Mỹ cho phép sử dụng vật liệu Trung Quốc cho máy bay F-35

VOV.VN - Quyết định của Lầu Năm Góc nhằm giúp chương trình chế tạo máy bay chiến đấu F-35 trị giá 392 triệu USD vẫn theo đúng tiến độ.

Lầu Năm Góc trong 2 năm 2013-2013 đã liên tục bác bỏ những dự luật ngăn cấm việc sử dụng các vật liệu của Trung Quốc cho các loại vũ khí của Mỹ, bất chấp việc các quan chức Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể cài các thiết bị gián điệp trong các thương vụ này.

Theo Reuters, các tài liệu của Lầu Năm Góc cho thấy Giám đốc phụ trách mua bán vũ khí của Mỹ Frank Kendall đã cho phép hai hãng chế tạo máy bay F-35 là Northrop Grumman Corp và Honeywell International Inc, được sử dụng nam châm của Trung Quốc cho hệ thống radar, hệ thống hạ cánh và các trang thiết bị khác của chiếc máy bay chiến đấu này.

Máy bay chiến đấu F-35 (Ảnh AP)

Nếu không có quyết định trên của Lầu Năm Góc, cả hai hãng trên sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt vì đã vi phạm luật liên bang và chương trình sản xuất máy bay F-35 có thể bị trì hoãn rất lâu.

“Đây là một thương vụ lớn trong một bối cảnh rất bất thường bởi các vụ làm ăn về quốc phòng với Trung Quốc hoàn toàn bị cấm tại Mỹ ngay cả khi đó là trường hợp không chủ định từ trước”, Frank Kenlon, cựu quan chức cao cấp của Viện Kiểm Sát tại Lầu Năm Góc cho biết.

“Tôi chưa từng chứng kiến một vụ việc nào như vậy xảy ra trước đây”, ông Kenlon khẳng định.

Văn phòng Giám sát Trách nhiệm của Chính phủ (GAO), một cơ quan điều tra trực thuộc Quốc hội Mỹ đang xem xét 3 trong số các quyết định của Lầu Năm Góc liên quan đến chương trình sản xuất máy bay F-35, thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của quân đội Mỹ.

Các nhà lập pháp Mỹ cho biết họ lo ngại rằng quyết định của Lầu Năm Góc sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ đang không thể tham gia vào thị trường sản xuất các loại kim loại đặc biệt và quan trọng hơn là hệ thống vũ khí của Mỹ có thể sẽ phải phụ thuộc vào các loại vật liệu nhập từ một đối thủ trong tương lai của siêu cường số 1 thế giới này.

Các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc bao gồm các tấm nam châm rẻ tiền trị giá 2 USD/tấm được lắp đặt trên 115 máy bay F-35 sử dụng trong việc bay thử, huấn luyện và chiến đấu. Những chiếc máy bay này sẽ được bàn giao cho các đối tác vào tháng 5/2014. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ cho biết nhiều công ty tại Mỹ cũng có thể chế tạo các tấm nam châm tương tự.

Giám đốc phụ trách mua bán vũ khí của Mỹ Frank Kendall nói rằng quyết định của Lầu Năm Góc là cần thiết để giúp cho việc sản xuất, thử nghiệm và huấn luyện sử dụng loại máy bay mới nhất này diễn ra đúng tiến độ, giúp tiết kiệm hàng triệu USD chi phí phát sinh và giúp kế hoạch đưa loại máy bay này vào chiến đấu vào giữa năm 2015 của Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ diễn ra theo đúng lịch trình.

Hơn thế nữa, sẽ phải tốn khoảng 10.8 triệu USD và khoảng 25.000 giờ lao động để gỡ toàn bộ nam châm do Trung Quốc sản xuất và thay thế bằng nam châm của Mỹ nếu Quốc hội yêu cầu Lầu Năm Góc thay đổi quyết định của mình.

Hãng Lockheed đang phát triển máy bay chiến đấu F-35, một trong những chương trình phát triển vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc dành cho Mỹ và 8 nước khác đóng góp tài chính vào chương trình này bao gồm Anh, Canada, Australia, Italy, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch và Hà Lan. Israel và Nhật Bản cũng đã đặt hàng mua loại máy bay này.

Tuy nhiên, chương trình sản xuất máy bay F-35 đã chậm tiến độ nhiều năm và tốn thêm 70% chi phí so với ước tính ban đầu.

Vào thời điểm Lầu Năm Góc đưa ra quyết định trên, các quan chức Mỹ lo ngại rằng việc chậm trễ thêm nữa sẽ làm tăng thêm chi phí và khiến Mỹ không thể giao hàng cho các đối tác đúng hẹn đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tương lai cho loại máy bay này tiếp tục tăng cao.

Ông Kendall đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình sản xuất máy bay F-35 để đảm bảo sự ưu việt của quân đội Mỹ nhằm đương đầu với những nguy cơ hiển hiện từ các quốc gia cũng đang phát triển các loại máy bay chiến đấu tàng hình như Nga và Trung Quốc.

Ông Kendall nói thêm rằng việc tiếp tục trì hoãn thời gian sản xuất máy bay F-35 sẽ buộc Mỹ phải sử dụng các loại máy bay chiến đấu đời cũ lâu hơn nữa và làm tăng chi phí bảo trì. Việc này cũng khiến Mỹ “không thể có được

những khả năng phòng thủ và tấn công nổi trội mà máy bay F-35 đem lại”.

Lầu Năm Góc lần đầu tiên công bố những vấn đề về việc không sử dụng nam châm của Mỹ trong một thông báo ít được chú ý đệ trình lên Quốc hội Mỹ vào mùa xuân 2013.

Tuy nhiên, trong thông báo này lại không đề cập đến tên của các công ty sẽ cung cấp nam châm và cũng không hề tiết lộ rằng số nam châm này sẽ do Trung Quốc sản xuất.

Trong tuyên bố của mình trước Quốc hội Mỹ, ông Kendall nói rằng ông đã cực kỳ cẩn trọng khi xem xét vấn đề này và yêu cầu hãng Lockheed phải tiến hành nhiều biện pháp để tránh tình trạng này xảy ra thêm một lần nữa.

Bill Greenwalt, một cựu quan chức quốc phòng và giờ là chuyên gia của tổ chức American Enterprise Institute, nói rằng nguy cơ mất an ninh quốc gia trong việc này là rất thấp bởi những tấm nam châm này không hề có gắn các thiết bị có thể được lập trình.

Mặc dù vậy, ông Greenwwalt nhấn mạnh: “Đây là một vấn đề cần phải được xem xét kỹ lưỡng trong tương lai để đảm bảo rằng các loại vật liệu có thể gây ra nguy cơ cao về mất an ninh sẽ không thể do các nước khác cung cấp cho Mỹ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ hối thúc Afghanistan ký kết Hiệp định An ninh song phương
Mỹ hối thúc Afghanistan ký kết Hiệp định An ninh song phương

VOV.VN - Các nghị sĩ Mỹ dọa an ninh Afghanistan và khu vực Nam Á sẽ bị đe dọa nếu Hiệp định trên không được ký kết.

Mỹ hối thúc Afghanistan ký kết Hiệp định An ninh song phương

Mỹ hối thúc Afghanistan ký kết Hiệp định An ninh song phương

VOV.VN - Các nghị sĩ Mỹ dọa an ninh Afghanistan và khu vực Nam Á sẽ bị đe dọa nếu Hiệp định trên không được ký kết.

Mỹ tiếp tục sơ tán nhân viên khỏi Nam Sudan
Mỹ tiếp tục sơ tán nhân viên khỏi Nam Sudan

VOV.VN -Theo Đại sứ quán Mỹ, nguyên nhân của động thái này là do tình hình an ninh tại Nam Sudan đang ngày một xấu đi.

Mỹ tiếp tục sơ tán nhân viên khỏi Nam Sudan

Mỹ tiếp tục sơ tán nhân viên khỏi Nam Sudan

VOV.VN -Theo Đại sứ quán Mỹ, nguyên nhân của động thái này là do tình hình an ninh tại Nam Sudan đang ngày một xấu đi.

Chính phủ Mỹ đề xuất các biện pháp mới về kiểm soát súng
Chính phủ Mỹ đề xuất các biện pháp mới về kiểm soát súng

VOV.VN - Các biện pháp mới nhằm hạn chế việc sử dụng súng của những người bị rối loạn tâm thần.

Chính phủ Mỹ đề xuất các biện pháp mới về kiểm soát súng

Chính phủ Mỹ đề xuất các biện pháp mới về kiểm soát súng

VOV.VN - Các biện pháp mới nhằm hạn chế việc sử dụng súng của những người bị rối loạn tâm thần.

Nước Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đến hòa bình thế giới?
Nước Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đến hòa bình thế giới?

VOV.VN -Đây là kết quả khảo sát ý kiến của khoảng 68.000 người dân trên toàn thế giới của Win/Gallup.

Nước Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đến hòa bình thế giới?

Nước Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đến hòa bình thế giới?

VOV.VN -Đây là kết quả khảo sát ý kiến của khoảng 68.000 người dân trên toàn thế giới của Win/Gallup.

Báo Anh, Mỹ kêu gọi khoan hồng cho Snowden
Báo Anh, Mỹ kêu gọi khoan hồng cho Snowden

VOV.VN - Hai tờ báo uy tín không những ca ngợi cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward mà còn đề nghị chính phủ Mỹ khoan hồng cho anh.

Báo Anh, Mỹ kêu gọi khoan hồng cho Snowden

Báo Anh, Mỹ kêu gọi khoan hồng cho Snowden

VOV.VN - Hai tờ báo uy tín không những ca ngợi cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward mà còn đề nghị chính phủ Mỹ khoan hồng cho anh.

Mỹ-Hàn nối lại đàm phán chi phí triển khai lính Mỹ
Mỹ-Hàn nối lại đàm phán chi phí triển khai lính Mỹ

VOV.VN -Hàn Quốc và Mỹ sẽ nối lại vòng đàm phán cấp cao lần thứ 10 về chia sẻ chi phí cho việc triển khai 28.500 binh sỹ Mỹ tại Hàn Quốc.

Mỹ-Hàn nối lại đàm phán chi phí triển khai lính Mỹ

Mỹ-Hàn nối lại đàm phán chi phí triển khai lính Mỹ

VOV.VN -Hàn Quốc và Mỹ sẽ nối lại vòng đàm phán cấp cao lần thứ 10 về chia sẻ chi phí cho việc triển khai 28.500 binh sỹ Mỹ tại Hàn Quốc.

Ít nhất 13 người thiệt mạng do bão tuyết tại Mỹ
Ít nhất 13 người thiệt mạng do bão tuyết tại Mỹ

VOV.VN - Đây là hậu quả ghê gớm của trận bão tuyết lớn đầu tiên của năm 2014 hoành hành trong hai ngày 2-3/1.

Ít nhất 13 người thiệt mạng do bão tuyết tại Mỹ

Ít nhất 13 người thiệt mạng do bão tuyết tại Mỹ

VOV.VN - Đây là hậu quả ghê gớm của trận bão tuyết lớn đầu tiên của năm 2014 hoành hành trong hai ngày 2-3/1.

Mỹ: 800 chuyến bay bị hủy do bão tuyết
Mỹ: 800 chuyến bay bị hủy do bão tuyết

VOV.VN - Tình trạng khẩn cấp được ban bố ở nhiều bang tại khu vực Đông Bắc nước Mỹ.

Mỹ: 800 chuyến bay bị hủy do bão tuyết

Mỹ: 800 chuyến bay bị hủy do bão tuyết

VOV.VN - Tình trạng khẩn cấp được ban bố ở nhiều bang tại khu vực Đông Bắc nước Mỹ.

Mỹ kêu gọi các bên tại Campuchia kiềm chế tối đa
Mỹ kêu gọi các bên tại Campuchia kiềm chế tối đa

VOV.VN - Mỹ rất lấy làm tiếc trước sự tổn thất về sinh mạng tại Campuchia những ngày gần đây.

Mỹ kêu gọi các bên tại Campuchia kiềm chế tối đa

Mỹ kêu gọi các bên tại Campuchia kiềm chế tối đa

VOV.VN - Mỹ rất lấy làm tiếc trước sự tổn thất về sinh mạng tại Campuchia những ngày gần đây.

Thêm nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ rút khỏi Nam Sudan
Thêm nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ rút khỏi Nam Sudan

VOV.VN - Mỹ đã quyết định rút thêm các nhân viên ngoại giao đang làm việc tại Đại sứ quán Sudan ở thủ đô Juba.

Thêm nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ rút khỏi Nam Sudan

Thêm nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ rút khỏi Nam Sudan

VOV.VN - Mỹ đã quyết định rút thêm các nhân viên ngoại giao đang làm việc tại Đại sứ quán Sudan ở thủ đô Juba.