Mỹ chuẩn bị đưa vào danh sách đen 89 công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội

VOV.VN - Nếu được công bố, danh sách này sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc, đồng thời cũng ảnh hưởng nhất định tới các công ty Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực linh kiện máy bay dân dụng.

Theo một bản sao mà Reuters tiếp cận được, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị công bố danh sách 89 công ty Trung Quốc có quan hệ với quân đội, hạn chế các công ty này mua hàng hóa và công nghệ của Mỹ.

Nếu được công bố, danh sách này sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc, đồng thời cũng ảnh hưởng nhất định tới các công ty Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực linh kiện máy bay dân dụng.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Mỹ - cơ quan chịu trách nhiệm về danh sách này, từ chối bình luận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chưa phản hồi đề nghị bình luận.

Công ty máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) – vốn đang đi đầu trong các nỗ lực của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Boeing và Airbus, cũng nằm trong danh sách này. Ngoài ra, trong danh sách còn có Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) và 10 thực thể có liên quan của tập đoàn này.

Danh sách được đính kèm trong bản quy định dự thảo, theo đó xác định các công ty Trung Quốc và Nga mà Mỹ coi là “người dùng sau cùng quân đội” - một khái niệm đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp Mỹ sẽ phải xin giấy phép để bán các hạng mục linh kiện thương mại hiện có của mình cho các công ty đó.

Theo quy định dự thảo, đơn xin cấp giấy phép này sẽ có khả năng bị từ chối cao hơn là được phê duyệt.

Trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy mạnh các hành động nhằm vào Trung Quốc. 10 ngày trước, ông Trump công bố sắc lệnh hành chính cấm Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc mà Mỹ cho là do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát.

Danh sách nêu trên được tiết lộ sau khi Bộ Thương mại mở rộng định nghĩa khái niệm “người dùng sau cùng quân đội” hồi tháng 4/2020. Theo đó, khái niệm này bao gồm không chỉ cảnh sát quốc gia và lực lượng vũ trang mà còn bao gồm cả bất cứ cá nhân hay thực thể nào hỗ trợ hoặc đóng góp vào việc bảo trì hoặc sản xuất các thiế bị quân sự - cho dù công việc kinh doanh ban đầu là phi quân sự.

Ngoài 89 công ty Trung Quốc, trong quy định dự thảo còn có 28 công ty của Nga, trong đó có Irkut, công ty có mục tiêu cạnh tranh thị phần với Boeing bằng chương trình phát triển máy bay MC-21.

Danh sách 117 công ty này vẫn “chưa đầy đủ” và mới chỉ là “một phần sơ bộ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ muốn thêm hạm đội ở Ấn Độ Dương để siết gọng kìm với Trung Quốc?
Mỹ muốn thêm hạm đội ở Ấn Độ Dương để siết gọng kìm với Trung Quốc?

VOV.VN - Theo các chuyên gia quân sự, nếu Mỹ thiết lập một hạm đội hải quân mới ở Ấn Độ Dương, điều này sẽ là rào cản không nhỏ đối với các tham vọng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ muốn thêm hạm đội ở Ấn Độ Dương để siết gọng kìm với Trung Quốc?

Mỹ muốn thêm hạm đội ở Ấn Độ Dương để siết gọng kìm với Trung Quốc?

VOV.VN - Theo các chuyên gia quân sự, nếu Mỹ thiết lập một hạm đội hải quân mới ở Ấn Độ Dương, điều này sẽ là rào cản không nhỏ đối với các tham vọng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ bổ sung 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc
Mỹ bổ sung 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Trump sẽ đưa thêm 4 công ty có liên hệ với quân đội Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc, nâng số công ty bị trừng phạt của nước này lên 35.

Mỹ bổ sung 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc

Mỹ bổ sung 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Trump sẽ đưa thêm 4 công ty có liên hệ với quân đội Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc, nâng số công ty bị trừng phạt của nước này lên 35.

“Điểm mù” trong kế hoạch của Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương
“Điểm mù” trong kế hoạch của Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Mỹ duy trì quan hệ lâu dài với nhiều nước ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng sự khác biệt về mối quan tâm của 2 bên đang hạn chế ảnh hưởng của Washington nhằm kiềm chế Bắc Kinh trong khu vực.

“Điểm mù” trong kế hoạch của Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương

“Điểm mù” trong kế hoạch của Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Mỹ duy trì quan hệ lâu dài với nhiều nước ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng sự khác biệt về mối quan tâm của 2 bên đang hạn chế ảnh hưởng của Washington nhằm kiềm chế Bắc Kinh trong khu vực.