Mặt tối của cuộc tấn công hóa học ở thành phố Douma Syria

VOV.VN - Hiện sự chú ý của cộng đồng thế giới đang hướng đến Phiên họp thứ 25 của Hội nghị các quốc gia thành viên của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học tại La Hay (Hà Lan), bắt nguồn từ dự thảo nghị quyết do Pháp khởi xướng về cáo buộc Syria không tuân thủ Công ước Vũ khí Hóa học.

Tài liệu này đưa ra các biện pháp cưỡng chế đối với việc hạn chế các quyền của người Syria trong Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons - OPCW). Cụ thể, Paris đề nghị tước quyền của Damascus tham gia bỏ phiếu tại các phiên họp sau của Tổ chức, quyền được bầu chọn trong cơ cấu tổ chức, và không tổ chức bất kỳ sự kiện nào của OPCW trên lãnh thổ Syria. Trên thực tế, việc đó sẽ biến Cộng hòa Arab Syria thành một ngoại lệ tại OPCW.

Tuy nhiên, sự tham gia của chính quyền Syria trong việc sử dụng các chất độc vẫn chưa được chứng minh; phần lớn các lập luận dựa trên các hồ sơ và tuyên bố bịa đặt của những người quan tâm đến tội ác chiến tranh của chính phủ Syria, đặc biệt là ở thành phố Douma vào năm 2018. Đến nay, chính thức xuất hiện các tình tiết mới nói lên bản chất của sự việc và thiếu cơ sở rõ ràng để chống lại Damascus.

Theo nhân chứng của các sự kiện ở thành phố Douma (tháng 4/2018) có tên Bashar Hassan Dawoud, vào thời điểm ghi lại đoạn phim tư liệu, có thể quan sát thấy những kẻ khiêu khích trong và ngoài bệnh viện đưa ra thông tin sai lệch về việc sử dụng vũ khí hóa học. Lúc đó Dawoud, người được đào tạo về y tế, đã nhận thấy sai sót lẫn hành động của nhân viên y tế và không có phương tiện bảo vệ cá nhân trên người.

Có thể mọi người đều nhớ đến cảnh quay mà ống xịt hen suyễn được dùng điều trị cho đứa trẻ bị “tổn thương” do hậu quả của cái gọi là tấn công hóa học. Và vì vậy, theo nhân viên y tế Syria Dawoud, “phương pháp điều trị” được thể hiện trong video cũng sai, vì trong trường hợp nhiễm độc thực sự, đơn giản là nước thường và thuốc hít hen suyễn như được nhìn thấy trên video không thể mang lại bất kỳ tác dụng nào.

Cần lưu ý, các chiến binh cũng muốn nhân viên y tế của họ có những màn biểu diễn được dàn dựng như vậy. Khaled al-Dabas, người bị buộc phải làm việc tại bệnh viện al-Kahf bị bắt bởi một trong các nhóm vũ trang đã kể về điều đó. Thông tin này cũng được xác nhận bởi Bác sĩ Mohammad al-Hanash. Về phần mình, Al-Hanash nói rằng, những người trong video, những người rót nước tinh khiết cho nhau và sử dụng bình xịt trị hen suyễn cho trẻ em, không phải là nhân viên của bệnh viện.

Một thực tế quan trọng nữa, trong quá trình điều tra cáo buộc vụ tấn công hóa học ở thành phố Douma vào ngày 7/4/2018 là phát hiện ra những vi phạm rõ ràng trong việc chuẩn bị và đánh giá cơ sở chứng cứ về tội ác của quân đội Syria bởi một số nhân viên của OPCW. Họ lưu ý thấy, một số quan chức của Tổ chức, những người điều hành cuộc điều tra này, đã bác bỏ hoặc cố từ chối các kết quả khách quan, công bố các kết luận vô căn cứ và có lẽ đã nhận được hướng dẫn về việc tiến hành kiểm tra từ bên ngoài.

Cựu Tổng Giám đốc OPCW José Bustani, người đã kêu gọi lãnh đạo của Tổ chức đảm bảo tính minh bạch hơn của cuộc điều tra, cũng đưa ra kết luận tương tự. Tuy nhiên, do sự kết hợp “tình cờ” của các hoàn cảnh, ông đã bị gạt khỏi việc theo dõi vụ việc, theo hồ sơ của Syria. Được biết, ngày 21/4/2021, với 87 phiếu thuận, 15 phiếu chống và 34 phiếu trắng, các nước thành viên của OPCW đã thông qua dự thảo nghị quyết (được 46 quốc gia đệ trình, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp) tước bỏ các quyền của Syria tại tổ chức này. Trong số các nước bỏ phiếu chống lại Nghị quyết bao gồm Syria, Nga, Trung Quốc và Iran.

Theo báo cáo của OPCW được công bố năm ngoái, Chính phủ Syria bị cáo buộc sử dụng khí độc sarin và clo trong ba cuộc tấn công nhằm vào một thị trấn tại tỉnh Hama do phe đối lập kiểm soát hồi tháng 3/2017, vi phạm Hiệp ước vũ khí hóa học (Convention of Chemical Weapons - CWC). Áp lực đối với Syria tiếp tục gia tăng vào tuần trước, khi tổ chức này công bố báo cáo thứ hai cáo buộc Damascus sử dụng khí clo vào năm 2018 trong một cuộc tấn công vào thị trấn Saraqib, cách thành phố Aleppo 50 km về phía nam. Chính phủ Syria luôn phủ nhận các cáo buộc liên quan đến các cuộc tấn công hóa học.

Có vẻ như Hội nghị lần thứ 25 của OPCW mang tính chất chính trị hóa. Trên thực tế, các quyết định về tư cách thành viên của Syria trong OPCW đã được đưa ra bởi các giới chính trị gồm một số quốc gia thành viên của Tổ chức. Nếu cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục phớt lờ vấn đề này, thì sự tồn tại của các tổ chức tương tự sẽ không có ý nghĩa. Nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình không chỉ ở Trung Đông, mà còn trên toàn thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam chủ trì cuộc họp định kỳ của Hội đồng Bảo an về vũ khí hoá học tại Syria
Việt Nam chủ trì cuộc họp định kỳ của Hội đồng Bảo an về vũ khí hoá học tại Syria

VOV.VN - Với vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) tháng 4/2021, Việt Nam đã chủ trì cuộc họp định kỳ của HĐBA để trao đổi và nghe báo cáo về vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.

Việt Nam chủ trì cuộc họp định kỳ của Hội đồng Bảo an về vũ khí hoá học tại Syria

Việt Nam chủ trì cuộc họp định kỳ của Hội đồng Bảo an về vũ khí hoá học tại Syria

VOV.VN - Với vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) tháng 4/2021, Việt Nam đã chủ trì cuộc họp định kỳ của HĐBA để trao đổi và nghe báo cáo về vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.

Tổ chức cấm vũ khí hóa học lên án sử dụng chất độc thần kinh ở Syria
Tổ chức cấm vũ khí hóa học lên án sử dụng chất độc thần kinh ở Syria

VOV.VN - Nghị quyết được thông qua sau khi nhận được sự ủng hộ của 29 trên tổng số 41 quốc gia thành viên trong Hội đồng chấp hành của OPCW.

Tổ chức cấm vũ khí hóa học lên án sử dụng chất độc thần kinh ở Syria

Tổ chức cấm vũ khí hóa học lên án sử dụng chất độc thần kinh ở Syria

VOV.VN - Nghị quyết được thông qua sau khi nhận được sự ủng hộ của 29 trên tổng số 41 quốc gia thành viên trong Hội đồng chấp hành của OPCW.

Syria mất quyền biểu quyết tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học
Syria mất quyền biểu quyết tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học

VOV.VN - Các quốc gia thành viên của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) ngày 21/04 tước bỏ quyền biểu quyết của Syria sau khi có những báo cáo cho rằng chính quyền Syria đã sử dụng khí độc hóa học trong cuộc nội chiến. 

Syria mất quyền biểu quyết tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học

Syria mất quyền biểu quyết tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học

VOV.VN - Các quốc gia thành viên của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) ngày 21/04 tước bỏ quyền biểu quyết của Syria sau khi có những báo cáo cho rằng chính quyền Syria đã sử dụng khí độc hóa học trong cuộc nội chiến. 

Mỹ tố Nga giúp Syria che giấu việc sử dụng vũ khí hóa học
Mỹ tố Nga giúp Syria che giấu việc sử dụng vũ khí hóa học

VOV.VN - Ông Kenneth Ward cho rằng, Nga và Syria đang tìm cách che đậy việc sử dụng vũ khí hóa học bằng cách phá hoại công việc của OPCW.

Mỹ tố Nga giúp Syria che giấu việc sử dụng vũ khí hóa học

Mỹ tố Nga giúp Syria che giấu việc sử dụng vũ khí hóa học

VOV.VN - Ông Kenneth Ward cho rằng, Nga và Syria đang tìm cách che đậy việc sử dụng vũ khí hóa học bằng cách phá hoại công việc của OPCW.

Mỹ tố Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hồi tháng 5
Mỹ tố Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hồi tháng 5

VOV.VN - Tại Liên Hợp Quốc, Mỹ cho rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công vào tháng 5 vừa qua.

Mỹ tố Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hồi tháng 5

Mỹ tố Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hồi tháng 5

VOV.VN - Tại Liên Hợp Quốc, Mỹ cho rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công vào tháng 5 vừa qua.

Chính phủ Syria bác bỏ cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học
Chính phủ Syria bác bỏ cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Syria bác bỏ cáo buộc cho rằng, quân đội chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Kabani.

Chính phủ Syria bác bỏ cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học

Chính phủ Syria bác bỏ cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Syria bác bỏ cáo buộc cho rằng, quân đội chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Kabani.