Mở rộng chiến dịch ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sa lầy vào cuộc chiến mới

VOV.VN - Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có bị “sa lầy” vào một cuộc chiến mới tại quốc gia Trung Đông 7 năm chìm trong xung đột này?

Chiến dịch quân sự mang tên “Nhành Ô liu” của Thổ Nhĩ Kỳ đã mở ra một mặt trận mới trong cuộc nội chiến đa bên tại Syria. Ngày 23/1, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ mở rộng chiến dịch quân sự này ra bên ngoài khu vực Afrin và sẽ chỉ kết thúc chiến dịch cho đến khi hàng triệu người tị nạn Syria ở nước này có thể hồi hương an toàn.

Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ mở rộng chiến dịch quân sự "Nhành Ô liu" tại Syria. Ảnh: Aljazeera

Bất chấp mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ gần đây tại Syria, Ngoại trưởng nước này Mevlut Cavusoglu hôm qua thông báo, Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc mở rộng chiến dịch “Nhành Ô liu” sang các khu vực tập trung lực lượng người Kurd sinh sống, bên ngoài Afrin. Cụ thể là tại thị trấn Mabis, miền Bắc Syria và khu vực phía Đông sông Euphrates.

Phát biểu trong chuyến thăm tới Pháp, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, lực lượng Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), Syria đã tấn công Thổ Nhĩ Kỳ từ các khu vực nói trên. Theo ông Cavusoglu, mục đích của chiến dịch “Nhành Ô liu” là nhằm loại bỏ tất cả các mối đe dọa an ninh nhằm vào nước này và không cần sự đồng thuận của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Mỹ.

Thông báo trên được đưa ra sau khi các đại diện của Liên Hợp Quốc, Mỹ, Nga hay Pháp trước đó cùng ngày lên tiếng quan ngại về “hệ lụy” mà chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra như: châm ngòi cho một cuộc xung đột mới tại khu vực, đem lại cơ hội hồi sinh cho các tổ chức khủng bố như al-Qaeda và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert đã kêu gọi quốc gia đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này không nên làm gia tăng các căng thẳng tại khu vực.

Bà Nauert cho biết, Mỹ quan ngại những diễn biến gần đây tại miền Bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đang là một đồng minh quan trọng của NATO. Và NATO hoàn toàn hiểu được mối quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ về các tổ chức khủng bố khác nhau. Mỹ hiểu những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về Đảng Công nhân người Kurd.

“Chúng tôi sẽ xúc tiến các cuộc đối thoại với nước này nhằm giải quyết những mối lo ngại trên. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng Thổ Nhĩ Kỳ có thể hành động kiềm chế nhằm giảm căng thẳng và mang lại sự ổn định cho khu vực”, bà Nauert nói.

Dự kiến, trong ngày 24/1, theo giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng sẽ có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về chiến dịch quân sự này. Tuy nhiên, ít có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dừng ngay các chiến dịch quân sự của mình chỉ bằng một cuộc điện đàm với người đứng đầu nước Mỹ.

Bởi trước đó, các cuộc điện đàm giữa ông Erdogan với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga Vladimir Putin về chiến dịch này ngày hôm 23/1 cũng đã không mang lại bất kỳ “đột phá” nào.

Thậm chí, trước các cuộc điện đàm này, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn tuyên bố, nước này sẽ chỉ kết thúc chiến dịch “Nhành Ô liu” khi 3,5 triệu người tị nạn Syria tại nước này có thể hồi hương một cách an toàn. Đây được xem là điều kiện đầu tiên mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra để chấm dứt chiến dịch.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm đó vẫn còn rất “xa vời” khi mà chính chiến dịch “Nhành Ô liu” cũng đang khiến hàng nghìn người Syria bị mất nhà cửa. Theo số liệu thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, chỉ 3 ngày đầu của chiến dịch quân sự này, khoảng 5.000 người người Syria đã  rơi vào cảnh mất nhà cửa, nhiều người trong số đó đã không thể bỏ chạy. 

Về phía người Kurd tại Syria, lực lượng này hôm qua chính thức đưa ra lời kêu gọi người dân chống lại sự “xâm chiếm” của Thổ Nhĩ Kỳ với khẩu hiệu “mọi người dân hãy cầm súng”. Do đó, một cuộc chiến “đẫm máu” và “dai dẳng” là hoàn toàn có thể xảy ra và điều này sẽ khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị “sa lầy” vào chiến trường bất ổn nhất khu vực trong suốt 7 năm qua.

Dẫu vậy, tia hi vọng về việc “chấm dứt chiến dịch quân sự” của Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn còn, khi mà các cường quốc (trong đó có Mỹ) vẫn đang cố gắng tìm kiếm cơ hội đối thoại với Ankara.

Trong khi đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng thừa nhận sẽ không để quân đội nước này phải đối đầu với bất cứ lực lượng tham chiến nào tại Syria, bao gồm Nga, Mỹ và chính phủ Syria, song ngoại trừ các lực lượng khủng bố./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết mâu thuẫn an ninh trên chiến trường Syria
Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết mâu thuẫn an ninh trên chiến trường Syria

VOV.VN - Mỹ công nhận những “quan ngại hợp pháp” về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ và quyền được phòng vệ của nước này khỏi các thành phần khủng bố.

Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết mâu thuẫn an ninh trên chiến trường Syria

Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết mâu thuẫn an ninh trên chiến trường Syria

VOV.VN - Mỹ công nhận những “quan ngại hợp pháp” về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ và quyền được phòng vệ của nước này khỏi các thành phần khủng bố.

Hội đồng Bảo an LHQ lúng túng trước chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
Hội đồng Bảo an LHQ lúng túng trước chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

VOV.VN -Giới phân tích cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở thêm một mặt trận mới trong cuộc chiến tranh tại Syria.

Hội đồng Bảo an LHQ lúng túng trước chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Hội đồng Bảo an LHQ lúng túng trước chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

VOV.VN -Giới phân tích cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở thêm một mặt trận mới trong cuộc chiến tranh tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ trước nguy cơ bùng phát nội chiến do tấn công Afrin?
Thổ Nhĩ Kỳ trước nguy cơ bùng phát nội chiến do tấn công Afrin?

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin kéo theo những nguy cơ bất ổn về chính trị và kinh tế trong lòng quốc gia này. 

Thổ Nhĩ Kỳ trước nguy cơ bùng phát nội chiến do tấn công Afrin?

Thổ Nhĩ Kỳ trước nguy cơ bùng phát nội chiến do tấn công Afrin?

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin kéo theo những nguy cơ bất ổn về chính trị và kinh tế trong lòng quốc gia này. 

Ảnh: Thổ Nhĩ Kỳ tan hoang vì các đòn tấn công xuyên biên giới từ Syria
Ảnh: Thổ Nhĩ Kỳ tan hoang vì các đòn tấn công xuyên biên giới từ Syria

VOV.VN - Tên lửa (rocket) đã phóng dồn dập vào 2 thành phố vùng biên của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần qua, làm tan hoang nhiều nơi ở 2 địa phương này.

Ảnh: Thổ Nhĩ Kỳ tan hoang vì các đòn tấn công xuyên biên giới từ Syria

Ảnh: Thổ Nhĩ Kỳ tan hoang vì các đòn tấn công xuyên biên giới từ Syria

VOV.VN - Tên lửa (rocket) đã phóng dồn dập vào 2 thành phố vùng biên của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần qua, làm tan hoang nhiều nơi ở 2 địa phương này.

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga
Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

VOV.VN - Trước Thổ Nhĩ Kỳ, mới chỉ có Hy Lạp là thành viên duy nhất của NATO đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

VOV.VN - Trước Thổ Nhĩ Kỳ, mới chỉ có Hy Lạp là thành viên duy nhất của NATO đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nga.