Mong đợi gì từ chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo châu Á tới Ukraine và Nga?

VOV.VN - Với tư cách Chủ tịch G20, sứ mệnh “kiến tạo hòa bình” của Tổng thống Joko Widodo được nhận định là khá thách thức, nhưng cũng cho thấy sự chủ động của Indonesia trong nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế lớn.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2 vừa qua, Tổng thống Indonesia Joko Widodo là nhà lãnh đạo châu Á đầu tiên đến thăm hai nước để thúc đẩy giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Với tư cách Chủ tịch G20, sứ mệnh “kiến tạo hòa bình” của Tổng thống Joko Widodo được nhận định là khá thách thức, nhưng cũng cho thấy sự chủ động của Indonesia trong nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế lớn.

Thúc đẩy hòa bình và giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực

Cuộc chiến Ukraine-Nga kéo theo những vấn đề thiếu nguồn cung thực phẩm cũng như năng lượng, tác động đến các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển. Với tư cách Chủ tịch G20, Tổng thống Indonesia cho rằng cuộc chiến Nga-Ukraine dừng lại mới có thể tập trung vào vấn đề kinh tế và ổn định cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Do đó trọng tâm trong chuyến thăm lần này là thúc đẩy giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Nga-Ukraine, bao gồm kêu gọi ngừng bắn, đối thoại cũng như tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực toàn cầu.

Tôi sẽ thăm Ukraine và có cuộc gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy. Nhiệm vụ của tôi đó là đề nghị Tổng thống Zelenskiy mở cánh cửa đối thoại, xây dựng hòa bình vì chiến tranh phải chấm dứt và chuỗi lương thực toàn cầu cần được nối lại đầy đủ. Với sứ mệnh tương tự, tôi cũng sẽ đề nghị Tổng thống Nga mở cánh cửa đối thoại, ngừng bắn ngay lập tức và chấm dứt cuộc chiến"

Tổng thống Indonesia khả năng cũng sẽ thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin tạo điều kiện thuận lợi cho một hành lang ngũ cốc từ Ukraine, mở cửa xuất khẩu lương thực và phân bón từ Nga để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay.

Sứ mệnh liệu có thành công?

Giống như hầu hết các nền kinh tế đang nổi lên khác, Indonesia cố gắng duy trì quan điểm trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine, kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Là nước Chủ tịch G20, Indonesia cũng phải đối mặt với sức ép lớn từ các quốc gia phương Tây, tẩy chay quốc gia thành viên Nga ra khỏi Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali vào cuối tháng 11 tới. Thậm chí tại cuộc gặp thượng đỉnh G7 và các đối tác đang diễn ra, nước chủ nhà - Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết đang cân nhắc liệu có tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối năm nay hay không, nếu có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Cho đến nay Jakrata vẫn từ chối sức ép này, mời nhà lãnh đạo Nga tham dự nhưng cũng đề nghị Tổng thống Ukraine Zelensky làm khách mời tại hội nghị. Indonesia từ chối đưa vũ khí đến Ukraine nhưng đề nghị hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia này. Chuyến thăm đến cả Nga và Ukraine một lần nữa thể hiện lập trường của nước chủ nhà G20 muốn cân bằng quan hệ giữa hai bên, trong khi lắng nghe mối quan ngại của phương Tây nhưng không làm gia tăng căng thẳng với Nga.

Giới học giả và dư luận không quá kỳ vọng chuyến thăm của Tổng thống Jokowi có thể “ kiến tạo hòa bình” trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine quá phức tạp và chưa hội tụ đủ đòn bẩy cần thiết để giải quyết các vướng mắc. Tuy nhiên là nhà lãnh đạo châu Á đầu tiên thăm cả hai quốc gia và có cuộc gặp trực tiếp với lãnh đạo hai nước cho thấy sự chủ động của Indonesia với tư cách là Chủ tịch G20 đóng góp vào nỗ lực theo đuổi hòa bình toàn cầu và ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực. Là một trong những nước đang phát triển lớn nhất thế giới và là đối tác thân thiện của cả Nga và Ucraina, chuyến thăm cũng có thể mang đến những kết quả vượt xa kỳ vọng, bao gồm khả năng tổ chức cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai nước.

Ông Wahid Supriadi -Đại sứ Indonesia tại Nga giai đoạn 2016-2020 cho rằng, nhiệm vụ không dễ dàng nhưng cũng không phải là không thể. Chưa rõ liệu Ukraine và Nga có sẵn sàng mở đường cho một thỏa thuận thương lượng hay không, nhưng nếu chuyến thăm của Tổng thống Jokowi mở ra con đường cho dù chỉ một phần nhỏ ngũ cốc của Ukraine tiếp cận thị trường toàn cầu cũng được coi là thành công về mặt ngoại giao của Indonesia với vai trò Chủ tịch G20.

Gỡ rối cuộc xung đột Nga-Ukraine nhưng chuyến thăm của Tổng thống Jokowi cũng được đánh giá là bước đi ngoại giao đúng đắn và đúng thời điểm khi Indonesia chuẩn bị đón các nhà lãnh đạo thế giới đến Bali để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chờ đợi chiến lược của Chủ tịch G20 Indonesia để "hạ nhiệt" xung đột Nga-Ukraine
Chờ đợi chiến lược của Chủ tịch G20 Indonesia để "hạ nhiệt" xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Ở trong vai trò trung gian, thế giới đang chờ đợi chiến lược của Indonesia để hạ nhiệt tình hình và đưa các phe xung đột gián tiếp ngồi cùng vào bàn hội nghị.

Chờ đợi chiến lược của Chủ tịch G20 Indonesia để "hạ nhiệt" xung đột Nga-Ukraine

Chờ đợi chiến lược của Chủ tịch G20 Indonesia để "hạ nhiệt" xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Ở trong vai trò trung gian, thế giới đang chờ đợi chiến lược của Indonesia để hạ nhiệt tình hình và đưa các phe xung đột gián tiếp ngồi cùng vào bàn hội nghị.

Chủ tịch G20 Indonesia thể hiện thái độ trung lập trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine
Chủ tịch G20 Indonesia thể hiện thái độ trung lập trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Hội nghị G20 không phải là cuộc thảo luận về khủng hoảng Ukraina mà nhằm gia tăng hợp tác về kinh tế.

Chủ tịch G20 Indonesia thể hiện thái độ trung lập trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

Chủ tịch G20 Indonesia thể hiện thái độ trung lập trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Hội nghị G20 không phải là cuộc thảo luận về khủng hoảng Ukraina mà nhằm gia tăng hợp tác về kinh tế.

Trọng trách và lợi ích của Indonesia khi nắm giữ vai trò Chủ tịch G20 năm 2022
Trọng trách và lợi ích của Indonesia khi nắm giữ vai trò Chủ tịch G20 năm 2022

VOV.VN - Từ 1/12/2021, Indonesia chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch G20 trong vòng 1 năm. Đây là niềm tự hào, đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng đặt lên vai Indonesia trọng trách dẫn dắt thế giới cùng phục hồi bền vững trong đại dịch Covid-19.

Trọng trách và lợi ích của Indonesia khi nắm giữ vai trò Chủ tịch G20 năm 2022

Trọng trách và lợi ích của Indonesia khi nắm giữ vai trò Chủ tịch G20 năm 2022

VOV.VN - Từ 1/12/2021, Indonesia chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch G20 trong vòng 1 năm. Đây là niềm tự hào, đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng đặt lên vai Indonesia trọng trách dẫn dắt thế giới cùng phục hồi bền vững trong đại dịch Covid-19.