Mỹ cảnh báo những hệ lụy việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông

VOV.VN - Người phát ngôn Nhà Trắng cảnh báo, việc Trung Quốc tiếp tục các hành động quân sự hóa Biển Đông “sẽ có những hậu quả trước mắt và lâu dài”.

Reuters ngày 3/5 dẫn tuyên bố của Nhà Trắng cho biết, Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc với Trung Quốc về hành động quân sự hóa mới nhất của nước này ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo về hệ lụy của hành động này.

Đá Vành Khăn bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo. Ảnh: CSIS.

“Chúng tôi biết rõ về việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi đã trực tiếp nêu quan ngại với Trung Quốc về vấn đề này và sẽ có những hậu quả trước mắt và lâu dài”, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Tuy nhiên, bà Sanders không đề cập chi tiết hậu quả mà bà cảnh báo.

Trước đó, mạng tin tức CNBC tiết lộ thông tin cho rằng, Trung Quốc đã lắp đặt các tên lửa hành trình diệt hạm và hệ thống tên lửa đất đối không trên 3 tiền đồn mà Bắc Kinh cải tạo phi pháp ở Biển Đông.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, tình báo nước này đã phát hiện các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chuyển một số vũ khí đến quần đảo Trường Sa ở Biển Đông trong tháng qua, nhưng không tiết lộ chi tiết.

CNBC trích dẫn các nguồn giấu tin khác cho biết rõ hơn, theo đánh giá của tình báo Mỹ, Trung Quốc đã chuyển các tên lửa đến Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn [hiện đã bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành các đảo nhân tạo – ND].

Cụ thể, các loại tên lửa được Trung Quốc triển khai bao gồm tên lửa hành trình diệt hạm YJ-12B có khả năng tấn công các tàu trong phạm vi 295 hải lý. Ngoài ra còn có tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9B có thể đánh trúng các mục tiêu là máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý.

Khi được hỏi về thông tin này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối đưa ra bình luận. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược cho rằng việc triển khai phòng thủ là cần thiết để bảo vệ cái gọi là “nhu cầu an ninh quốc gia”.

Eric Sayers, cựu cố vấn cho chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương gọi việc Trung Quốc triển khai tên lửa tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông là “một sự leo thang lớn”. Ông Sayers cũng đề xuất Mỹ có thể đưa ra phản ứng ngay lập tức là hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân đa phương RIMPAC 2018 được tổ chức ở Hawaii vào tháng 7 tới.

“Trung Quốc thấy rằng sự tham gia của họ trong cuộc tập trận [RIMPAC-ND] như một dấu hiệu thừa nhận rằng Bắc Kinh đứng trong hàng ngũ những ‘thế lực’ của hàng hải thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc không được phép vừa quân sự hóa miền hàng hải mở này [Biển Đông-ND] vừa vẫn được cộng đồng hàng hải quốc tế chào đón”, ông Sayers nhấn mạnh.

Theo ông Sayers, khi Trung Quốc thấy rằng hành động sai trái của họ chỉ phải đối mặt với phản ứng yếu ớt, hời hợt như những gì đã có vào năm 2015 và 2016, Bắc Kinh sẽ tiếp tục làm tới.

Tháng trước, Đô đốc hải quân Mỹ Philip Davidson, ứng viên dự kiến thay thế ông Harry Harris trở thành Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đã cảnh báo rằng việc Trung Quốc tăng cường hiện diện trên biển Đông là “một thách thức đáng kể đối với các hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông
Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông

Ngoại trưởng G7 đã ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề tự do hàng hải và bảo vệ môi trường ở các vùng biển quốc tế.

Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông

Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông

Ngoại trưởng G7 đã ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề tự do hàng hải và bảo vệ môi trường ở các vùng biển quốc tế.

Bài 2: Biển Đông có trong Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương?
Bài 2: Biển Đông có trong Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương?

VOV.VN - Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương hứa hẹn tạo ra sự cân bằng tại Châu Á song chưa thể biết Biển Đông có nằm trong chiến lược này hay không?

Bài 2: Biển Đông có trong Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương?

Bài 2: Biển Đông có trong Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương?

VOV.VN - Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương hứa hẹn tạo ra sự cân bằng tại Châu Á song chưa thể biết Biển Đông có nằm trong chiến lược này hay không?

Mỹ điều tàu khu trục tiến sát Đá Vành Khăn ở Biển Đông
Mỹ điều tàu khu trục tiến sát Đá Vành Khăn ở Biển Đông

VOV.VN - Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin vừa tiến vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn ở Biển Đông.

Mỹ điều tàu khu trục tiến sát Đá Vành Khăn ở Biển Đông

Mỹ điều tàu khu trục tiến sát Đá Vành Khăn ở Biển Đông

VOV.VN - Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin vừa tiến vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn ở Biển Đông.

Tàu sân bay Mỹ chạm mặt tàu hải quân Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu sân bay Mỹ chạm mặt tàu hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Trong khoảng 20 phút, 20 chiến đấu cơ F-18 cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã phô diễn kỹ năng tác chiến cực mạnh ở Biển Đông.

Tàu sân bay Mỹ chạm mặt tàu hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

Tàu sân bay Mỹ chạm mặt tàu hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Trong khoảng 20 phút, 20 chiến đấu cơ F-18 cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã phô diễn kỹ năng tác chiến cực mạnh ở Biển Đông.

Mỹ lo ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ lo ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Nhà Trắng hôm qua cho biết, Mỹ bày tỏ lo ngại về hoạt động quân sự hóa mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.

Mỹ lo ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ lo ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Nhà Trắng hôm qua cho biết, Mỹ bày tỏ lo ngại về hoạt động quân sự hóa mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.