng cho rằng: "Châu Âu cần Thổ Nhĩ Kỳ hơn Thổ Nhĩ Kỳ cần châu Âu", đồng thời dẫn ra chính sách nhập cư và chống khủng bố nằm trong một loạt lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa 2 bên.

Trên thực tế, với những lợi ích chiến lược không thể từ bỏ, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nước này không ngại “châm dầu vào lửa” để đạt được mục đích cuối cùng.

"Cuộc chiến ở khu vực Nagorno-Karabakh là một phần trong những cuộc thảo luận về khủng hoảng ở Đông Địa Trung Hải, Libya, Syria và thậm chí là việc sáp nhập châu Âu", Soli Ozel - một giáo sư về quan hệ quốc tế tại think tank Institut Montaigne đánh giá.

Theo chuyên gia này, với Thổ Nhĩ Kỳ, "hoặc là giải quyết tất cả các vấn đề, hoặc là không vấn đề gì được giải quyết"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ám ảnh cảnh Azerbaijan dùng UAV  tấn công các vị trí của Armenia ở Karabakh
Ám ảnh cảnh Azerbaijan dùng UAV tấn công các vị trí của Armenia ở Karabakh

VOV.VN - Trong trận chiến Karabakh mới đây, Azerbaijan đã huy động lượng lớn UAV để tấn công các vị trí quân sự của Armenia ở Nagorno-Karabakh.

Ám ảnh cảnh Azerbaijan dùng UAV  tấn công các vị trí của Armenia ở Karabakh

Ám ảnh cảnh Azerbaijan dùng UAV tấn công các vị trí của Armenia ở Karabakh

VOV.VN - Trong trận chiến Karabakh mới đây, Azerbaijan đã huy động lượng lớn UAV để tấn công các vị trí quân sự của Armenia ở Nagorno-Karabakh.

Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi nhiều điểm quan sát ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi nhiều điểm quan sát ở Syria

VOV.VN - Ngày 20/10, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu rút khỏi nhiều điểm quan sát ở tây bắc Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi nhiều điểm quan sát ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi nhiều điểm quan sát ở Syria

VOV.VN - Ngày 20/10, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu rút khỏi nhiều điểm quan sát ở tây bắc Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga, Mỹ, Pháp đang cung cấp vũ khí cho Armenia
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga, Mỹ, Pháp đang cung cấp vũ khí cho Armenia

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định các quốc gia Nga, Mỹ và Pháp đã cung cấp vũ khí chiến đấu và các máy bay quân sự hỗ trợ Armenia trong các cuộc giao tranh với Azerbaijan.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga, Mỹ, Pháp đang cung cấp vũ khí cho Armenia

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga, Mỹ, Pháp đang cung cấp vũ khí cho Armenia

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định các quốc gia Nga, Mỹ và Pháp đã cung cấp vũ khí chiến đấu và các máy bay quân sự hỗ trợ Armenia trong các cuộc giao tranh với Azerbaijan.