Bộ Công Thương yêu cầu DN chủ động kịch bản ứng phó khi xuất khẩu sụt giảm

VOV.VN - Sụt giảm nhu cầu tiêu dùng gây ra nhiều khó khăn đối lĩnh vực xuất khẩu và an ninh lương thực. Ngoài hỗ trợ của Bộ, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động kịch bản, kể cả những tình huống xấu nhất… Đây là ý kiến được nêu ra tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức tại TP.HCM sáng nay (25/4).

Theo Bộ Công Thương, trong Quý 1, một số ngành hàng xuất khẩu có tín hiệu tích cực như: Rau củ quả, gạo và hạt điều. Trong đó, rau quả tăng cao nhất với hơn 16 triệu USD, đạt gần 1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Indonesia...

Còn lại những ngành hàng chủ lực như: chế biến, chế tạo đều có dấu hiệu sụt giảm mạnh. Cụ thể, dệt may, da giày, sản phẩm điện tử máy vi tính, đồ gỗ giảm từ 2% đến 20%. Một số ngành hàng giá trị xuất khẩu giảm hơn 25%, như: ngành cao su, thuỷ sản…

Trước tình hình này, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã khẩn trương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông qua các hội chợ thương mại quốc tế. Tiếp tục đề xuất, kiến nghị hỗ trợ các giải pháp về chính sách, nhất là vốn vay, giãn thuế, giãn nợ để doanh nghiệp, duy trì ổn định sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị, các đơn vị liên quan sớm hoàn tất thủ tục trong khuôn khổ Hiệp định FTA, CPTPP, EVFTA, UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu với một số quốc gia đã xúc tiến trước đây. Qua đó, mở thêm đầu ra cho hàng hoá Việt Nam.

Ông Nguyễn Hồng Diên ghi nhận những kiến nghị từ doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng. Trong bối cảnh khó khăn này, Bộ Công Thương cùng các đơn vị nghiên cứu những giải pháp ngắn hạn, dài hạn để phối hợp gỡ khó về thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chủ động những giải pháp để ứng phó với những khó khăn trong những tháng cuối năm.

“Hỗ trợ của nhà nước để từng doanh nghiệp, từng nhà sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh là hoàn toàn đúng. Nhưng nhà nước lấy gì ra để hỗ trợ, trong bối cảnh này thuế cũng giảm rồi, nhiều vấn đề khác cũng đang thực hiện giảm… Kiến nghị, giải pháp cần đòi hỏi thiết thực và khả thi. Thực sự giải quyết bài toán này đang rất khó, nên những giải pháp nào ngắn hạn mà bộ giải quyết được thì phải làm”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xe hàng ùn ứ kéo dài tại Cửa khẩu quốc tế La Lay, Quảng Trị
Xe hàng ùn ứ kéo dài tại Cửa khẩu quốc tế La Lay, Quảng Trị

VOV.VN - Hiện nay, do lượng xe chở hàng qua Cửa khẩu Quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022, trong khi hạ tầng giao thông tại cửa khẩu này chưa hoàn thiện nên đã xảy ra tình trạng ùn ứ phương tiện kéo dài.

Xe hàng ùn ứ kéo dài tại Cửa khẩu quốc tế La Lay, Quảng Trị

Xe hàng ùn ứ kéo dài tại Cửa khẩu quốc tế La Lay, Quảng Trị

VOV.VN - Hiện nay, do lượng xe chở hàng qua Cửa khẩu Quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022, trong khi hạ tầng giao thông tại cửa khẩu này chưa hoàn thiện nên đã xảy ra tình trạng ùn ứ phương tiện kéo dài.

Khó tăng giá trị xuất khẩu nông sản khi thiếu vốn và chính sách
Khó tăng giá trị xuất khẩu nông sản khi thiếu vốn và chính sách

VOV.VN - Để hoạt động xuất khẩu tăng trưởng trong thời gian tới, vai trò của DN là cực kỳ quan trọng, chính vì vậy cần có những chính sách để hỗ trợ các DN nông nghiệp.

Khó tăng giá trị xuất khẩu nông sản khi thiếu vốn và chính sách

Khó tăng giá trị xuất khẩu nông sản khi thiếu vốn và chính sách

VOV.VN - Để hoạt động xuất khẩu tăng trưởng trong thời gian tới, vai trò của DN là cực kỳ quan trọng, chính vì vậy cần có những chính sách để hỗ trợ các DN nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản quý 1/2023 sụt giảm do đâu?
Xuất khẩu thủy sản quý 1/2023 sụt giảm do đâu?

VOV.VN - Trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt giá trị 1,85 tỷ USD giảm hơn 27% so với quý 1 năm 2022. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến sự sụt giảm này và những diễn biến mới trong hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.

Xuất khẩu thủy sản quý 1/2023 sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu thủy sản quý 1/2023 sụt giảm do đâu?

VOV.VN - Trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt giá trị 1,85 tỷ USD giảm hơn 27% so với quý 1 năm 2022. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến sự sụt giảm này và những diễn biến mới trong hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.