Chất vấn Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Bao nhiêu nghiên cứu khoa học mang lại kết quả?

VOV.VN - Đây là vấn đề được Đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt trong phiên chất vấn và trả  lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, sáng nay 7/6.

Đại biểu Lê Thanh Vân – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Bộ trưởng cho biết trong 5 năm qua, số đề tài sử dụng ngân sách nhà nước có bao nhiêu đề tài được ứng dụng, bao nhiêu đề tài mang lại kết quả thiết thực.

Ông cũng đặt vấn đề “đâu là điểm kích nổ” về chính sách để Việt Nam đột phá về khoa học công nghệ.

Cũng đề cập vấn đề này, đại biểu Đăng Thị Bảo Trinh (đoàn Quảng Nam) phản ánh tình trạng còn đề tài nghiên cứu khoa học “cất ngăn tủ”, khả năng ứng dụng thấp.

“Bộ trưởng có thấy lãng phí chất xám và ngân sách hay không? Vướng mắc của việc đưa vào ứng dụng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp chưa như kỳ vọng. Trách nhiệm của bộ trưởng như thế nào?” – nữ đại biểu chất vấn, đồng thời đề nghị bộ trưởng cho biết có bao nhiêu công trình nghiên cứu được đưa vào phục vụ phát triển KT-XH.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết những năm qua, Đảng, Nhà nước, Quốc hội rất quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Quốc hội vẫn bố trí kinh phí cho ngành và Bộ Khoa học Công nghệ với tỷ lệ 0,64% GDP.

“Hoạt động khoa học công nghệ rất đặc thù, bởi bản chất nghiên cứu là tìm cái mới, có thể thành công, thất bại hoặc thành công sớm hay muộn. Vì vậy, việc tính toán cụ thể bao nhiêu đề tài đã đưa vào ứng dụng là điều rất khó xác định” – ông Huỳnh Thành Đạt nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh, điều quan trọng là xác định được kết quả đó trước hết phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực đội ngũ nghiên cứu, đóng góp vào uy tín của các viện, trường đại học.

Thực tế cho thấy, kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao xếp hạng các trường đại học trong khu vực và quốc tế. Hiện đã có 9 trường ĐH xuất hiện trên bản đồ xếp hạng trên thế giới. Đây là kết quả đáng khích lệ trong phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo.

"Các đề tài đều có rủi ro, độ trễ, đôi khi không phải đề tài nào cũng có kết quả, nhất là trong công tác chuyển giao, thương mại hóa", ông nói thêm.

Theo ông, cơ chế, chính sách hiện nay còn nhiều vướng mắc, còn nhiều nội dung cần tháo gỡ, trong đó có nghị định về quản lý sở hữu tài sản công; Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách, tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Trước đề nghị cho biết có bao nhiều đề tài nghiên cứu, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt thừa nhận thống kê là khó. Vì KHCN có tính đặc thù, nhiều lĩnh vực, có nghiên cứu hiện để đó nhưng phát huy trong nhiều năm sau này, có nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu triển khai...

Giơ biển tranh luận, Đại biểu Lê Thanh Vân đánh giá bộ trưởng trả lời “cầu thị khi nhận ra công tác thống kê chưa đạt”.

Đề cập vấn đề đâu là “điểm kích nổ để Việt Nam bứt phá KHCN”, ông Lê Thanh Vân bày tỏ chưa hài lòng về câu trả lời. Theo đại biểu, “điểm kích nổ” chính là nhân tài.

“Chỉ có nhân tài, nhất là nhân tài KHCN mới làm thay đổi diện mạo KHCN Việt Nam mà thôi” – ông Vân nêu quan điểm, đồng thời lưu ý, nếu không nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế cũng như bảo vệ quốc gia thì sẽ thua xa các nước trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

“Việt Nam nên có thứ tự ưu tiên lựa chọn “chính sách kích nổ” là nhân tài lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, công nghệ mới, trong y tế, giáo dục...” – đại biểu gợi ý.

Cảm ơn chia sẻ của đại biểu về “điểm kích nổ” chính là vấn đề con người, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt thông tin, đề án về đội ngũ tri thức trong giai đoạn đến 2030 trình sắp tới sẽ hết sức lưu ý vấn đề này để thể hiện rõ hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Hầu A Lềnh về chi nhiều cho hội thảo, tư vấn
Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Hầu A Lềnh về chi nhiều cho hội thảo, tư vấn

VOV.VN - Ngoài việc giải ngân rất thấp thì một phần không nhỏ được giải ngân cho hội thảo tập huấn, tư vấn, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề việc thực hiện như vậy có hợp lý hay không.

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Hầu A Lềnh về chi nhiều cho hội thảo, tư vấn

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Hầu A Lềnh về chi nhiều cho hội thảo, tư vấn

VOV.VN - Ngoài việc giải ngân rất thấp thì một phần không nhỏ được giải ngân cho hội thảo tập huấn, tư vấn, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề việc thực hiện như vậy có hợp lý hay không.

"Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chậm, Uỷ ban Dân tộc xin nhận trách nhiệm"
"Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chậm, Uỷ ban Dân tộc xin nhận trách nhiệm"

VOV.VN - “Việc triển khai Chương trình bị chậm về mặt thủ tục với nhiều lý do, trong đó có lý do chủ quan Ủy ban xin nhận trách nhiệm trước Chính phủ", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thừa nhận.

"Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chậm, Uỷ ban Dân tộc xin nhận trách nhiệm"

"Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chậm, Uỷ ban Dân tộc xin nhận trách nhiệm"

VOV.VN - “Việc triển khai Chương trình bị chậm về mặt thủ tục với nhiều lý do, trong đó có lý do chủ quan Ủy ban xin nhận trách nhiệm trước Chính phủ", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thừa nhận.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Dỡ bỏ rào cản duy ý chí và hành chính hóa hoạt động KH&CN
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Dỡ bỏ rào cản duy ý chí và hành chính hóa hoạt động KH&CN

VOV.VN - “Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN tuy đã có nhiều nỗ lực đổi mới nhưng tư duy chưa (không) chấp nhận rủi ro và độ trễ trong nghiên cứu khoa học còn phổ biến. Còn tồn tại một số vấn đề trái với quy luật phát triển khách quan của KH&CN; trái với thông lệ, tạo ra các điểm nghẽn”.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Dỡ bỏ rào cản duy ý chí và hành chính hóa hoạt động KH&CN

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Dỡ bỏ rào cản duy ý chí và hành chính hóa hoạt động KH&CN

VOV.VN - “Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN tuy đã có nhiều nỗ lực đổi mới nhưng tư duy chưa (không) chấp nhận rủi ro và độ trễ trong nghiên cứu khoa học còn phổ biến. Còn tồn tại một số vấn đề trái với quy luật phát triển khách quan của KH&CN; trái với thông lệ, tạo ra các điểm nghẽn”.